(Baothanhhoa.vn) - Cách đây 80 năm, n gày 28-01-1941 (tức ngày mùng hai tết Tân Tỵ), lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc vượt qua mốc 108 (nay là cột mốc 675) biên giới Việt Nam - Trung Quốc về đến Pác Bó, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng - mảnh đất địa đầu phía Đông Bắc của Tổ quốc sau 30 năm bôn ba ra nước ngoài tìm đường cứu nước. Với tầm nhìn chiến lược của một vị lãnh tụ thiên tài, Bác Hồ đã phát hiện ra Cao Bằng là nơi hội đủ cả “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” để xây dựng căn cứ địa cách mạng, nơi “đi đầu trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc” từ đó mở rộng ra toàn quốc.

Kỷ niệm 80 năm ngày Bác Hồ về nước, trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam (28-1-1941 - 28-1-2021): Bài 1 - Mùa xuân năm 1941, Cao Bằng đón Bác Hồ trở về Tổ quốc

Cách đây 80 năm, ngày 28-01-1941 (tức ngày mùng hai tết Tân Tỵ), lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc vượt qua mốc 108 (nay là cột mốc 675) biên giới Việt Nam - Trung Quốc về đến Pác Bó, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng - mảnh đất địa đầu phía Đông Bắc của Tổ quốc sau 30 năm bôn ba ra nước ngoài tìm đường cứu nước. Với tầm nhìn chiến lược của một vị lãnh tụ thiên tài, Bác Hồ đã phát hiện ra Cao Bằng là nơi hội đủ cả “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” để xây dựng căn cứ địa cách mạng, nơi “đi đầu trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc” từ đó mở rộng ra toàn quốc.

Kỷ niệm 80 năm ngày Bác Hồ về nước, trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam (28-1-1941 - 28-1-2021): Bài 1 - Mùa xuân năm 1941, Cao Bằng đón Bác Hồ trở về Tổ quốc

Tranh vẽ Bác Hồ về nước ngày 28-1-1941 (Ảnh: hochiminh.vn)

Khát vọng về con đường cứu nước, giải phóng dân tộc

Sinh ra trong một gia đình nhà nho yêu nước tại làng Hoàng Trù, xã Chung Cự, tổng Lâm Thịnh, nay là xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, sống trong bối cảnh nước mất, nhà tan, người thanh niên Nguyễn Tất Thành sớm thấu hiểu tình cảnh đất nước và nỗi thống khổ của Nhân dân. Người quyết định phải tìm ra con đường mới nhằm đánh đuổi thực dân Pháp để cứu nước, cứu dân.

Với lòng yêu nước nồng nàn và ý chí, khát vọng cháy bỏng giải phóng dân tộc, ngày 5-6-1911, Nguyễn Tất Thành rời bến Cảng Nhà Rồng đi Marseille (Pháp), bắt đầu hành trình tìm đường cứu nước. Người đã bôn ba khắp năm châu, bốn biển để tìm con đường cứu nước đáp ứng yêu cầu: cứu nước đồng thời cứu được dân. Cuối cùng, Người đã tìm được và đi theo con đường cách mạng vô sản của chủ nghĩa Mác - Lênin.

Sau khi tìm ra con đường đúng đắn để giải phóng dân tộc, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã tập trung mọi nỗ lực truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin trong phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam, chuẩn bị những tiền đề về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời của một đảng cách mạng tiền phong của giai cấp công nhân Việt Nam.

Ngày 03-02-1930, tại Hương Cảng (Trung Quốc), Người chủ trì Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và thông qua Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng. Đây là bước ngoặt lịch sử trọng đại, chấm dứt cuộc khủng hoảng kéo dài về đường lối chính trị và về tổ chức của các phong trào yêu nước Việt Nam.

Sự ra đời của Đảng khẳng định tầm nhìn, vai trò, bản lĩnh, trí tuệ và uy tín của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam; là cống hiến to lớn và đầy sáng tạo của Người trong việc vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam.

Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc về nước, trực tiếp lãnh đạo cách mạng

Trong quá trình hoạt động ở nước ngoài, Nguyễn Ái Quốc luôn theo dõi sát sao tình hình trong nước để tìm thời điểm thích hợp trở về Tổ quốc trực tiếp lãnh đạo cách mạng. Đầu năm 1940, tình hình thế giới có nhiều biến chuyển mau chóng. Sự kiện Chính phủ Pháp đầu hàng phát xít Đức (tháng 6-1940) theo Người nhận định “là thời cơ thuận lợi cho cách mạng Việt Nam. Ta phải tìm mọi cách về nước để tranh thủ nắm thời cơ. Chậm trễ lúc này là có tội với cách mạng”.

Ngày 28-01-1941 (tức ngày mùng hai tết Tân Tỵ), lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc vượt qua mốc 108 (nay là cột mốc 675) biên giới Việt Nam - Trung Quốc về đến Pác Bó, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. Đồng bào Pác Bó - Nhân dân các dân tộc Cao Bằng vinh dự, tự hào thay mặt Nhân dân cả nước đón lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sau 30 năm bôn ba hoạt động ở nước ngoài trở về Tổ quốc, trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam.

Nguyễn Ái Quốc về nước và chọn Cao Bằng là một sự tính toán kỹ lưỡng liên quan tới triển vọng của phong trào cách mạng cả nước. Với tầm nhìn chiến lược của một vị Lãnh tụ thiên tài, Người đã phát hiện Cao Bằng là nơi hội tụ đủ cả “thiên thời, địa lợi, nhân hoà” để xây dựng căn cứ địa cách mạng của cả nước.

Tháng 10-1940, khi chính thức quyết định chọn Cao Bằng để xây dựng căn cứ địa cách mạng đầu tiên, Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã nhận định: “Căn cứ địa Cao Bằng sẽ mở ra triển vọng lớn cho cách mạng nước ta. Cao Bằng có phong trào tốt từ trước, lại kề sát biên giới, lấy đó làm cơ sở liên lạc quốc tế rất thuận lợi. Nhưng từ Cao Bằng còn phải phát triển về Thái Nguyên và thông xuống nữa mới có thể tiếp xúc với toàn quốc được. Có nối phong trào được với Thái Nguyên và toàn quốc thì khi phát động đấu tranh vũ trang, lúc thuận lợi có thể tiến công, lúc khó khăn có thể giữ". (1) Tầm nhìn của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trong việc chọn Cao Bằng là một địa bàn có ý nghĩa chiến lược cho cách mạng giải phóng dân tộc, thấy được mối quan hệ biện chứng giữa một địa phương với toàn quốc, giữa phong trào cách mạng một vùng với phong trào cách mạng cả nước, nhận thức, đoán định được hiện tại và triển vọng tương lai.

Cũng trong thời gian này, đồng chí Hoàng Văn Thụ được Trung ương Đảng giao nhiệm vụ đi đón lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc. Tháng 12-1940, đồng chí Hoàng Văn Thụ đã gặp Người tại Tĩnh Tây (Trung Quốc), báo cáo với Người về công tác chuẩn bị cho Hội nghị Trung ương lần thứ VIII và đề nghị Người về nước theo hướng Cao Bằng. Lời đề nghị trên trùng với nhận định của Người. Trong thời gian chuẩn bị về nước, Người còn tổ chức một lớp huấn luyện chính trị cho 40 thanh niên Cao Bằng yêu nước tại Nặm Quang, Ngàm Tảy (Trung Quốc), làm hạt nhân cho việc xây dựng phong trào cách mạng ở địa phương sau này.

Với nhận định đánh giá và sự lựa chọn thiên tài của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, Pác Bó - Hà Quảng - Cao Bằng đã trở thành “đại bản doanh” của căn cứ Việt Bắc, trở thành “cội nguồn”, “chiếc nôi của cách mạng Việt Nam”. Những tư tưởng chỉ đạo cách mạng của Người được đưa vào thực tế một cách nhanh chóng và linh hoạt, từng bước đưa cách mạng cả nước tới thắng lợi mà đỉnh cao là thành công của Cách mạng tháng Tám năm 1945 khai sinh ra Nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa (nay là Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam).

------------------

(1) Võ Nguyên Giáp: Những chặng đường lịch sử, Nxb. Chính trị Quốc gia, 2010, tr.37.

Theo tài liệu của Ban Tuyên giáo Trung ương


Theo tài liệu của Ban Tuyên giáo Trung ương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]