(Baothanhhoa.vn) - Mùa hè rực lửa tháng tư năm 1965 đã vạch vào trời xanh Hàm Rồng, Nam Ngạn một ánh sao băng về sự đau thương và lòng dũng cảm, về máu và hoa, về cái có thể nằm trong cái không thể. Và từ đó, “miền đất lửa” Hàm Rồng, Nam Ngạn đi vào lịch sử như bản anh hùng ca bất tận, làm nức lòng quân dân cả nước và nhân dân yêu chuộng hòa bình thế giới.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Kỷ niệm 55 năm Hàm Rồng chiến thắng (3, 4-4-1965 – 3, 4-4-2020): Vang mãi bản anh hùng ca bất tử

Mùa hè rực lửa tháng tư năm 1965 đã vạch vào trời xanh Hàm Rồng, Nam Ngạn một ánh sao băng về sự đau thương và lòng dũng cảm, về máu và hoa, về cái có thể nằm trong cái không thể. Và từ đó, “miền đất lửa” Hàm Rồng, Nam Ngạn đi vào lịch sử như bản anh hùng ca bất tận, làm nức lòng quân dân cả nước và nhân dân yêu chuộng hòa bình thế giới.

Kỷ niệm 55 năm Hàm Rồng chiến thắng (3, 4-4-1965 – 3, 4-4-2020): Vang mãi bản anh hùng ca bất tử

Cầu Hàm Rồng, nơi ghi dấu những chiến công.

Cuối năm 1964, sau khi “chiến tranh đặc biệt” bị thất bại thảm hại, nhằm cứu vãn nguy cơ sụp đổ hoàn toàn, Mỹ đã tiến hành “chiến tranh cục bộ” đưa quân ồ ạt vào miền Nam Việt Nam và tiến hành chiến tranh phá hoại ra miền Bắc. Ngày 13-2-1965, Tổng thống Mỹ Giôn-xơn phát động thực hiện kế hoạch “Sấm rền” cho máy bay ném bom bắn phá miền Bắc đến vĩ tuyến 19, trong đó Thanh Hóa là mục tiêu nằm trong tầm ngắm của không lực Hoa Kỳ. Ngày 16-3-1965, máy bay Mỹ xâm phạm bầu trời Thanh Hóa, bắn phá một số điểm ở Tĩnh Gia, Quảng Xương, Nông Cống và trinh sát khu vực Hàm Rồng, Nam Ngạn, Đò Lèn. Nằm vắt ngang dòng sông Mã oai hùng, cầu Hàm Rồng được xác định là “điểm tắc lý tưởng”, là “đầu mút của khu vực cán xoong”. Không quân Mỹ coi cầu Hàm Rồng là điểm tấn công quyết định, là mục tiêu “ưu tiên” nhằm khóa chặt tuyến giao thông huyết mạch, cắt đứt sự chi viện từ miền Bắc cho chiến trường miền Nam. Mỹ “ưu ái” cho Hàm Rồng bằng một kế hoạch đánh phá kỹ lưỡng với mọi thủ đoạn tàn bạo nhất có thể.

Kỷ niệm 55 năm Hàm Rồng chiến thắng (3, 4-4-1965 – 3, 4-4-2020): Vang mãi bản anh hùng ca bất tử

Công trường xây dựng cầu Hàm Rồng năm 1963-1964

Được sự chỉ đạo của Trung ương Đảng và Chính phủ, Tỉnh ủy, Ban Chỉ huy Tỉnh đội Thanh Hóa đã chỉ đạo các cấp, các ngành, các lực lượng tích cực xây dựng và củng cố thế trận chiến tranh nhân dân, xây dựng các phương án đánh địch, nhất là tại các khu vực trọng điểm Hàm Rồng, Đò Lèn, Phà Ghép. Nhiều phong trào thi đua sôi nổi như “ba sẵn sàng”, “ba đảm đang”, “tay cày tay súng”, “tay búa tay súng”... được phát động rộng khắp trong thanh niên, phụ nữ, nông dân. Các ngành y tế, giao thông, thông tin liên lạc, công nhân trong các nhà máy, xí nghiệp, HTX vừa sản xuất, vừa chuẩn bị phương tiện chiến đấu, vừa khẩn trương đào hầm hào, công sự, sẵn sàng tránh và đánh trả quân địch để bảo vệ cầu Hàm Rồng. Ngay trong đêm 2-4-1965, các đơn vị lực lượng vũ trang, dân quân tự vệ và nhân dân đã hoàn chỉnh hệ thống hầm hào trú ẩn cả trong thôn xóm và nhà máy, xí nghiệp, đồng thời phân công lực lượng chiến đấu và phục vụ chiến đấu tại chỗ. Quân cũng như dân, tất cả đều trong tư thế thường trực sẵn sàng chiến đấu.

Kỷ niệm 55 năm Hàm Rồng chiến thắng (3, 4-4-1965 – 3, 4-4-2020): Vang mãi bản anh hùng ca bất tử

Chiều ngày 3-4-1965, đế quốc Mỹ huy động số lượng lớn máy bay phản lực và bom đạn hướng vào mục tiêu nhỏ hẹp là cầu Hầm Rồng. Chỉ trong phút chốc, Hàm Rồng trở thành “chảo lửa” chiến tranh. Bầu trời và mặt đất rung chuyển bởi hàng trăm máy bay phản lực của Hoa Kỳ kéo vào oanh tạc cầu Hàm Rồng. Mỗi ngọn núi, dòng sông, công trường, nhà máy đều trở thành mục tiêu đánh phá ác liệt của địch và gánh chịu những đau thương, mất mát lớn lao. Song, với lòng yêu nước nồng nàn, với tinh thần “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”, quân và dân Hàm Rồng, Nam Ngạn đã đoàn kết một lòng, phối hợp cùng với lực lượng phòng không không quân, hải quân nhân dân hiệp đồng tác chiến chặt chẽ. Phát huy tuyệt đối ưu thế địa hình từ đồi Yên Ngựa, Đồi C1, Đồi Quyết thắng... quân và dân Hàm Rồng, Nam Ngạn đã bố trí trận địa đánh trả lưới lửa nhiều tầng của kẻ thù. Trước sức mạnh của không lực Hoa Kỳ chưa mấy ai hình dung nổi, quân dân ta đã đánh thắng ngay trận đầu và thắng một cách oanh liệt. Ngay trong ngày đầu tiên chiến đấu, quân dân Hàm Rồng, Nam Ngạn đã bắn rơi 17 máy bay phản lực của Mỹ, trong đó có cả “Thần sấm” F105 lần đầu tiên xuất hiện trên bầu trời miền Bắc. Cả nước hướng về Hàm Rồng mừng vui, động viên Hàm Rồng chiến thắng. Ngay đêm đó, quân dân thị xã Thanh Hóa và các huyện Hà Trung, Hoằng Hóa, Quảng Xương, Tĩnh Gia đã thức trắng đêm để gia cố hầm hào, đào đắp công sự, cùng với bộ đội chủ lực chuẩn bị cho một ngày chiến đấu dự báo là ác liệt hơn rất nhiều so với những gì đã diễn ra.

Kỷ niệm 55 năm Hàm Rồng chiến thắng (3, 4-4-1965 – 3, 4-4-2020): Vang mãi bản anh hùng ca bất tử

Bộ đội và nhân dân kéo pháo vào trận địa Hàm Rồng.

Thất bại trong ngày thứ nhất, ngày hôm sau (4-4), Mỹ huy động hàng trăm chiếc máy bay hiện đại điên cuồng trút hàng nghìn tấn bom đạn xuống Hàm Rồng và những vùng phụ cận. Thêm một lần nữa, quân dân Hàm Rồng, Nam Ngạn lại kiên cường chiến đấu và phục vụ chiến đấu. Cùng tham gia trận này có 2 tàu chiến của bộ đội hải quân và các biên đội MIC 17 của không quân Việt Nam. Sự phối hợp nhịp nhàng, hiệu quả của các lực lượng tham gia chiến đấu đã tạo nên thế trận liên hoàn bủa vây lũ “giặc trời”. Đúng 17h, trận chiến đấu vô cùng ác liệt kết thúc, quân dân Hàm Rồng, Nam Ngạn đã bắn rơi 30 máy bay Mỹ. Chỉ trong hai ngày 3 và 4-4-1965, Mỹ đã huy động 454 lượt máy bay ồ ạt ném hàng nghìn tấn bom đạn xuống mảnh đất nhỏ bé chưa đầy 1 km2. Thế nhưng, cầu Hàm Rồng vẫn sừng sững, hiên ngang, trong khi đó 47 máy bay Mỹ phải bỏ xác nơi đây. Đó là 2 ngày “đen tối” của không lực Hoa Kỳ, còn với quân và dân ta, đó là 2 ngày xác lập kỷ lục cho trận chiến chưa có trong tiền lệ để bảo vệ một cây cầu khiến dư luận nước Mỹ xôn xao, bạn bè yêu chuộng hòa bình trên thế giới khâm phục.

Kỷ niệm 55 năm Hàm Rồng chiến thắng (3, 4-4-1965 – 3, 4-4-2020): Vang mãi bản anh hùng ca bất tử

Các mẹ làng Đông Sơn tiếp tế cho trận địa.

“Quyết tử cho cầu Hàm Rồng đứng vững” là khẩu hiệu được viết bằng máu của nhiều lớp người đã chiến đấu và đã nằm lại bên chân cầu này. Hàm Rồng, Nam Ngạn chiến thắng không chỉ là chiến công của lực lượng bộ đội, công an, dân quân tự vệ mà còn là chiến công của các mẹ, các chị, của giáo viên, học sinh và cả các nhà sư đã vượt qua mưa bom, bão đạn, cứu chữa, chăm sóc thương binh, tiếp lương, tải đạn, ngụy trang cho pháo; là tinh thần lao động quên mình sửa cầu, san đường, lấp hố bom bảo đảm giao thông thông suốt của lực lượng thanh niên xung phong và anh chị em công nhân ngành đường sắt. Trong chiến thắng giòn giã, vang dội ấy đã xuất hiện những hình ảnh tuyệt đẹp của thế trận chiến tranh nhân dân khi cửa thiền thành bệnh xá dã chiến, nhà tu hành thành chiến sĩ, cả nhà ra trận, cả làng đánh giặc... Nhiều tấm gương chiến đấu kiên cường, anh dũng như Nguyễn Thị Hằng, Ngô Thị Tuyển, Ngô Thị Dung, Ngô Thọ Sáu và hàng trăm, hàng nghìn tên tuổi khác đã mãi mãi trở thành biểu tượng cao đẹp cho ý chí quyết chiến, quyết thắng của con người Hàm Rồng, Nam Ngạn, của đất và người xứ Thanh. Để hôm nay, sau 55 năm “cuộc đụng đầu lịch sử” diễn ra, tinh thần “Quyết thắng” vẫn tạc sâu vào đá núi.

Chiến tranh đã lùi xa hơn nửa thế kỷ, chiến thắng Hàm Rồng, Nam Ngạn đi vào lịch sử như một mốc son sáng chói của chủ nghĩa anh hùng cách mạng thời đại Hồ Chí Minh. Truyền thống lịch sử rạng ngời ấy đã thôi thúc con người nơi đây vươn lên phát triển mạnh mẽ. Sau 55 năm, Hàm Rồng đang chuyển mình vươn lên cùng cả nước trong công cuộc đổi mới. Cầu Hàm Rồng vẫn sừng sững, hiên ngang nối đôi bờ sông Mã, cho những chuyến tàu ra Bắc vào Nam. Bên cạnh cầu Hàm Rồng lịch sử, cầu Hoàng Long bề thế, cầu Nguyệt Viên hiện đại cũng đã hình thành; nhiều khu công nghiệp, khu đô thị sầm uất đã, đang mọc lên. Cùng với đó là các tuyến đường lớn mới mở nối Hàm Rồng với TP Thanh Hóa - TP Sầm Sơn, các khu du lịch sinh thái, du lịch tâm linh cũng đã hình thành..., tạo cho Hàm Rồng một dáng dấp mới, dáng dấp của sự phát triển hiện đại, bền vững.

Tố Phương


Tố Phương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]