(Baothanhhoa.vn) - hực hiện Chỉ thị số 12 – CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Quyết định số 3507/QĐ – UBND ngày 19-8-2017 của UBND tỉnh về việc sáp nhập, thành lập thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh, huyện Hoằng Hóa đã thành lập ban chỉ đạo, ban hành các nghị quyết, kế hoạch, văn bản hướng dẫn về việc sáp nhập, thành lập thôn, tổ dân phố trên địa bàn, việc kiện toàn các chi bộ, ban cán sự thôn, tổ dân phố lâm thời, đội ngũ những người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố, thực hiện chế độ chính ...

Tin liên quan

Đọc nhiều

Huyện Hoằng Hóa: Sẽ giảm hơn 100 thôn, tổ dân phố sau khi thực hiện sáp nhập

hực hiện Chỉ thị số 12 – CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Quyết định số 3507/QĐ – UBND ngày 19-8-2017 của UBND tỉnh về việc sáp nhập, thành lập thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh, huyện Hoằng Hóa đã thành lập ban chỉ đạo, ban hành các nghị quyết, kế hoạch, văn bản hướng dẫn về việc sáp nhập, thành lập thôn, tổ dân phố trên địa bàn, việc kiện toàn các chi bộ, ban cán sự thôn, tổ dân phố lâm thời, đội ngũ những người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố, thực hiện chế độ chính sách hỗ trợ đối với những người thôi đảm nhiệm theo quy định.

Nhà văn hóa làng Phú Quý - thôn 2, xã Hoằng Thành được xây dựng khang trang chủ yếu từ nguồn kinh phí nhân dân đóng góp.

Tuy không phải là đơn vị làm điểm của tỉnh nhưng với sự quyết tâm vào cuộc của cấp ủy, chính quyền các cấp, đến cuối tháng 11- 2017 UBND huyện đã hoàn thiện hồ sơ sáp nhập tại 7 xã, thị trấn (đợt 1) trên địa bàn gửi Sở Nội vụ thẩm định trình UBND tỉnh xem xét, phê duyệt, gồm: Xã Hoằng Phong, Hoằng Lương, Hoằng Đồng, Hoằng Trinh, Hoằng Tiến, Hoằng Minh và thị trấn Bút Sơn. Trước khi sáp nhập, 7 đơn vị trên có 60 thôn, tổ; đã tiến hành sáp nhập 45 thôn, tổ dân phố thành 21 thôn, tổ dân phố. Sau khi sáp nhập, giảm đi 24 thôn, tổ dân phố (giảm 40% so với trước), còn lại là 36 thôn.

Đợt 2, hoàn thiện hồ sơ trước ngày 30-4-2018 gửi về Sở Nội vụ để UBND tỉnh phê duyệt đề án sáp nhập thôn của 29 xã còn lại, dự kiến sáp nhập 191 thôn thành 95 thôn. Như vậy, qua rà soát, toàn huyện sẽ tiến hành việc sáp nhập, thành lập thôn, tổ dân phố ở 36/43 xã, thị trấn, dự kiến sau 2 đợt sáp nhập, từ 370 thôn sẽ giảm 121 thôn, còn 249 thôn.

Chị Vũ Thị Hương, cán bộ Phòng Nội vụ UBND huyện Hoằng Hóa cho biết: Đến thời điểm hiện tại, công tác triển khai kế hoạch sáp nhập, thành lập thôn, tổ dân phố trên địa bàn huyện diễn ra cơ bản theo đúng lộ trình. Qua tổng hợp từ các xã cho thấy do các xã, thị trấn làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, thực hiện các bước theo đúng hướng dẫn, nên hầu hết các cuộc họp tổ chức lấy ý kiến nhân dân về việc sáp nhập thôn, tổ dân phố thì tỷ lệ cử tri dự họp và nhất trí, đồng thuận việc sáp nhập có tỷ lệ khá cao. Song bên cạnh đó, có những đơn vị trong triển khai vẫn còn có những khó khăn.

Xã Hoằng Đồng là 1 trong 7 đơn vị triển khai việc sáp nhập, thành lập thôn đợt 1. Toàn xã có diện tích tự nhiên 294,3 ha, dân số 4.660 người, 1.216 hộ, sinh sống tại 8 thôn. Trong đó có 2 thôn có quy mô trên 200 hộ, còn lại đều có quy mô dưới 200 hộ, thậm chí có thôn 7 chỉ có 93 hộ với 332 người. UBND xã đã xây dựng phương án, tờ trình HĐND xã tiến hành sáp nhập 6 thôn thành 3 thôn, sau khi sáp nhập còn 5 thôn, đổi tên 2 thôn. Xã cũng đã xây dựng phương án về bộ máy cán bộ và phương án sử dụng hiệu quả các công trình nhà văn hóa, khu thể thao hiện có tại các thôn, cũng như hướng xử lý đối với những nhà văn hóa đã xuống cấp để đáp ứng hoạt động cộng đồng dân cư ở các thôn. Do thực hiện đúng trình tự, làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nên tỷ lệ cử tri tham dự các cuộc họp đạt từ 63,44% đến 80,49%. 100% cử tri có mặt tại các hội nghị lấy ý kiến nhân dân đều biểu quyết đồng ý.

Xã Hoằng Thành triển khai việc sáp nhập thôn trong đợt 2. Toàn xã có 8 thôn, trong đó có 3 thôn có quy mô trên 200 hộ. Xã đã xây dựng phương án sáp nhập thôn 2 và thôn 3, thôn 4 và thôn 5 để thành lập 2 thôn mới. Quá trình triển khai việc sáp nhập tại thôn 4 và thôn 5 diễn ra bình thường, song việc sáp nhập tại thôn 2 chưa nhận được sự thống nhất cao của nhân dân. Đồng chí bí thư chi bộ thôn Lương Khắc Tâm và trưởng thôn Lương Xuân Hoằng cho biết: Hiện thôn 2 có 680 nhân khẩu, 162 hộ, song thực tế thì đã có nhiều hộ dân xây dựng nhà cửa trên địa bàn thôn nhưng chưa chuyển khẩu về, nên quy mô thôn có thể hơn 200 hộ. Vì vậy, đa số bà con mong muốn giữ nguyên thôn. Bên cạnh đó, từ năm 2013 đến nay thực hiện chủ trương xây dựng nông thôn mới, nhân dân thôn 2 đã rất đồng thuận, tích cực hưởng ứng, đóng góp sức người sức của, như làm đường liên thôn gần 1,3km, trị giá hơn 700 triệu đồng, xây dựng hơn 500 m kênh, giá trị hơn 170 triệu đồng, xây dựng nhà văn hóa, khu thể thao trị giá khoảng 800 triệu đồng và 1.000 ngày công... Nay bà con có nhiều băn khoăn vì các công trình như nhà văn hóa, khu thể thao hiện tại đang được sử dụng rất tốt, nhưng khi sáp nhập thôn có thể phải xây dựng mới các công trình khác gây lãng phí.

Trao đổi về việc này, đồng chí Lê Huy Hiến, Phó Chủ tịch UBND xã Hoằng Thành cho biết: Trước đây, mọi phong trào, bà con thôn 2 đều thực hiện rất tốt. Tuy nhiên, khi triển khai sáp nhập thôn, bà con cũng còn những băn khoăn. Sau khi nắm bắt tình hình, đảng ủy, UBND xã và các tổ chức đoàn thể đã chỉ đạo, cử cán bộ về dự họp cùng cán bộ đảng viên, nhân dân thôn 2, tuyên truyền, vận động để bà con hiểu rõ mục đích, ý nghĩa, đồng thuận trong thực hiện chủ trương. Trong đó, phát huy vai trò của đội ngũ cốt cán, các đảng viên trong chi bộ. Tuyên truyền để bà con nắm rõ là: Vẫn sử dụng các nhà văn hóa hiện nay cho hoạt động của thôn mới. UBND xã chỉ thực hiện việc cải tạo, nâng cấp mở rộng hoặc xây dựng mới và chuyển vị trí xây dựng nhà văn hóa thôn khi có ý kiến đề nghị của bà con. Do đó đến hội nghị lấy ý kiến cử tri lần 2, tỷ lệ cử tri nhất trí sáp nhập đã cao hơn vòng 1, đạt 50,63%.

Việc sáp nhập thôn, tổ dân phố trong giai đoạn hiện nay là cần thiết nhằm khắc phục những tồn tại, bất cập, góp phần tinh gọn bộ máy hoạt động, huy động tốt hơn các nguồn lực từ cộng đồng dân cư để xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, cần làm tốt công tác chuẩn bị, nhất là trong xây dựng các đề án, các phương án về sử dụng cơ sở vật chất và sắp xếp tổ chức, bộ máy. Đặc biệt, cần làm tốt công tác tuyên truyền, vận động để cán bộ, đảng viên, nhân dân đồng thuận cao.


Bài và ảnh: Việt Linh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]