(Baothanhhoa.vn) - Sáng 6-7, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hoá đã tổ chức hội nghị tổng kết thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 16-8-2004 của Bộ Chính trị (khóa IX) “Về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng - an ninh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ đến năm 2010” và Kết luận số 25-KL/TW ngày 2-8-2012 của Bộ Chính trị (khóa XI) về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW.

Hội nghị tổng kết thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa IX)

Sáng 6-7, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hoá đã tổ chức hội nghị tổng kết thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 16-8-2004 của Bộ Chính trị (khóa IX) “Về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng - an ninh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ đến năm 2010” và Kết luận số 25-KL/TW ngày 2-8-2012 của Bộ Chính trị (khóa XI) về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW.

Hội nghị tổng kết thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa IX)

Toàn cảnh hội nghị.

Các đồng chí: Đỗ Trọng Hưng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh; Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Trịnh Tuấn Sinh, Phó Bí thư Tỉnh ủy chủ trì hội nghị.

Hội nghị tổng kết thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa IX)

Các đồng chí chủ trì hội nghị.

Dự hội nghị có đồng chí Nguyễn Hồng Sơn, Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương, Phó trưởng ban Thường trực Ban chỉ đạo xây dựng Đề án tổng kết Nghị quyết số 39-NQ/TW; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy; các đồng chí Phó Chủ tịch HĐND, UBND, Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh; lãnh đạo các ban, sở, ngành cấp tỉnh; lãnh đạo các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh.

Hội nghị tổng kết thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa IX)

Các đại biểu dự hội nghị.

Phát biểu khai mạc hội nghị, đồng chí Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh nêu rõ: Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ là 1 trong 6 vùng kinh tế của cả nước, gồm 14 tỉnh, thành phố ven biển từ Thanh Hóa đến Bình Thuận, có vị trí đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng - an ninh đối với cả nước. Là vùng có tiềm năng lớn để phát triển đa ngành, đa lĩnh vực, nhất là thế mạnh về phát triển kinh tế biển, cảng biển, logistics; chăn nuôi đại gia súc, phát triển rừng; công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, thủy điện, vật liệu xây dựng, trung chuyển hàng hóa, dịch vụ, du lịch.

Hội nghị tổng kết thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa IX)

Đồng chí Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu khai mạc hội nghị.

Trong nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đề ra nhiều chủ trương, chính sách nhằm hỗ trợ, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh trong vùng. Đặc biệt, ngày 16-8-2004, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 39 về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng - an ninh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ đến năm 2010 và Kết luận số 25 ngày 2-8-2012 về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 39 của Bộ Chính trị; đây thực sự là bước ngoặt lớn, là hành lang pháp lý quan trọng, mở ra cơ hội và tạo động lực quan trọng cho các địa phương đẩy mạnh liên kết vùng, giao thương và hợp tác phát triển.

Hội nghị tổng kết thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa IX)

Các đại biểu dự hội nghị.

Qua quá trình thực hiện Nghị quyết, vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải Trung bộ đã đạt được những thành tựu hết sức quan trọng. Tuy nhiên, phát triển của vùng vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế và chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế; nhất là trong bối cảnh mới của đất nước, trong đó có tỉnh Thanh Hoá. Vì vậy, Hội nghị tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 39 của Bộ Chính trị có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của vùng và các địa phương trong vùng.

Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị các đại biểu dự hội nghị cần tập trung trí tuệ, thảo luận, phân tích, đánh giá kỹ về những kết quả đã đạt được, những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân, bài học kinh nghiệm, những cách làm hay, sáng tạo, hiệu quả, trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết và Kết luận của Bộ Chính trị trong suốt thời gian qua; trên cơ sở sở đó đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp và kiến nghị với Trung ương, với tỉnh, nhằm đẩy mạnh liên kết vùng và phát triển kinh tế - xã hội trên địa bản tỉnh.

Hội nghị tổng kết thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa IX)

Đồng chí Nguyễn Văn Thi, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh trình bày báo cáo tại hội nghị.

Tại hội nghị, các đại biểu đã được nghe đồng chí Nguyễn Văn Thi, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh trình bày báo cáo tổng kết thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 16-8-2004 của Bộ Chính trị (khóa IX) “Về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, - an ninh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ đến năm 2010” và Kết luận số 25-KL/TW ngày 2-8-2012 của Bộ Chính trị (khóa XI) về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW.

Theo đó, sau gần 18 năm thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW và Kết luận số 25- KL/TW của Bộ Chính trị, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hóa đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng và toàn diện trên tất cả các lĩnh vực. Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) giai đoạn 2004 - 2010 đạt 10,7%, giai đoạn 2011 - 2020 đạt 9,4% và năm 2021 đạt 8,85%, cao hơn so với mục tiêu đề ra trong Nghị quyết và Kết luận của Bộ Chính trị và thuộc nhóm số ít các tỉnh, thành phố có tốc độ tăng trưởng cao nhất cả nước.

Hội nghị tổng kết thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa IX)

Các đại biểu dự hội nghị.

Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước được đầu tư nâng cấp, theo hướng đồng bộ, hiện đại. Hệ thống đô thị phát triển phù hợp với tình hình phát triển của các vùng, miền trong tỉnh. Công tác quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu được tăng cường. Chất lượng các hoạt động văn hóa - xã hội tiếp tục được nâng lên; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo. Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị đạt kết quả rõ nét; là một trong các tỉnh đi đầu trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy và sáp nhập các đơn vị hành chính cấp xã, thôn, tổ dân phố; năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của các cấp ủy đảng, chính quyền được nâng lên; đoàn kết, thống nhất trong Đảng, trong Nhân dân được tăng cường.

Tuy nhiên, tình hình thực hiện nhiệm vụ của tỉnh vẫn còn những hạn chế, yếu kém, đó là: Chất lượng tăng trưởng kinh tế còn thấp; năng suất lao động xã hội thấp hơn so với bình quân chung cả nước. Chất lượng các hoạt động văn hóa, xã hội chưa đồng đều giữa các vùng, miền; khoảng cách phát triển có xu hướng gia tăng. Hoạt động khai thác, tập kết, kinh doanh cát, khoáng sản trái phép còn diễn ra. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội vẫn còn thiếu và chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Tiến độ lập và trình duyệt nhiều đồ án quy hoạch còn chậm so với yêu cầu…

Hội nghị tổng kết thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa IX)

Đồng chí Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh điều hành phiên thảo luận.

Hội nghị tổng kết thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa IX)

Đại diện lãnh đạo Sở Công thương tham gia phát biểu ý kiến tại hội nghị.

Phát biểu tham luận tại hội nghị, các đại biểu đã nêu lên thực trạng và giải pháp thu hút vốn đầu tư các thành phần kinh tế cho phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; giải pháp phát triển công nghiệp, thương mại tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; giải pháp phát triển nông nghiệp và nông thôn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; giải pháp phát triển Khu kinh tế Nghi Sơn trở thành khu kinh tế biển đa ngành, đa lĩnh vực, động lực phát triển của vùng Bắc Trung Bộ và cả nước; giải pháp phát triển hệ thống giao thông vận tải, logistics tỉnh Thanh Hóa liên kết với các tỉnh trong vùng Bắc Trung Bộ, Bắc Bộ, Tây Bắc, đưa Thanh Hóa trở thành cầu nối giao thương giữa các vùng của cả nước…

Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Hồng Sơn ghi nhận, biểu dương, đánh giá cao những kết quả đạt được của tỉnh Thanh Hóa trong thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW và Kết luận số 25-KL/TW của Bộ Chính trị thời gian qua. Đồng thời đề nghị tỉnh Thanh Hóa cần có chương trình và kế hoạch cụ thể, khả thi, với lộ trình phù hợp để thực hiện Nghị quyết số 58-NQ/TW và Nghị quyết số 37/2021/QH15. Đồng thời chuẩn bị các điều kiện về nguồn lực cho sự phát triển các Nghị quyết và Quy hoạch. Trong đó, tạo sự đột phá trong cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh; chú trọng đào tạo nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực có kỹ năng phù hợp, kể cả nhân lực lãnh đạo, quản lý.

Hội nghị tổng kết thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa IX)

Đồng chí Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Hồng Sơn phát biểu tại hội nghị.

Bên cạnh đó, có giải pháp phù hợp để gắn phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường, đảm bảo tiến độ và công bằng xã hội, giảm chênh lệch phát triển đô thị gắn với phát triển công nghiệp và nông thôn mới; phát triển hệ thống đô thị thông minh, bền vững. Đồng thời, coi vùng miền núi là dư địa và tiềm năng cho phát triển chứ không phải là gánh nặng cho phát triển. Gắn phát triển kinh tế, nhất là kinh tế biển với đảm bảo quốc phòng - an ninh, nhất là an ninh biển đảo.

Cần có giải pháp phù hợp để phát huy vai trò là cầu nối giữa vùng Bắc Trung bộ với Đồng bằng sông Hồng và Tây Tây Bắc, nhất là vai trò của tỉnh trong tứ giác phát triển Hà Nội - Quảng Ninh - Hải Phòng - Thanh Hóa. Liên tục chú trọng công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; đoàn kết nội bộ, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân trên địa bàn tỉnh; phát huy dân chủ, luôn lấy Nhân dân làm gốc, và coi đây là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, là nhân tố quyết định cho mọi thành công của tỉnh…

Hội nghị tổng kết thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa IX)

Đồng chí Đỗ Trọng Hưng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh phát biểu kết luận hội nghị.

Phát biểu kết luận hội nghị, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Trọng Hưng nhấn mạnh: Sau gần 20 năm thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW và 10 năm thực hiện Kết luận số 25-KL/TW của Bộ Chính trị, Đảng bộ, chính quyền, quân và dân các dân tộc tỉnh Thanh Hóa đã đoàn kết, nỗ lực vượt qua khó khăn, khơi dậy và phát huy hiệu quả nhiều tiềm năng, lợi thế, khơi dậy mạnh mẽ nguồn lực cho đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hóa và đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên tất cả các lĩnh vực.

Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã làm sát các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Nghị quyết và Kết luận của Bộ Chính trị, vận dụng linh hoạt, sáng tạo trong chỉ đạo, điều hành, cụ thể hóa thành các kế hoạch, chương trình, đề án và hoàn thành được phần lớn các chỉ tiêu, mục tiêu đề ra. Kinh tế liên tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao; tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm (GRDP) giai đoạn 2004 - 2010 đạt 10,7%, giai đoạn 2011 - 2019 đạt 9,8%, giai đoạn 2011 - 2020 đạt 9,4%; năm 2021 đạt 8,85%, đứng thứ 5/63 tỉnh, thành phố; 6 tháng đầu năm 2022 ước đạt 13,41%, đứng thứ 3 cả nước. Quy mô GRDP của tỉnh xếp thứ 8 cả nước và đứng đầu các tỉnh Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp và dịch vụ…

Thay mặt Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy nhiệt liệt biểu dương và đánh giá cao tinh thần, trách nhiệm, sự nỗ lực, cố gắng và những kết quả mà các cấp, các ngành, các địa phương, cán bộ, đảng viên và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã đạt được trong suốt chặng đường gần 20 năm triển khai thực hiện Nghị quyết vừa qua.

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy cũng đã chỉ ra những mặt còn tồn tại, hạn chế đó là: Tăng trưởng kinh tế vẫn chưa tương xứng với tiềm năng; chất lượng tăng trưởng kinh tế, khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp, các sản phẩm còn thấp. Kết cấu hạ tầng vẫn còn thiếu, yếu và chưa đồng bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là hạ tầng khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp và khu vực miền núi. Một số dự án triển khai chậm do thiếu vốn và vướng mắc về giải phóng mặt bằng. Cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh có mặt còn hạn chế. Hoạt động sản xuất, kinh doanh của một bộ phận doanh nghiệp gặp khó khăn…

Hội nghị tổng kết thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa IX)

Đồng chí Đỗ Trọng Hưng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh phát biểu kết luận hội nghị.

Về nhiệm vụ thời gian tới, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy đề nghị các cấp ủy đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể trong tỉnh tiếp tục quán triệt, thực hiện nghiêm túc, quyết liệt, linh hoạt, sáng tạo, có hiệu quả các phương án, biện pháp, giải pháp phòng, chống dịch COVID-19, gắn với đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”. Triển khai thực hiện đồng bộ, quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp nhằm nhanh chóng phục hồi và đẩy mạnh phát triển kinh tế, trọng tâm là tạo chuyển biến mạnh mẽ trên 4 lĩnh vực: Hỗ trợ doanh nghiệp khôi phục và đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh; nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư và đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án; tiếp tục đầu tư nâng cấp, hoàn thiện hạ tầng kinh tế - xã hội; cơ cấu lại và sử dụng hiệu quả nguồn lao động.

Khẩn trương rà soát, sửa đổi, bổ sung và tổ chức thực hiện có hiệu quả các quy hoạch, kế hoạch, cơ chế, chính sách cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết số 58 của Bộ Chính trị và Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, nhiệm kỳ 2020-2025. Phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành chức năng xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành các văn bản về quy trình thực hiện 4 chính sách đặc thủ thuộc lĩnh vực tài chính theo Nghị quyết số 37 của Quốc hội và các cơ chế, chính sách thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Đấu mối, phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành Trung ương sớm trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045; quy hoạch chung đô thị Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2040; kế hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021 - 2025 cấp tỉnh, phù hợp với định hướng phát triển tỉnh theo Nghị quyết số 58-NQ/TW của Bộ Chính trị, để triển khai thực hiện.

Tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, khắc phục những hạn chế, yếu kém, thực hiện đồng bộ các giải pháp cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, huy động tối đa các nguồn lực cho đầu tư phát triển.

Đối với lĩnh vực nông nghiệp, tập trung phát triển ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững, gắn với xây dựng nông thôn mới. Đẩy mạnh tích tụ, tập trung đất đai, phát triển nông nghiệp công nghệ cao để hình thành các vùng chuyên canh sản xuất hàng hoá quy mô lớn, chất lượng cao; phát triển các chuỗi giá trị từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ. Đổi mới phương thức sản xuất, tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp.

Tập trung phát triển công nghiệp với tốc độ cao, trọng tâm là công nghiệp nặng, công nghiệp năng lượng và công nghiệp chế biến, chế tạo; ưu tiên phát triển mạnh các ngành công nghiệp lọc hóa dầu và sau lọc hóa dầu, công nghiệp phục vụ kinh tế biển, công nghiệp công nghệ cao, giá trị gia tăng lớn...; thu hút đầu tư các dự án công nghiệp mới quy mô lớn, đưa Thanh Hoá trở thành một trong những trung tâm của vùng Bắc Trung Bộ và cả nước về công nghiệp.

Phát triển mạnh các ngành dịch vụ, đưa Thanh Hóa trở thành một trong những trọng điểm về du lịch, vận tải - cảng biển của khu vực và cả nước. Đẩy nhanh tiến độ các dự án hạ tầng du lịch đang triển khai; lấy doanh nghiệp làm trọng tâm để xây dựng các tuyến du lịch kết nối giữa tỉnh Thanh Hóa với các trọng điểm du lịch của cả nước. Khai thác hiệu quả lợi thế của cụm cảng nước sâu Nghi Sơn để phát triển mạnh dịch vụ cảng biển, vận tải biển; xây dựng trung tâm logistics cấp vùng hạng I tại Khu kinh tế Nghi Sơn. Phối hợp với các bộ, ngành chức năng đầu tư nâng cấp Cảng hàng không Thọ Xuân trở thành cảng hàng không quốc tế.

Cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, tạo sức hấp dẫn mới để đẩy mạnh thu hút đầu tư, huy động tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cho đầu tư phát triển. Rà soát, khắc phục những hạn chế, yếu kém, nâng cao thứ hạng Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI), Chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX). Ban hành các cơ chế, chính sách, tạo sức hấp dẫn mới; tổ chức hiệu quả các hoạt động xúc tiến đầu tư.

Nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng vốn đầu tư công; ưu tiên bố trí vốn đầu tư công để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm; sử dụng hiệu quả vốn đầu tư công để dẫn dắt, thu hút nguồn lực hợp pháp của xã hội, tạo sự chuyển biến rõ nét về phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội; quan tâm đầu tư cho khu vực miền núi, vùng đồng bảo dân tộc thiểu số.

Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ và chuyển đổi số. Nâng cao năng lực của các tổ chức khoa học - công nghệ; đẩy mạnh phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ, hình thành hệ sinh thái đổi mới sáng tạo.

Nâng cao chất lượng các hoạt động văn hóa - xã hội, đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân. Đẩy mạnh phong trào toàn dân tập thể dục, phát triển thể thao thành tích cao. Tiếp tục đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, gắn với nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, giữ vững thành tích giáo dục mũi nhọn trong nhóm các tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước.

Đẩy mạnh xã hội hóa, huy động tối đa các nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất; chăm lo đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ y tế; nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân. Thực hiện đồng bộ các chương trình, đề án, chính sách hỗ trợ giảm nghèo; ưu tiên hỗ trợ phát triển sản xuất, tạo việc làm, giúp người nghèo phát triển sinh kế, ổn định đời sống, tự vươn lên thoát nghèo bền vững.

Tăng cường liên kết, hợp tác với các tỉnh trong vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung bộ và các tỉnh, thành phố khác trong cả nước, nhất là trong xúc tiến đầu tư và thương mại, huy động và phân bổ nguồn lực, xây dựng kết cấu hạ tầng; đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ; xây dựng các chương trình, tuyến du lịch liên tỉnh, liên vùng.

Tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, chủ động phòng chống thiên tai, ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu; trọng tâm là thực hiện tốt công tác quản lý đất đai; huy động các nguồn lực để đầu tư hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hệ thống xử lý nước thải, chất thải tại Khu kinh tế Nghi Sơn, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, đô thị; nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Đồng thời tăng cường củng cố quốc phòng - an ninh; giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn toàn tỉnh; trọng tâm là tiếp tục xây dựng và củng cố nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh Nhân dân, biên phòng toàn dân, xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc; xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh toàn diện, chủ động nắm chắc tình hình, phát hiện sớm và xử lý kịp thời, dứt điểm các vụ việc phức tạp về an ninh - trật tự, không để phát sinh thành “điểm nóng”; tăng cường đấu tranh, trấn áp các loại tội phạm; thực hiện tốt công tác bảo đảm an toàn giao thông, phòng, chống cháy nổ.

Xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, gắn với nâng cao năng lực lãnh đạo của các cấp ủy đảng, chỉ đạo, điều hành của chính quyền các cấp, hoạt động của hệ thống chính trị…

Quốc Hương

Quốc Hương


Quốc Hương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]