(Baothanhhoa.vn) - Sau gần một năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 20-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương và Kế hoạch số 87-KH/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, qua theo dõi của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy cho thấy nhận thức của các cấp ủy đảng đối với công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử đảng bộ các cấp, lịch sử truyền thống của các ngành, đoàn thể, lực lượng vũ trang trên địa bàn tỉnh đã có sự chuyển biến tích cực.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Giáo dục truyền thống lịch sử, cách mạng, bồi đắp tình yêu quê hương, đất nước

Giáo dục truyền thống lịch sử, cách mạng, bồi đắp tình yêu quê hương, đất nước

Tuổi trẻ báo công dâng Bác tại Khu Văn hóa tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh (TP Thanh Hóa). Ảnh: Lê Phượng

Sau gần một năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 20-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương và Kế hoạch số 87-KH/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, qua theo dõi của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy cho thấy nhận thức của các cấp ủy đảng đối với công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử đảng bộ các cấp, lịch sử truyền thống của các ngành, đoàn thể, lực lượng vũ trang trên địa bàn tỉnh đã có sự chuyển biến tích cực.

Với mong muốn giáo dục cho học sinh về truyền thống lịch sử - văn hóa của quê hương, đất nước, năm 2017, ban giám hiệu Trường Tiểu học Vân Du (Thạch Thành) đã cải tạo hơn 200m2 sân trường để xây dựng các mô hình thu nhỏ di tích lịch sử nổi tiếng tỉnh Thanh Hóa trong khuôn viên sân trường. Thông qua các buổi học trực quan, giới thiệu về lịch sử truyền thống, cách mạng, qua các mô hình Thành Nhà Hồ, cầu Hàm Rồng, bia Vĩnh Lăng (Lam Kinh), tượng đài du kích chiến khu Ngọc Trạo, đã tạo nên sự hứng thú cho học sinh trong tiếp nhận kiến thức lịch sử, yêu thích môn lịch sử hơn. Theo Ban Tuyên giáo Huyện ủy Thạch Thành, đây là một trong những hoạt động đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa, cách mạng được triển khai trên địa bàn huyện thời gian qua.

Tại huyện Thiệu Hóa, để đổi mới công tác giáo dục lịch sử, truyền thống cách mạng, Ban Thường vụ Huyện ủy đã giao cho đoàn thanh niên, hội cựu chiến binh, ngành giáo dục và đào tạo triển khai bằng những hoạt động cụ thể, thiết thực, dưới nhiều hình thức phong phú, đa dạng như tổ chức các cuộc thi viết bài tìm hiểu về lịch sử, truyền thống huyện Thiệu Hóa nhân kỷ niệm 20 năm tái lập huyện năm 2017, tổ chức cho học viên lớp bồi dưỡng đối tượng kết nạp Đảng, đảng viên mới tham quan các di tích lịch sử cách mạng; tổ chức đợt sinh hoạt chính trị tiếp lửa truyền thống, tổ chức hội thi tìm hiểu tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và lịch sử, văn hóa quê hương Thiệu Hóa, Thanh Hóa; tuyên dương thiếu nhi tiên tiến làm theo lời Bác năm học 2017 – 2018 nhân dịp Ngày sinh nhật Bác (19-5) thông qua hình thức “Rung chuông vàng”; tổ chức các hoạt động thăm hỏi, tặng quà các gia đình thương binh, liệt sĩ, người có công với cách mạng; quét vôi các ngôi mộ, trồng hoa, chỉnh trang nghĩa trang liệt sĩ... Đồng chí Đỗ Ngọc Luân, Trưởng Ban Tuyên giáo Huyện ủy Thiệu Hóa cho biết: Đây chính là hình thức giáo dục trực quan sinh động nhất giúp các em học sinh, thanh, thiếu niên tri ân những thế hệ đã hy sinh xương máu cho nền độc lập, tự do hôm nay, nhắc nhở thế hệ trẻ ngày nay phải tiếp bước cha anh, kế tục sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Qua theo dõi của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, thực hiện Chỉ thị số 20–CT/TW ngày 18-1-2018 của Ban Bí thư Trung ương về tiếp tục tăng cường, nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục lịch sử đảng, các huyện, thị, thành ủy đã tổ chức học tập, quán triệt nghị quyết, xây dựng các kế hoạch triển khai, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức trách nhiệm đối với công tác nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng.

Trong năm 2018, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã tích cực tham mưu cho Ban Thường vụ, Thường trực Tỉnh ủy triển khai các nhiệm vụ chuẩn bị kỷ niệm 990 năm Danh xưng Thanh Hóa. Đến nay, ban đã tổ chức biên tập sách Danh xưng Thanh Hóa, biên tập sách về các triều vua – chúa và những danh nhân, công thần tiêu biểu là người Thanh Hóa trong lịch sử dựng nước, giữ nước của dân tộc; tổ chức cuộc thi tìm hiểu 990 năm Danh xưng Thanh Hóa với tư cách là đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương; xây dựng đề cương sưu tầm tư liệu biên soạn sách hồi ký đồng chí Lê Mạnh Trinh, biên niên sự kiện lịch sử Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2015 - 2020; thẩm định bản thảo sách “Lịch sử mặt MTTQ Việt Nam tỉnh Thanh Hóa”; định hướng chỉ đạo các cơ quan, địa phương tổ chức hội thảo khoa học nhân kỷ niệm 600 năm khởi nghĩa Lam Sơn và anh hùng dân tộc Lê Lợi trên địa bàn TP Thanh Hóa, các huyện Lang Chánh, Mường Lát...

Các sở, ngành, địa phương cũng triển khai nghiên cứu, biên soạn lịch sử truyền thống như Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh, Hội LHPN tỉnh, các huyện Lang Chánh, Ngọc Lặc, Bá Thước, Quan Sơn... Nhiều huyện đã ban hành cơ chế hỗ trợ bằng nguồn kinh phí địa phương nhằm động viên, khuyến khích các xã, phường, thị trấn tổ chức nghiên cứu, biên soạn và xuất bản sách lịch sử đảng bộ, lịch sử truyền thống... Cùng với đó, các cấp ủy đảng đã quan tâm nhiều hơn đến công tác tuyên truyền, giáo dục truyền thống cách mạng trong đảng bộ, nhân dân địa phương. Một số huyện đã chỉ đạo nghiên cứu, biên soạn giáo trình lịch sử Đảng, lịch sử truyền thống địa phương đưa vào giảng dạy trong trường THPT, hệ thống trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện như Vĩnh Lộc, Quảng Xương, Yên Định... Nhiều huyện đã đầu tư xây dựng nhà truyền thống của đảng bộ, đưa nhà truyền thống trở thành nơi giáo dục truyền thống văn hóa, lịch sử cách mạng cho các tầng lớp nhân dân như Quảng Xương, Tĩnh Gia...

Sau gần một năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 20-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương và Kế hoạch số 87–KH/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, qua theo dõi của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy cho thấy nhận thức của các cấp ủy đảng đối với công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử đảng bộ các cấp, lịch sử truyền thống của các ngành, đoàn thể, lực lượng vũ trang trên địa bàn tỉnh đã có sự chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, bên cạnh những đơn vị quan tâm, triển khai thực hiện tốt Chỉ thị số 20-CT/TW, thì vẫn còn một số cấp ủy đảng, chính quyền, các huyện, ngành, đơn vị chưa thực sự quan tâm chỉ đạo sâu sát công tác nghiên cứu, biên soạn và phát huy lịch sử đảng, lịch sử cách mạng của địa phương, đơn vị, nhất là lịch sử đảng bộ xã, phường, thị trấn. Một số sở, ngành như Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nội vụ ... chưa quan tâm đúng mức đến việc nghiên cứu, biên soạn lịch sử truyền thống của ngành.

Để tiếp tục thực hiện tốt Chỉ thị số 20–CT/TW của Ban Bí thư Trung ương đảng, các cấp ủy, tổ chức đảng phải bám sát Kế hoạch số 87–KH/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền bằng các hình thức, nội dung phù hợp, đổi mới tư duy, nhận thức trước hết từ người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp về vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng đối với công tác xây dựng Đảng trong tình hình mới. Qua đó nâng cao nhận thức, trách nhiệm, phát huy truyền thống yêu nước, cách mạng trong cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân, tạo nên sức mạnh tổng hợp thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của địa phương.

Việt Linh


Việt Linh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]