(Baothanhhoa.vn) - Sáng 24-8, Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Thanh Hóa do đồng chí Mai Văn Hải, Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh làm trưởng đoàn đã có buổi giám sát chuyên đề việc thực hiện thí điểm xử lý nợ xấu theo Nghị quyết số 42/2017/QH14 Quốc hội khóa XIV ở các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 15-8-2017 - 31-5-2022 tại Ngân hàng Thương mại CP Đầu tư và Phát triển chi nhánh Bỉm Sơn (BIDV Bỉm Sơn).

Giám sát việc thí điểm xử lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại CP Đầu tư và Phát triển chi nhánh Bỉm Sơn

Sáng 24-8, Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Thanh Hóa do đồng chí Mai Văn Hải, Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh làm trưởng đoàn đã có buổi giám sát chuyên đề việc thực hiện thí điểm xử lý nợ xấu theo Nghị quyết số 42/2017/QH14 Quốc hội khóa XIV ở các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 15-8-2017 - 31-5-2022 tại Ngân hàng Thương mại CP Đầu tư và Phát triển chi nhánh Bỉm Sơn (BIDV Bỉm Sơn).

Giám sát việc thí điểm xử lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại CP Đầu tư và Phát triển chi nhánh Bỉm Sơn

Đồng chí Mai Văn Hải, Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa chủ trì buổi giám sát.

Cùng tham gia buổi giám sát có đại diện lãnh đạo Tòa án Nhân dân tỉnh, Sở Tài chính, Cục Thi hành án dân sự tỉnh, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Thanh Hóa và UBND thị xã Bỉm Sơn.

Giám sát việc thí điểm xử lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại CP Đầu tư và Phát triển chi nhánh Bỉm Sơn

Lãnh đạo BIDV Bỉm Sơn báo cáo những nội dung liên quan.

Theo báo cáo từ lãnh đạo BIDV Bỉm Sơn, ngay sau khi Quốc hội thông qua Nghị quyết số 42/2017/QH14 và BIDV Hội sở chính triển khai đến các chi nhánh, BIDV Bỉm Sơn đã thông báo đến các khách hàng đang có nợ xấu, đồng thời thành lập tổ xử lý nợ theo tinh thần nghị quyết. Ngoài giao nhiệm vụ cho các phòng, định kỳ hằng tháng tổ xử lý nợ rà soát, đánh giá kết quả thực hiện và những vướng mắc để từ đó đưa ra các giải pháp tiếp theo.

Giám sát việc thí điểm xử lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại CP Đầu tư và Phát triển chi nhánh Bỉm Sơn

Đại diện Ủy ban Pháp luật của Quốc hội phát biểu tại buổi giám sát.

Nghị quyết số 42/2017/QH14, ngày 21-6-2017 của Quốc hội khóa XIV đã thể hiện quyết tâm mạnh mẽ trong xử lý nợ xấu, qua đó khơi thông được nguồn vốn đang ứ đọng cho nền kinh tế. Từ đó, các cơ quan Nhà nước, hệ thống tòa án, cơ quan thi hành án đã vào cuộc mạnh mẽ hơn, giúp hoạt động xử lý nợ xấu được nhanh và hiệu quả. Từ tháng 8-2017 đến tháng 5-2022, BIDV Bỉm Sơn đã phối hợp với các cơ quan tòa án và thi hành án khởi kiện 23 khách hàng có nợ xấu, thu hồi 20,234 tỷ đồng.

Giám sát việc thí điểm xử lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại CP Đầu tư và Phát triển chi nhánh Bỉm Sơn

Đại diện Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Thanh Hóa tham gia ý kiến.

Tuy nhiên, quá trình thực hiện thu hồi nợ xấu theo tinh thần Nghị quyết 42/2017/QH14 cũng phát sinh nhiều tồn tại, hạn chế, nhất là việc áp dụng thủ tục rút gọn và thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản biến động và việc nộp thuế khi chuyển nhượng tài sản biến động. Bên cạnh đó, nhiều cơ quan có liên quan còn chậm triển khai và chưa có hướng dẫn cụ thể, nên việc phối hợp thực hiện nghị quyết chưa được thông suốt...

Giám sát việc thí điểm xử lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại CP Đầu tư và Phát triển chi nhánh Bỉm Sơn

Đại diện UBND thị xã Bỉm Sơn phát biểu tại buổi giám sát.

Tại buổi giám sát, đại diện BIDV Bỉm Sơn, các cơ quan liên quan đã phân tích ưu điểm và nhược điểm trong thực tiễn triển khai thí điểm Nghị quyết 42/2017/QH14; đồng thời đề xuất, kiến nghị để Đoàn ĐBQH tỉnh có ý kiến lên Quốc hội nhằm có các giải pháp điều chỉnh phù hợp.

Lê Đồng


Lê Đồng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]