(Baothanhhoa.vn) - Sáng 29-10, tiếp tục chương trình làm việc tại Kỳ họp thứ 2, Quốc hội đã thảo luận trực tuyến góp ý về dự án Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi). Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Mai Văn Hải, Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa cùng các ĐBQH thuộc Đoàn ĐBQH tỉnh tham dự tại điểm cầu Thanh Hóa.

Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa thảo luận về Dự án Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi)

Sáng 29-10, tiếp tục chương trình làm việc tại Kỳ họp thứ 2, Quốc hội đã thảo luận trực tuyến góp ý về dự án Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi). Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Mai Văn Hải, Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa cùng các ĐBQH thuộc Đoàn ĐBQH tỉnh tham dự tại điểm cầu Thanh Hóa.

Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa thảo luận về Dự án Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi)

Các ĐBQH tham dự Kỳ họp tại điểm cầu Thanh Hóa.

Tham gia góp ý vào Dự án Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi), ĐBQH Võ Mạnh Sơn, Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Thanh Hóa cho rằng, Luật Kinh doanh bảo hiểm đã được ban hành cách đây 20 năm, trong khi thị trường bảo hiểm và hội nhập quốc tế ở lĩnh vực này diễn ra rất mạnh, vì thế một số quy định của Luật Kinh doanh bảo hiểm hiện hành không còn thống nhất, đồng bộ với Bộ Luật Dân sự năm 2015, nhất là không còn phù hợp với sự phát triển nhanh của thị trường bảo hiểm.

Thực tế cho thấy, tình trạng một số doanh nghiệp bảo hiểm cho phép nhân viên thực hiện giới thiệu, quảng bá về bảo hiểm diễn ra dưới nhiều hình thức, kể cả sử dụng công nghệ thông tin, như tin nhắn, điện thoại một cách quá mức gây bức xúc cho người tiếp nhận. Vì vậy, cần bổ sung thêm hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm là làm phiền, quấy nhiễu khách hàng dưới mọi hình thức, tuân thủ các quy định pháp luật về thông tin, truyền thông.

Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa thảo luận về Dự án Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi)

ĐBQH Võ Mạnh Sơn tham gia thảo luận tại Kỳ họp.

Dự án quy định khi nhận được yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm theo quy định tại khoản 1 Điều 103, Tòa án mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản và áp dụng ngay thủ tục thanh lý tài sản của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm. Quy định này cần được xem xét ở một số vấn đề đó là: Theo quy định của Luật Phá sản 2014 thì thủ tục thanh lý tài sản của doanh nghiệp sẽ được thực hiện sau khi có quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp của Tòa án.

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 103 Dự án luật thì thủ tục thanh lý tài sản lại thực hiện sau khi Tòa án mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản là chưa phù hợp.

Khoản 2 Điều 103 Dự án được hiểu là quy định thủ tục phá sản riêng biệt đối với doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm so với các doanh nghiệp khác theo quy định tại Luật Phá sản 2014. Tuy nhiên, Luật Phá sản 2014 lại không quy định về trình tự riêng đối với doanh nghiệp bảo hiểm mà chỉ quy định cho tổ chức tín dụng. Như vậy, quy định này cần phải được xem xét để đảm bảo tính thống nhất trong hệ thống pháp luật về phá sản.

Quy định tại Điểm b, Khoản 2, Điều 117 Dự án luật quy định tổ chức hoạt động đại lý bảo hiểm phải đáp ứng điều kiện đã đăng ký ngành, nghề kinh doanh hoạt động đại lý bảo hiệm theo quy định của Luật Doanh nghiệp là chưa phù hợp và cũng không rõ mục tiêu của quy định này là gì, đề nghị nên bỏ quy định này. Đề nghị điều chỉnh lại Điểm b, Khoản 1, Điều 22 Dự án luật về quy định “tại thời điểm giao kết hợp đồng, đối tượng bảo hiểm không tồn tại” để đảm bảo tính rõ ràng và phù hợp khi xác định các trường hợp hợp đồng vô hiệu…

Quốc Hương


Quốc Hương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]