(Baothanhhoa.vn) - Tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV, chiều 21-5, Đoàn ĐBQH Thanh Hóa đã góp ý kiến vào Dự thảo Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) và Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Đoàn ĐBQH Thanh Hóa góp ý kiến vào Dự thảo Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) và Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp

Tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV, chiều 21-5, Đoàn ĐBQH Thanh Hóa đã góp ý kiến vào Dự thảo Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) và Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp.

Đoàn ĐBQH Thanh Hóa góp ý kiến vào Dự thảo Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) và Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp

ĐBQH Mai Sỹ Diến, Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa, góp ý kiến vào Dự thảo Luật Doanh nghiệp (DN) (sửa đổi) tại phiên họp ngày 21-5.

Góp ý kiến vào Dự thảo Luật Doanh nghiệp (sửa đổi), ĐBQH Mai Sỹ Diến, Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa cho rằng, những sửa đổi, bổ sung trong Dự thảo Luật DN (sửa đổi) đã khắc phục được cơ bản những bất cập, khiếm khuyết của Luật hiện hành, phù hợp với thực tiễn, giảm bớt gánh nặng chi phí, thời gian cho DN trong việc tuân thủ quy định của Luật.

Về phạm vi điều chỉnh, quy định đối tượng hộ kinh doanh (KD) (Điều 1, Điều 2 và Chương VIIa), đại biểu cho rằng cần cân nhắc giữa sự cần thiết về quản lý các hộ KD, tính khả thi của Luật và động lực cho kinh tế tư nhân phát triển. Bởi lẽ, việc đưa hộ KD vào dự thảo Luật DN (sửa đổi) là không phù hợp vì hộ KD không phải là DN nên không thuộc phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng của Luật DN mà cần xem xét, ban hành một luật riêng để điều chỉnh.

Nếu đặt mục tiêu đưa hộ KD vào quản lý theo Luật DN để tăng cường quản lý thuế, thì phải cân nhắc kỹ để Luật ban hành là động lực cho kinh tế tư nhân phát triển. Bên cạnh đó, dự thảo Luật cần bổ sung những quy định cần thiết cho hoạt động loại hình này đối với các vấn đề về: An toàn trong KD mang tính cạnh tranh theo cơ chế thị trường; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hộ KD; quy định về hình thức và cách thức đặt tên hộ KD; bổ sung trình tự, thủ tục thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hộ KD... nhằm hoàn thiện khuôn khổ pháp luật tốt nhất điều chỉnh và áp dụng cho chủ thể hộ KD.

Về xử lý nợ và nợ xấu trong giải thể DN, đại biểu đề nghị sửa điểm b (Khoản 5, Điều 208) “Nợ thuế” là: Nợ xấu có tài sản bảo đảm và nghĩa vụ trả nợ thuế” và sửa điểm c (khoản 1, Điều 176) “Quy định thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty” thành “Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty”.

Góp ý kiến vào Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp, ĐBQH Lê Văn Sỹ, Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa, cho rằng, Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp trình kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XIV đã cơ bản tiếp thu, chỉnh sửa theo ý kiến của các ĐBQH và các chuyên gia.

Đoàn ĐBQH Thanh Hóa góp ý kiến vào Dự thảo Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) và Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp

ĐBQH Lê Văn Sỹ, Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa góp ý kiến vào Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp

Đại biểu đề xuất ban soạn thảo xem xét sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 3 “Nguyên tắc thực hiện giám định tư pháp”: “Trung thực, chính xác, khách quan, khoa học, vô tư, kịp thời”; sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 5 “Chính sách của Nhà nước đối với hoạt động giám định tư pháp”: “Nhà nước có chính sách ưu tiên đào tạo, tuyển dụng, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ đối với người giám định tư pháp; có chế độ phụ cấp ưu đãi nghề đặc biệt đối với người giám định pháp y”.

Sửa đổi, bổ sung điểm b, khoản 1 Điều 7 “Tiêu chuẩn bổ nhiệm giám định viên tư pháp”; điểm b, khoản 1 Điều 18 “Người giám định tư pháp theo vụ việc” cho phù hợp thực tế”: “Có trình độ đại học trở lên và đã qua thực tế hoạt động chuyên môn ở lĩnh vực được đào tạo từ đủ 03 năm trở lên. Trường hợp người được đề nghị bổ nhiệm giám định viên pháp y, pháp y tâm thần, kỹ thuật hình sự đã trực tiếp giúp việc trong hoạt động giám định ở tổ chức giám định pháp y, pháp y tâm thần, kỹ thuật hình sự thì thời gian hoạt động thực tế chuyên môn từ đủ 02 năm trở lên”.

Sửa đổi, bổ sung khoản 5 Điều 12 Luật Giám định tư pháp và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp “Tổ chức giám định tư pháp công lập”: “Phòng giám định kỹ thuật hình sự thuộc viện kiểm sát nhân dân tối cao thực hiện giám định về âm thanh, hình ảnh từ dữ liệu điện tử. Phòng kỹ thuật hình sự thuộc Công an cấp tỉnh có giám định viên pháp y căn cứ vào nhu cầu và điều kiện thực tế của địa phương, phối hợp với Trung tâm Pháp y cấp tỉnh để thực hiện giám định pháp y tử thi. Trường hợp giám định pháp y tử thi đối với các đối tượng liên quan đến bệnh lý, quy trình điều trị; quy trình tạm giam, tạm giữ, thi hành án, chấp hành án do Viện pháp y Quốc gia thuộc Bộ Y tế, Trung tâm Pháp y cấp tỉnh đảm nhiệm”.

Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 29 “Giám định bổ sung, giám định lại”: “Việc giám định lại được thực hiện trong trường hợp có căn cứ cho rằng kết luận giám định lần đầu không chính xác hoặc trong trường hợp cần thiết phải thực hiện giám định lại để phù hợp với tình trạng sức khỏe tại thời điểm sau khi đã được điều trị phục hồi đối với giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần xác định tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể hoặc trong trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 30 của Luật này”.

Phan Nga


Phan Nga

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]