(Baothanhhoa.vn) - Tiếp tục Chương trình làm việc tại Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khoá XV, chiều 27-5, sau khi nghe Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Kinh doanh bảo hiểm, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Đại biểu Quốc hội Võ Mạnh Sơn tham gia góp ý vào dự thảo Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi)

Tiếp tục Chương trình làm việc tại Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khoá XV, chiều 27-5, sau khi nghe Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Kinh doanh bảo hiểm, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật.

Đại biểu Quốc hội Võ Mạnh Sơn tham gia góp ý vào dự thảo Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi)

Tham gia góp ý vào Dự thảo Luật kinh doanh bảo hiểm (Sửa đổi), ĐBQH Võ Mạnh Sơn, Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Liên đoàn lao động tỉnh thống nhất cao với báo cáo giải trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội để hoàn thiện Dự thảo Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi).

Về áp dụng Luật kinh doanh bảo hiểm và luật khác có liên quan (Điều 3 dự thảo Luật), ĐBQH Võ Mạnh Sơn thống nhất đề nghị chọn phương án 2: Khoản 1 và khoản 2 Điều 3 của dự thảo Luật trình xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội được chuyển thành khoản 3 và khoản 4 Điều 15 của dự thảo Luật, đồng thời chỉnh lý lại nội dung khoản 3, cụ thể như sau: Trường hợp có quy định khác nhau giữa Luật Kinh doanh bảo hiểm và luật khác đã được ban hành trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành về hợp đồng bảo hiểm (trừ hợp đồng bảo hiểm hàng hải), thành lập, tổ chức hoạt động, hoạt động nghiệp vụ, tài chính, khả năng thanh toán và biện pháp can thiệp đối với doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, chi nhánh doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài, tổ chức cung cấp bảo hiểm vi mô, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm thì thực hiện theo quy định của Luật này.

Trường hợp luật khác ban hành sau ngày Luật này có hiệu lực thi hành cần quy định đặc thù về các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này khác với quy định của Luật này thì phải xác định cụ thể nội dung thực hiện hoặc không thực hiện theo quy định của Luật này..

Về đóng phí bảo hiểm nhân thọ (Điều 37 dự thảo Luật), ĐBQH Võ Mạnh Sơn cho rằng gói bảo hiểm nhân thọ thường có thời gian rất dài do vậy việc gia hạn đóng phí 60 ngày là chưa hợp lý. Đề nghị điều chỉnh quy định lên tối thiểu là 90 ngày.

Nội dung dự thảo Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi) chưa đề cập đến việc doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài phải trả lãi suất trên số tiền bảo hiểm hay bồi thường chậm trả. Vì vậy, đề nghị cần nghiên cứu, bổ sung quy định về lãi suất chậm trả trong hai trường hợp nêu trên để có căn cứ pháp lý khi xảy ra tranh chấp giữa các bên. Đồng thời cần bổ sung điều khoản quy định doanh nghiệp bán bảo hiểm phải chịu lãi chậm thanh toán. Việc này nhằm tránh việc đơn vị bán bảo hiểm trì hoãn thanh toán, chậm thực hiện nghĩa vụ thanh toán.

Để đảm bảo quyền lợi của người mua bảo hiểm, ĐBQH Võ Mạnh Sơn thống nhất cao với điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm tại khoản 2 Điều 19 Dự thảo quy định phải “có bằng chứng xác nhận việc bên mua bảo hiểm đã được doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài giải thích đầy đủ và hiểu rõ” các nội dung về loại trừ trách nhiệm bảo hiểm.

Đề nghị quy định cụ thể trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài không chấp nhận yêu cầu tại khoản 2, khoản 4 Điều 23 dự thảo Luật thì bên mua bảo hiểm có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bảo hiểm nhưng phải thông báo ngay bằng văn bản cho doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài trong thời hạn bao nhiêu ngày kể từ ngày chấm dứt thực hiện hợp đồng bảo hiểm để đảm bảo cơ sở pháp lý cho việc thực hiện chấm dứt hợp đồng bảo hiểm.

Về hồ sơ xin cấp Giấy phép thành lập và hoạt động của doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, đề nghị quy định rõ lý lịch tư pháp được cấp ở thời điểm nào (trong thời hạn bao nhiêu ngày tính đến ngày nhận hồ sơ) và bản sao các văn bản, chứng chỉ phải được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật công chứng, chứng thực.

Theo khoản 2 Điều 99 Dự thảo Luật quy định khi nhận yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, Tòa án sẽ “mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản và áp dụng ngay thủ tục thanh lý tài sản của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm” mà không tổ chức hội nghị chủ nợ và thực hiện thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh.

Tuy nhiên, theo Luật Phá sản 2014, Tòa án phải tuyên bố doanh nghiệp phá sản rồi mới tiến hành thanh lý tài sản. Trong khi đó, Dự thảo lại quy định Tòa án sẽ tiến hành thanh lý tài sản ngay sau khi mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản. Tức là, thời điểm này doanh nghiệp bảo hiểm chưa bị tuyên bố phả sản. Như vậy, quy định tại Dự thảo sẽ không rõ thời điểm nào doanh nghiệp bảo hiểm sẽ “bị tuyên bố là phá sản” hay là doanh nghiệp bảo hiểm không cần bị tuyên bố phá sản. Trong Báo cáo giải trình, cơ quan soạn thảo đang sửa đổi quy định theo hướng “Tòa án mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản, tuyên bố doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm phá sản và áp dụng ngay thủ tục thanh lý tài sản”. Hướng sửa đổi này là hợp lý, tuy nhiên Dự thảo vẫn chưa thể hiện được định hướng này, để nghị sửa lại quy định tại Điều 99 Dự thảo cho phù hợp hơn.

Quốc Hương (tổng hợp)


Quốc Hương (tổng hợp)

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]