(Baothanhhoa.vn) - Sáng 10-6, đồng chí Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã đi khảo sát một số tuyến đường, dự án trọng điểm trên địa bàn TP Thanh Hóa. Cùng tham gia có đồng chí Lê Anh Xuân, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Thanh Hóa; đại diện lãnh đạo các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Giao thông - Vận tải (GTVT), Tài chính, Xây dựng; UBND TP Thanh Hóa, Văn phòng UBND tỉnh và Viện Quy hoạch - Kiến trúc Thanh Hóa.

Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Minh Tuấn khảo sát một số tuyến đường, dự án trọng điểm trên địa bàn TP Thanh Hóa

Sáng 10-6, đồng chí Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã đi khảo sát một số tuyến đường, dự án trọng điểm trên địa bàn TP Thanh Hóa. Cùng tham gia có đồng chí Lê Anh Xuân, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Thanh Hóa; đại diện lãnh đạo các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Giao thông - Vận tải (GTVT), Tài chính, Xây dựng; UBND TP Thanh Hóa, Văn phòng UBND tỉnh và Viện Quy hoạch - Kiến trúc Thanh Hóa.

Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Minh Tuấn khảo sát một số tuyến đường, dự án trọng điểm trên địa bàn TP Thanh Hóa

Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Minh Tuấn và lãnh đạo các sở, ngành, TP Thanh Hóa khảo sát Dự án mở rộng Đại lộ Lê Lợi đoạn từ ngã tư Phú Sơn đến cầu Đống, TP Thanh Hóa.

Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Minh Tuấn và đoàn công tác đã khảo sát Dự án đầu tư công trình cầu vượt đường sắt Bắc - Nam và các hạng mục giai đoạn 2 dự án Đại lộ Đông - Tây TP Thanh Hóa.

Theo báo cáo của Sở GTVT, Dự án Đại lộ Đông - Tây, TP Thanh Hóa giai đoạn 1 đến nay đã thi công công cơ bản hoàn thành, góp phần khắc phục tình trạng ùn tắc giao thông trong khu vực nội thành TP Thanh Hóa, chia sẻ lưu lượng giao thông với các tuyến Quốc lộ 1A, 45, 47 và các tuyến nội thành. Tuy nhiên, hiện nay đoạn tuyến Km3+350 - K m3+700 có hướng tuyến đi trùng với Quốc lộ 47 (đường Nguyễn Trãi), vị trí giao cắt với đường sắt Bắc - Nam là giao cắt đồng mức (đường ngang đường sắt có gác chắn) nên thường xuyên xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông.

Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Minh Tuấn khảo sát một số tuyến đường, dự án trọng điểm trên địa bàn TP Thanh Hóa

Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Minh Tuấn và các đồng chí trong đoàn khảo sát Dự án đầu tư công trình cầu vượt đường sắt Bắc - Nam.

Do đó, để bảo đảm an toàn giao thông qua tuyến đường sắt Bắc - Nam; đầu tư hoàn chỉnh, đồng bộ tuyến Đại lộ Đông - Tây theo quy hoạch để tăng cường kết nối giao thông trong khu vực; kết nối với tuyến đường trục chính đô thị, thị trấn Rừng Thông để tạo thành trục đường liên thông từ Quốc lộ 45 đến Quốc lộ 1A, tạo điều kiện mở rộng không gian phát triển cho TP Thanh Hóa sau khi sáp nhập huyện Đông Sơn, đáp ứng nhu cầu GTVT và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, thì việc đầu tư cầu vượt đường sắt Bắc - Nam giai đoạn 2 của tuyến đường là cần thiết.

Sở GTVT đề xuất phương án của Dự án đầu tư từ đoạn Km3+350 - Km4+00 có chiều dài khoảng 650m, gồm cầu vượt đường sắt Bắc - Nam dài 404,6 m và đường hai đầu cầu dài 245,5 m. Quy mô đầu tư phần đường đầu cầu, đoạn từ Km3+350 đến khoảng Km3+410, chiều dài 60 m, có quy mô đồng bộ với quy mô giai đoạn hoàn chỉnh với Bn=39 m; Bm=2x10,5=21 m; dải phân cách giữa Bpc=7 m; vỉa hè Bvh=2x5,5=11 m; đầu tư đường vuốt nối hai đầu cầu với chiều rộng Bm=20,5 m, chiều dài khoảng 185,5 m. Đầu tư đường gom, vỉa hè hai bên với chiều dài khoảng 450 m, chiều rộng mặt đường 7,5 m và sửa chữa, cạp mở đường hiện trạng dân sinh phía trái đầu cầu vượt (giao đường CSEP). Phần cầu chiều dài 404,6 m, đầu tư cầu gồm 1 đơn nguyên, bề rộng mặt cầu Bm=20,5 m (0,5 m+2x3.5 m+3x0,5 m+2x3,5 m+0,5 m), gồm 4 làn xe cơ giới, 2 làn xe thô sơ và dải an toàn). Kết cấu nhịp sử dụng kết hợp dầm bản rỗng liên tục vượt nhịp lớn và dầm Super T (3 nhịp SPT 39,1m + 1 nhịp bản 35 m + 2 nhịp bản 45 m + 1 nhịp bản 35 m + 3 nhịp SPT 39,1 m). Tổng mức đầu tư dự kiến 446 tỷ đồng.

Ưu điểm của phương án này là giải quyết được tình trạng ùn tắc, mất an toàn giao thông tại nút giao Quốc lộ 47 với đường sắt Bắc - Nam; tổng mức đầu tư không quá lớn, phần giải phóng mặt bằng (GPMB) chủ yếu đất nông nghiệp.

Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Minh Tuấn khảo sát một số tuyến đường, dự án trọng điểm trên địa bàn TP Thanh Hóa

Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Minh Tuấn và các đồng chí trong đoàn khảo sát Dự án đầu tư công trình cầu vượt đường sắt Bắc - Nam và các hạng mục giai đoạn 2 dự án Đại lộ Đông - Tây TP Thanh Hóa.

Sau khi khảo sát thực tế, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Minh Tuấn giao TP Thanh Hóa hoàn chỉnh các thủ tục đầu tư dự án công trình cầu vượt đường sắt Bắc - Nam theo quy định; Sở GTVT hoàn chỉnh giai đoạn 1 dự án. Cùng với đó, Sở GTVT phối hợp với UBND TP Thanh Hóa thiết kế kỹ thuật của Dự án.

Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Minh Tuấn yêu cầu TP Thanh Hóa giải quyết dứt điểm các tồn tại trong công tác GPMB giai đoạn 1 của Dự án Đại lộ Đông - Tây; đồng thời phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành có liên quan thực hiện công tác GPMB cho giai đoạn hoàn chỉnh của dự án. Việc đầu tư xây dựng Dự án cầu vượt đường sắt Bắc - Nam cùng với đó là hoàn thiện vỉa hè, hào kỹ thuật, hệ thống điện chiếu sáng, thoát nước và cây xanh… phải bảo đảm mỹ quan đô thị và hoàn thành trước tháng 6-2025.

Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Minh Tuấn khảo sát một số tuyến đường, dự án trọng điểm trên địa bàn TP Thanh Hóa

Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Minh Tuấn và các đồng chí trong đoàn khảo sát các hạng mục giai đoạn 2 Dự án Đại lộ Đông - Tây, TP Thanh Hóa.

Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Minh Tuấn và các đồng chí trong đoàn cũng đã khảo sát Dự án mở rộng Đại lộ Lê Lợi, đoạn từ ngã tư Phú Sơn đến cầu Đống, TP Thanh Hóa.

Theo báo cáo của UBND TP Thanh Hóa, về phương án của Dự án có chiều dài tuyến 1,53 km, mặt cắt ngang tuyến 43 m (Chiều rộng nền đường 30 m, chiều rộng dải phân cách 3 m, chiều rộng vỉa hè 2x5=10 m); đối với phần cầu mở rộng trái tuyến 8 m, phải tuyến 17 m, bảo đảm mặt cát ngang 43 m. Tổng mức đầu tư hơn 974 tỷ đồng, trong đó chi phí GPMB hơn 719 tỷ đồng. Về phương án GPMB, tổng số hộ bị ảnh hưởng 290 hộ, trong đó, 254 hộ phải di chuyển, 36 hộ lùi vào chợ Cầu Đống…

Sau khi khảo sát và nghe báo cáo, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Minh Tuấn nhấn mạnh, đây là trục giao thông xương sống trên địa bàn TP Thanh Hóa, kết nối với nhiều tuyến giao thông quan trọng của tỉnh; đồng thời, tạo thuận lợi cho người dân, du khách đi Sân bay Thọ Xuân... Do vậy, TP Thanh Hóa phải tập trung nguồn lực để tổ chức thực hiện. Trước mắt, TP Thanh Hóa khẩn trương lập hồ sơ thiết kế, Sở Xây dựng thẩm định, báo cáo UBND tỉnh.

Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Minh Tuấn khảo sát một số tuyến đường, dự án trọng điểm trên địa bàn TP Thanh Hóa

Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Minh Tuấn và các đồng chí trong đoàn khảo sát Dự án hạ tầng kỹ thuật khu Trung tâm văn hóa tỉnh tại phường Đông Hải, TP Thanh Hóa.

Dự án hạ tầng kỹ thuật khu Trung tâm văn hóa tỉnh tại phường Đông Hải, TP Thanh Hóa có diện tích quy hoạch 56,95 ha, tổng mức đầu tư 768 tỷ đồng, do Sở Xây dựng làm chủ đầu tư. Đến nay, Dự án đã thi công một phần hạng mục san nền và đường giao thông, với khối lượng thực hiện ước đạt 158 tỷ đồng, kế hoạch vốn đã giao là 148 tỷ đồng. Hiện dự án đang tạm dừng thi công do thiếu vốn.

Về GPMB, TP Thanh Hóa đã bàn giao 45 ha mặt bằng sạch, bằng 79%; hiện tại còn 268 hộ cần bồi thường, hỗ trợ tái định cư…

Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Minh Tuấn yêu cầu Sở Xây dựng khẩn trương phối hợp với các đơn vị có liên quan hoàn thiện hồ sơ quyết toán khối lượng thi công dự án hạ tầng kỹ thuật khu Trung tâm văn hóa tỉnh tại điểm dừng kỹ thuật, gửi Sở Tài chính thẩm định, báo cáo UBND tỉnh. Cùng với đó, TP Thanh Hóa tập trung nguồn lực thực hiện phương án di dân tái định cư đối với 268 hộ trong phạm vi Dự án.

Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh cũng giao Văn phòng UBND tỉnh tham mưu cho Chủ tịch UBND tỉnh làm việc với Tập đoàn Sun Group để nghe báo cáo về quy hoạch khu Công viên văn hóa xứ Thanh tại phường Đông Hải, TP Thanh Hóa.

Xuân Hùng


Xuân Hùng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]