(Baothanhhoa.vn) - Ngày 17-7-2021 HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 116/2021/NQ-HĐND về việc ban ban hành trình tự, thủ tục thực hiện cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển cây gai xanh nguyên liệu trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2 0 2 1-2023 theo Nghị quyết số 38 5/2 001 / NQ-HĐND, ngày 26-4-2021 của HĐND tỉnh.

Ban hành trình tự, thủ tục thực hiện cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển cây gai xanh nguyên liệu

Ngày 17-7-2021 HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 116/2021/NQ-HĐND về việc ban ban hành trình tự, thủ tục thực hiện cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển cây gai xanh nguyên liệu trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021-2023 theo Nghị quyết số 385/2001/NQ-HĐND, ngày 26-4-2021 của HĐND tỉnh.

Ban hành trình tự, thủ tục thực hiện cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển cây gai xanh nguyên liệu

Vùng sản xuất cây gai xanh tại xã Cẩm Tâm (Cẩm Thủy). Ảnh: Lê Hợi

Theo đó, hồ sơ chi hỗ trợ gồm: Đơn đề nghị hỗ trợ, Bản sao hợp đồng liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm với doanh nghiệp, hóa đơn theo quy định, hợp đồng, thanh lý hợp đồng mua bán giống, mua bán máy (đối với trường hợp đề nghị hỗ trợ chi phí mua giống, mua máy tước vỏ cây gai xanh). Tổ chức (doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác), hộ gia đình, cá nhân nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện 2 bộ hồ sơ hỗ trợ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp xã nơi đối tượng được hỗ trợ đăng ký hộ khẩu thường trú. Sau khi nhận hồ sơ của UBND cấp xã, chủ tịch UBND cấp huyện sẽ thành lập tổ công tác để thẩm định, kết quả thẩm định được niêm yết công khai tại hội trường nhà văn hóa thôn và trụ sở của UBND cấp xã. Tổ công tác sẽ báo cáo đề xuất chủ tịch UBND cấp huyện ban hành quyết định hỗ trợ.

Trước đó, ngày 26-4-2021, HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 385/2001/NQ-HĐND về việc ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển cây gai xanh nguyên liệu trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2021-2023.

Theo đó, đối tượng hỗ trợ là: Doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ gia đình, cá nhân trồng cây gai xanh làm nguyên liệu sản xuất sợi dệt trên địa bàn tỉnh thuộc phạm vi Đề án phát triển vùng nguyên liệu cây gai xanh phục vụ Nhà máy sản xuất sợi gai An Phước tại xã Cẩm Tú, huyện Cẩm Thủy đến 2025, định hướng đến 2030 đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Các đối tượng sẽ được hỗ trợ: chi phí chuyển đổi trồng cây lâu năm kém hiệu quả sang trồng cây gai xanh nguyên liệu (hỗ trợ một lần với mức 10 triệu đồng/ha); hỗ trợ chi phí mua giống cây gai xanh (hỗ trợ một lần với mức 50% chi phí mua giống, tối đa không quá 10 triệu đồng/ha đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác và không quá 1 triệu đồng/0,1 ha đối với hộ gia đình, cá nhân); hỗ trợ chi phí mua máy tước vỏ cây gai xanh (Đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác: Có diện tích trồng cây gai xanh từ 5 ha đến 10 ha được hỗ trợ mua 1 máy; từ ha thứ 11 trở đi, cứ trồng tăng thêm được 5 ha thì được hỗ trợ mua thêm 1 máy. Đối với hộ gia đình, cá nhân: Có diện tích trồng cây gai xanh từ 1 ha đến 5 ha được hỗ trợ mua 1 máy; từ ha thứ 6 trở đi, cứ trồng tăng thêm được 5 ha thì được hỗ trợ mua thêm 1 máy. Mức hỗ trợ chi phí mua máy tước vỏ cây gai xanh: 5 triệu đồng/1 máy).

Để được hỗ trợ chi phí chuyển đổi trồng cây lâu năm kém hiệu quả sang trồng cây gai xanh nguyên liệu, điều kiện hỗ trợ là đã hoàn thành việc trồng cây gai xanh nguyên liệu trên diện tích đất chuyển đổi, được UBND cấp xã xác nhận. Các loại cây lâu năm phải được trồng trước 31-12-2020 trên diện tích đất thuộc phạm vi Đề án phát triển vùng nguyên liệu cây gai xanh phục vụ Nhà máy sản xuất sợi gai An Phước tại xã Cẩm Tú, huyện Cẩm Thủy đến 2025, định hướng đến 2030 đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Diện tích được chuyển đổi từ đất đang trồng cây lâu năm kém hiệu quả sang trồng cây gai xanh nguyên liệu phải đảm bảo từ 05 ha trở lên đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác và từ 0,5 ha trở lên đối với hộ gia đình, cá nhân. Có hợp đồng liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm với Nhà máy sản xuất sợi gai An Phước kết hợp phát triển vùng nguyên liệu cây gai tại xã Cẩm Tú, huyện Cẩm Thủy. Mức hỗ trợ: Hỗ trợ một lần với mức 10 triệu đồng/ha diện tích đất chuyển đổi từ trồng cây lâu năm kém hiệu quả sang trồng cây gai xanh nguyên liệu.

Để được hỗ trợ chi phí mua giống cây gai xanh, điều kiện hỗ trợ là: Đã hoàn thành việc trồng cây gai xanh, được UBND cấp xã xác nhận. Doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác có diện tích trồng cây gai xanh từ 05 ha trở lên; hộ gia đình, cá nhân có diện tích trồng cây gai xanh từ 0,1 ha trở lên. Giống gai xanh đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận lưu hành; được đơn vị có chức năng sản xuất, kinh doanh giống gai xanh cung cấp và xác nhận nguồn gốc giống. Mức hỗ trợ: Hỗ trợ một lần với mức 50% chi phí mua giống cây gai xanh được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận lưu hành, nhưng tối đa không quá 10 triệu đồng/ha đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác (không quá 1 triệu đồng/0,1 ha đối với hộ gia đình, cá nhân) trồng cây gai xanh.

Để được hỗ trợ chi phí mua máy tước vỏ cây gai xanh, thì điều kiện hỗ trợ là: Doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, phải trồng cây gai xanh từ 05 ha trở lên; hộ gia đình, cá nhân phải trồng cây gai xanh từ 01 ha trở lên, được UBND cấp xã xác nhận. Máy tước vỏ cây gai xanh phải đạt công suất tước tối thiểu từ 02 tấn vỏ tươi/ngày trở lên. Mức hỗ trợ: Đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác: Có diện tích trồng cây gai xanh từ 5 ha đến 10 ha được hỗ trợ mua 1 máy; từ ha thứ 11 trở đi, cứ trồng tăng thêm được 5 ha thì được hỗ trợ mua thêm 1 máy. Đối với hộ gia đình, cá nhân: Có diện tích trồng cây gai xanh từ 1 ha đến 5 ha được hỗ trợ mua 1 máy; từ ha thứ 6 trở đi, cứ trồng tăng thêm được 5 ha thì được hỗ trợ mua thêm 1 máy. Mức hỗ trợ chi phí mua máy tước vỏ cây gai xanh: 5 triệu đồng/1 máy.

Thời gian thực hiện chính sách: Từ ngày 1-1-2021 đến hết ngày 31-12-2023.

Việt Linh


Việt Linh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]