(Baothanhhoa.vn) - Những năm qua, công tác điều động, luân chuyển (ĐĐ, LC) cán bộ được Ban Thường vụ Tỉnh ủy chú trọng, góp phần đào tạo, rèn luyện cán bộ, giúp cán bộ có cơ hội trưởng thành. Trong luân chuyển đã kết hợp với việc bố trí cán bộ không là người địa phương nên khắc phục được tình trạng cục bộ, khép kín, mất đoàn kết nội bộ ở một số địa phương, đơn vị; đồng thời tăng cường cán bộ cho những nơi khó khăn, góp phần củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị trong tỉnh.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Tạo nguồn, xây dựng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ thời kỳ mới

Bài 3: Điều động, luân chuyển để cán bộ được rèn luyện, trưởng thành

Bài 3: Điều động, luân chuyển để cán bộ được rèn luyện, trưởng thành

Đồng chí Mai Văn Quang, Bí thư Đảng ủy xã Nga Lĩnh (Nga Sơn) chủ trì cuộc họp đảng ủy mở rộng triển khai kế hoạch sản xuất vụ đông. Ảnh: Phan Nga

Những năm qua, công tác điều động, luân chuyển (ĐĐ, LC) cán bộ được Ban Thường vụ Tỉnh ủy chú trọng, góp phần đào tạo, rèn luyện cán bộ, giúp cán bộ có cơ hội trưởng thành. Trong luân chuyển đã kết hợp với việc bố trí cán bộ không là người địa phương nên khắc phục được tình trạng cục bộ, khép kín, mất đoàn kết nội bộ ở một số địa phương, đơn vị; đồng thời tăng cường cán bộ cho những nơi khó khăn, góp phần củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị trong tỉnh.

Tháng 5-2017, Giám đốc Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện Hà Trung Ngô Minh Cảnh được điều động về làm Bí thư Đảng ủy xã Hà Bình. Khi nhận nhiệm vụ mới, điều mà đồng chí trăn trở là làm sao đưa địa phương ngày càng phát triển, nâng cao thu nhập và đời sống nhân dân. Bằng trách nhiệm và khả năng của mình, đồng chí đã cùng ban chấp hành đảng bộ xã ban hành nhiều nghị quyết để lãnh đạo toàn diện các mặt về kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng và xây dựng nông thôn mới (NTM); đồng thời “xốc” lại tác phong, lề lối làm việc của cán bộ, công chức xã; phân công, gắn trách nhiệm cho từng đồng chí ủy viên ban chấp hành đảng ủy bám cơ sở; tổ chức tốt công tác tuyên truyền, thực hiện nghiêm túc quy chế dân chủ trong thực hiện chương trình xây dựng NTM; chỉ đạo thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi đem lại hiệu quả kinh tế cao. Với phương châm: xuống cơ sở là “óc nghĩ, chân đi, miệng nói, tay làm”; dựa trên cơ sở hài hòa giữa lợi ích của Nhà nước và nhân dân, tạo sự đoàn kết, nhất trí cao giữa nhân dân và cán bộ nên khi chính quyền xã triển khai các nghị quyết, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, người dân đều đồng tình ủng hộ. Đến nay, sau gần 3 năm đồng chí Ngô Minh Cảnh giữ cương vị bí thư đảng ủy, xã Hà Bình đã có thêm 6/7 thôn đạt thôn NTM, 1 đơn vị trường học được Chủ tịch UBND tỉnh công nhận đơn vị kiểu mẫu; thu nhập bình quân đầu người đạt 35,8 triệu đồng/năm; tỷ lệ hộ khá, giàu ngày càng tăng, hộ nghèo giảm xuống còn 3,2%. Xã đã về đích NTM năm 2017, sớm hơn so với dự kiến 3 năm; hiện đang phấn đấu đạt xã NTM nâng cao vào năm 2020.

Xác định ĐĐ, LC là cơ hội để rèn luyện, thử thách và trưởng thành, tháng 7-2018, khi được điều động về làm Bí thư Đảng ủy xã Nga Lĩnh, đồng chí Mai Văn Quang, nguyên Bí thư Huyện đoàn Nga Sơn đã khẩn trương tiếp cận toàn diện các mặt công tác, bám cơ sở, gần gũi với nhân dân. Với kinh nghiệm được tích lũy nhiều năm tại huyện đoàn, việc đầu tiên đồng chí bí thư đảng ủy xã triển khai là nắm bắt địa bàn, gặp gỡ cán bộ, công chức, các tổ chức, chi bộ, đoàn thể, các đồng chí lãnh đạo chính quyền để tìm ra cách thức giải quyết công việc phù hợp nhất. Đồng chí đã trực tiếp đối thoại với tổ chức đoàn thể, nhân dân trên địa bàn; lắng nghe ý kiến của nhân dân, giải quyết triệt để những ý kiến nhân dân phản ánh, tạo niềm tin của đảng viên và người dân địa phương. Khó khăn bởi địa bàn mới nhưng theo đồng chí, khi giải quyết công việc, không bị ảnh hưởng tác động bởi những yếu tố liên quan đến gia đình, họ hàng, bạn bè nên hoàn toàn dân chủ, khách quan. Thêm vào đó, những khó khăn và thuận lợi ở địa bàn mới đã tạo cơ hội để bản thân đồng chí trải nghiệm, cọ xát và trưởng thành hơn trong công việc.

Anh Nguyễn Hữu Năm, người dân thôn Vân Hoàn, xã Nga Lĩnh, cho biết: Từ khi đồng chí Mai Văn Quang được ĐĐ, LC về xã, chúng tôi thấy sản xuất nông nghiệp của địa phương có nhiều chuyển biến rõ nét. Xã đã tập trung cho việc xây dựng các công trình thủy lợi, giao thông nội đồng để phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa. Đời sống người dân từng bước được nâng lên, hộ nghèo giảm hẳn. Mục tiêu từng bước xây dựng Nga Lĩnh trở thành xã NTM nâng cao, tiến tới đạt xã NTM kiểu mẫu chắc không còn xa.

Đồng chí Phạm Đình Tố, Trưởng Ban Tổ chức Huyện ủy Nga Sơn, cho biết: Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Huyện ủy Nga Sơn đã tiếp nhận 3 đồng chí từ cấp tỉnh về huyện, 1 đồng chí được điều động lên tỉnh; 4 cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp huyện được luân chuyển làm cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cơ sở; 1 đồng chí được điều động từ cơ sở lên huyện, 17 đồng chí điều động từ xã này sang xã khác, 11 đồng chí từ phòng, ban này sang phòng, ban khác. Việc bố trí cán bộ chủ chốt không phải là người địa phương đã được thực hiện ở 16/27 xã, thị trấn. Qua luân chuyển, cán bộ được học tập, rèn luyện trong thực tiễn, hiểu biết thêm nhiều lĩnh vực, nâng cao kỹ năng lãnh đạo, điều hành, tích lũy được kinh nghiệm; có khả năng đáp ứng yêu cầu khi được bố trí vào chức danh quy hoạch. Một số cán bộ luân chuyển đã trưởng thành, được cấp ủy, chính quyền và nhân dân đánh giá cao. Nhiều đơn vị sau khi có cán bộ ĐĐ, LC đã có sự chuyển biến rõ nét như: Nga Tân, Nga Nhân, Nga Vịnh, Nga Yên, thị trấn... Có đơn vị, khi chưa ĐĐ, LC nội bộ cán bộ chủ chốt có biểu hiện thống nhất chưa cao, sau khi luân chuyển đã khắc phục rõ nét tình trạng này, kịp thời giải quyết các mâu thuẫn, tạo ra khí thế mới trong cán bộ, đảng viên và nhân dân. Việc thực hiện ĐĐ, LC cán bộ không chỉ tác động đến cán bộ được ĐĐ, LC mà còn có tác động trực tiếp đến đội ngũ cán bộ từ huyện đến cơ sở, tạo nên ý thức, trách nhiệm cao; tạo sự chủ động, năng động, sáng tạo hơn trong thực hiện nhiệm vụ được giao của cán bộ.

Nhiều năm qua, Ðảng bộ tỉnh đã ĐĐ, LC một số cán bộ trẻ về giữ vị trí chủ chốt ở những địa phương trọng điểm nhằm thử thách và đào tạo cán bộ. Điển hình như ở huyện Quan Sơn – huyện miền núi, biên giới phía Tây của tỉnh kinh tế chậm phát triển, đời sống người dân còn nhiều khó khăn, đồng chí Nguyễn Ngọc Tiến, nguyên là Bí thư Tỉnh đoàn được điều về làm Bí thư Huyện ủy Quan Sơn. Với trách nhiệm được giao, đồng chí cùng tập thể Ban Thường vụ Huyện ủy đã lựa chọn 2 nội dung đột phá để chỉ đạo thực hiện: Chương trình giảm nghèo bền vững, gắn với xây dựng NTM và phát triển du lịch; chương trình phát triển kinh tế lâm, nông nghiệp, trọng tâm là cải tạo rừng nghèo, vườn tạp và nâng cao tầm vóc đàn gia súc nhằm đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Từ các nội dung đột phá này, huyện đã tổ chức triển khai thực hiện đạt được nhiều kết quả tích cực, từng bước làm thay đổi nhận thức của cán bộ và nhân dân trong công tác giảm nghèo, hướng dẫn nhân dân áp dụng khoa học – kỹ thuật vào sản xuất, phát triển các loại cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao như mô hình trồng rau an toàn, mô hình thâm canh cây vầu; mô hình vườn ươm, trồng rừng và chăn nuôi... Những kết quả trên đã góp phần nâng thu nhập bình quân đầu người của huyện năm 2018 đạt 25 triệu đồng, tăng 5 triệu đồng/người so với năm 2016. Đặc biệt, trong 2 năm (2017, 2018), tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn đều giảm trên 7%, là mức giảm cao nhất trong các huyện 30a của tỉnh. Đồng chí đang cùng tập thể lãnh đạo và nhân dân huyện nhà nỗ lực phấn đấu đến năm 2020 đưa Quan Sơn thoát khỏi huyện nghèo, sớm trở thành huyện khá.

Đồng chí Trần Quốc Huy, Phó trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy, cho biết: Thanh Hóa là một trong những địa phương được Trung ương đánh giá cao trong việc thực hiện công tác ĐĐ, LC cán bộ và chủ trương bố trí chức danh bí thư, phó bí thư thường trực cấp ủy, phó bí thư, chủ tịch UBND cấp huyện không phải người địa phương. Công tác ĐĐ, LC trên địa bàn tỉnh thời gian qua đã góp phần thúc đẩy thực hiện nhiệm vụ chính trị của các địa phương, đơn vị; cán bộ, đảng viên thông suốt, ủng hộ và thấy rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của việc luân chuyển, điều động cán bộ. Số cán bộ ĐĐ, LC đã khẳng định và phát huy được năng lực, sở trường, giữ gìn được phẩm chất, cơ bản hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; một số đồng chí được bố trí, sắp xếp chức vụ cao hơn sau luân chuyển. Đặc biệt, đối với những địa phương, đơn vị có cán bộ ĐĐ, LC đến, tình hình phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh; xây dựng Đảng và hệ thống chính trị đã có sự chuyển biến tiến bộ; công tác lãnh đạo, quản lý, điều hành từng bước được chấn chỉnh, nền nếp, kỷ luật, kỷ cương, đảm bảo dân chủ; các vấn đề phức tạp nảy sinh ở cơ sở nhìn chung đã được xử lý, giải quyết kịp thời, tình hình ổn định, được cán bộ, đảng viên và nhân dân đồng tình, ủng hộ.

Phan Nga

Bài 4: Sàng lọc cán bộ, khắc phục những hạn chế, yếu kém.


Phan Nga

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]