(Baothanhhoa.vn) - Tập trung kiểm tra dấu hiệu vi phạm đối với những vấn đề nổi cộm, vụ việc gây bức xúc dư luận và xử lý nghiêm theo quy định, giữ vững kỷ cương, kỷ luật của Đảng là dấu ấn của các cấp ủy và ủy ban kiểm tra (UBKT) các cấp trong những năm qua.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Bài 1: Không có “vùng cấm” trong kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng

Tập trung kiểm tra dấu hiệu vi phạm đối với những vấn đề nổi cộm, vụ việc gây bức xúc dư luận và xử lý nghiêm theo quy định, giữ vững kỷ cương, kỷ luật của Đảng là dấu ấn của các cấp ủy và ủy ban kiểm tra (UBKT) các cấp trong những năm qua.

Nhờ nguồn đóng góp của nhân dân, hỗ trợ của Nhà nước, nhiều công trình xây dựng ở làng Thành Nhân, xã Vĩnh Thành (Vĩnh Lộc) được đầu tư xây dựng khang trang. Ảnh: Quốc Hương

Chú trọng khâu kiểm tra, giám sát

Hiện nay, do tác động của nhiều yếu tố chủ quan và khách quan, cho thấy các vi phạm của tổ chức đảng và đảng viên phức tạp hơn về tính chất, tinh vi và cách thức ngày càng khôn khéo, tạo ra những khó khăn cho công tác kiểm tra. Để phát huy hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát (KTGS), góp phần tích cực đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, các cấp ủy đảng đã triển khai thực hiện nghiêm túc các chủ trương, quy định của Trung ương, của Tỉnh ủy về công tác KTGS và kỷ luật Đảng; thực hiện toàn diện công tác KTGS. Tập trung KTGS việc triển khai thực hiện các Nghị quyết của Trung ương và cấp ủy; việc chấp hành quy chế làm việc; kiểm tra tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm... Qua kiểm tra đã đánh giá đúng ưu điểm của tổ chức đảng và đảng viên để phát huy; đồng thời làm rõ thiếu sót, khuyết điểm để uốn nắn, khắc phục kịp thời; xử lý nghiêm các tổ chức đảng, đảng viên vi phạm, giữ vững kỷ cương, kỷ luật của Đảng, góp phần nâng cao năng lực, sức chiến đấu của tổ chức đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên.

Bảo đảm công tác kiểm tra của Đảng được thực hiện đúng phương châm “chủ động, chiến đấu, giáo dục, hiệu quả”, giữ nghiêm kỷ luật của Đảng, thời gian qua Thành ủy TP Sầm Sơn đã thực hiện tốt nhiệm vụ kiểm tra đảng viên và tổ chức đảng, trong đó, chú trọng tập trung vào những vấn đề nổi cộm, có dư luận, có nhiều đơn, thư. Đây cũng chính là điều kiện để rà soát, nắm bắt tình hình đến từng chi bộ cơ sở nhằm đưa vào theo dõi hoặc giám sát để xem xét, chỉ đạo kiểm tra dấu hiệu vi phạm đối với những tổ chức đảng “có vấn đề”. Ngoài ra, việc Ban Thường vụ Thành ủy Sầm Sơn quyết định chỉ đạo tiến hành các cuộc kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm còn qua thông tin từ đơn, thư khiếu nại, tố cáo, từ phản ánh của cán bộ, đảng viên và nhân dân hay từ dư luận xã hội; chủ yếu tập trung vào lĩnh vực đất đai, bồi thường giải phóng mặt bằng, việc thu tiền đóng góp... Từ những cơ sở nêu trên, Ban Thường vụ Thành ủy Sầm Sơn chỉ đạo các ngành trong khối nội chính, cơ quan liên quan phối hợp tổng hợp thông tin một cách đầy đủ và xác định cụ thể những nơi, những tổ chức đảng có vấn đề nổi cộm, có dư luận xấu... Tất cả thông tin đó được giao cho UBKT Thành ủy Sầm Sơn tiếp nhận, xử lý các bước theo quy định, báo cáo kết quả với Thường trực, Ban Thường vụ Thành ủy chỉ đạo xử lý. Trong năm 2017 và 9 tháng năm 2018, cấp ủy, tổ chức đảng các cấp đã kiểm tra 80 lượt tổ chức đảng, 304 lượt đảng viên, giám sát 84 lượt tổ chức đảng... Ban thường vụ, UBKT thành ủy và cấp ủy các cấp đã thi hành kỷ luật 1 tổ chức đảng, 31 cán bộ, đảng viên vi phạm và một số tập thể cấp ủy có nhiều sai phạm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, như khiển trách đối với Ban Thường vụ Đảng ủy phường Trung Sơn vì thiếu sâu sát, chưa kịp thời có biện pháp chỉ đạo UBND phường xử lý theo quy định những trường hợp vi phạm về quản lý và sử dụng đất đai, tài nguyên, khoáng sản và trật tự xây dựng thuộc thẩm quyền...; đồng thời kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với đồng chí chủ tịch UBND phường và khiển trách đồng chí phó chủ tịch UBND phường. Hay như trường hợp đồng chí Bí thư Đảng ủy xã Quảng Hùng qua kiểm tra đã phát hiện vi phạm Điểm 13 Quy định số 47-QĐ/TW ngày 1-11-2011 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về những điều đảng viên không được làm và đã bị kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo...

Xử lý nghiêm những vi phạm

Khi còn đương nhiệm chức vụ Chủ tịch UBND xã Vĩnh Long (Vĩnh Lộc) nhiệm kỳ 2011-2016, ông Phạm Ngọc Thuyết đã để xảy ra hàng loạt sai phạm liên quan đến lĩnh vực đất đai, tài chính, xây dựng cơ bản. Năm 2013, ông Thuyết đã tự ý ký hồ sơ giao đất ở cho ông Trần Quốc Uy, sau đó chuyển nhượng sang cho ông Nguyễn Thế Tình mà không thông qua đấu giá. Việc làm trên của ông Thuyết đã vi phạm Điều 61 Nghị định 181/2004/NĐ-CP của Chính phủ. Ngoài ra, trong hai năm 2014-2015 ông Thuyết còn trực tiếp ký dự án và các hồ sơ thanh toán tiền hỗ trợ sản xuất cho các hộ khó khăn ở 4 thôn Chương trình 135 với tổng số tiền 400 triệu đồng, nhưng đã chấp thuận, rồi chi tiền mặt cho các thôn sử dụng sai mục đích và để lại ở thủ quỹ xã 25 triệu đồng. Năm 2015 ông Thuyết ký phê duyệt dự toán thiết kế vượt mức đầu tư được phê duyệt, khi UBND huyện chưa phê duyệt điều chỉnh báo cáo kinh tế kỹ thuật, không yêu cầu nhà thầu làm đúng chủng loại gỗ như đã thiết kế ban đầu vẫn nghiệm thu là vi phạm Nghị định 12/2009/NĐ-CP của Chính phủ. Năm 2016 khi nhận tiền từ ban vận động ủng hộ xây dựng nông thôn mới của huyện, ông Thuyết không chỉ đạo công khai trước cán bộ, đảng viên và nhân dân, không nộp tiền vào ngân sách xã mà cho nhà thầu ứng trực tiếp từ đồng chí Bí thư thôn Xuân Áng và không chỉ đạo thôn Xuân Áng nộp tiền đóng góp của dân vào ngân sách xã mà để cho thôn tự ý cho nhà thầu ứng... Từ những vi phạm trên, ngày 11-4-2018, Ban Thường vụ Huyện ủy Vĩnh Lộc đã đưa ra hình thức kỷ luật cảnh cáo đối với ông Phạm Ngọc Thuyết.

Huyện ủy Quảng Xương vừa có kết luận và thi hành kỷ luật đối với ông Lê Quang Kỳ, Chủ tịch UBND xã Quảng Yên vì có nhiều vi phạm trong việc chi trả tiền thiệt hại do mưa lũ gây ra cho người dân ở xã này. Theo Quyết định số 56/QĐ-UBKTHU ngày 24-7-2018, của UBKT Huyện ủy Quảng Xương nêu rõ: Trên cương vị là Phó Bí thư, Chủ tịch UBND xã Quảng Yên, ông Lê Quang Kỳ chưa tổ chức chi trả kịp thời tiền hỗ trợ thiệt hại do mưa lũ gây ra năm 2017 cho 10 hộ dân nên để xảy ra đơn, thư tố giác tại cơ sở. Không trung thực trong việc lập hồ sơ quyết toán tài chính với huyện. Ngoài ra, ông Kỳ còn trao đổi qua điện thoại với ông Lê Quang Sỹ, thôn Yên Khang và đề nghị chi 3 triệu đồng để lo lót thủ tục trong việc thực hiện chính sách hỗ trợ cho các gia đình bị thiệt hại do mưa lũ năm 2017. Việc làm của ông Kỳ đã ảnh hưởng rất lớn đến uy tín của bản thân và tổ chức đảng. Sau khi vào cuộc kiểm tra dấu hiệu vi phạm, UBKT Huyện ủy Quảng Xương đã đưa ra hình thức kỷ luật cảnh cáo đối với ông Lê Quang Kỳ.

Từ năm 2015 đến ngày 30-6-2018, cấp ủy, tổ chức đảng các cấp trong tỉnh đã kiểm tra 5.606 tổ chức đảng cấp dưới và 15.151 đảng viên; giám sát 7.274 tổ chức đảng và 19.582 đảng viên. UBKT các cấp kiểm tra 185 tổ chức đảng và 2.345 đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm, kết luận 87 tổ chức đảng và 1.709 đảng viên có vi phạm. Cấp ủy các cấp đã thi hành kỷ luật 30 tổ chức đảng, trong đó khiển trách 24, cảnh cáo 6; thi hành kỷ luật 1.811 đảng viên có vi phạm; trong đó có 2 Tỉnh ủy viên, 3 nguyên Tỉnh ủy viên, 1 bí thư huyện ủy, 1 chủ tịch và 1 nguyên chủ tịch UBND huyện, 4 ủy viên ban thường vụ cấp huyện, 22 huyện ủy viên, 251 đảng viên; bằng hình thức khiển trách 1.256 người, cảnh cáo 337, cách chức 71, khai trừ 147. Mới đây (ngày 21-9-2018), tại kỳ họp lần thứ 31, UBKT Tỉnh ủy đã xem xét, kết luận, đề nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy quyết định thi hành kỷ luật đối với một số đảng viên có khuyết điểm, vi phạm rất nghiêm trọng. Trong đó, thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với đồng chí Lê Như Tuấn, nguyên Tỉnh ủy viên, nguyên Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với đồng chí Nguyễn Văn Tuấn, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Hà Trung; thi hành kỷ luật bằng hình thức khiển trách đối với đồng chí Nguyễn Tiến Dũng, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Tĩnh Gia... Việc xử lý kỷ luật nghiêm minh, đúng nguyên tắc, trình tự, thủ tục, bảo đảm khách quan, kịp thời, không có vùng cấm, không có trường hợp ngoại lệ do đó đã nhận được sự nhất trí cao trong tổ chức đảng và đảng viên.

Việc xử lý kỷ luật đã có tác dụng giáo dục, răn đe và ngăn ngừa vi phạm, giữ vững kỷ cương và tăng cường kỷ luật của Đảng, từ đó tạo sự đồng thuận trong xã hội, góp phần ổn định tình hình ở các địa phương, đơn vị và không có khiếu nại kỷ luật Đảng.ài 2: Xử lý nghiêm các hành vi tham nhũng, lãng phí.


Quốc Hương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]