(Baothanhhoa.vn) - Năm 2020, mặc dù phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức do thiên tai, dịch bệnh nhưng Thanh Hóa vẫn có những phát triển vượt bậc. Cùng nhìn lại 10 dấu ấn nổi bật của tỉnh Thanh Hóa trong năm 2020.

10 dấu ấn nổi bật của tỉnh Thanh Hóa năm 2020

Năm 2020, mặc dù phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức do thiên tai, dịch bệnh nhưng Thanh Hóa vẫn có những phát triển vượt bậc. Cùng nhìn lại 10 dấu ấn nổi bật của tỉnh Thanh Hóa trong năm 2020.

1. Tổ chức thành công Đại hội Đảng các cấp và Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025

10 dấu ấn nổi bật của tỉnh Thanh Hóa năm 2020

Các đại biểu biểu quyết thông qua nghị quyết đại hội. Ảnh: Minh Hiếu

Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020-2025 diễn ra từ ngày 26 đến ngày 28-10-2020 với sự tham gia của 448 đại biểu, đại diện cho 229.424 đảng viên trong toàn Đảng bộ. Đại hội đã thông qua nghị quyết, trong đó nhấn mạnh mục tiêu tổng quát: “Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ; phát huy truyền thống văn hóa, lịch sử, khát vọng thịnh vượng và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân; phát triển kinh tế nhanh và bền vững; nâng cao đời sống Nhân dân; bảo đảm vững chắc quốc phòng - an ninh; phấn đấu đến năm 2025 trong nhóm các tỉnh dẫn đầu cả nước - một cực tăng trưởng mới ở phía Bắc của Tổ quốc, đến năm 2030 trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại”. Nghị quyết cũng nêu rõ 9 nhóm nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm nhiệm kỳ 2020-2025 và những năm tiếp theo; 6 chương trình trọng tâm, 3 khâu đột phá.

2. Kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa

10 dấu ấn nổi bật của tỉnh Thanh Hóa năm 2020

Các đại biểu dự lễ kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa (Ảnh: Hoàng Đông).

Lễ kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa (29-7-1930 - 29-7-2020) diễn ra trọng thể ngày 29-7-2020. Đây là sự kiện có ý nghĩa hết sức quan trọng, đánh dấu bước trưởng thành lớn mạnh của Đảng bộ tỉnh và mở ra thời kỳ mới trên con đường phát triển đi lên của tỉnh Thanh Hóa. Chặng đường 90 năm vượt qua muôn vàn khó khăn, thách thức nhưng rất đỗi vẻ vang của Đảng bộ tỉnh, chúng ta càng thêm tự hào về truyền thống hào hùng; trân trọng, nâng niu và gìn giữ những thành quả cách mạng đã đạt được dưới sự lãnh đạo của Đảng. Càng tự hào, mỗi cán bộ, đảng viên và người dân Thanh Hóa chúng ta càng xác định rõ trách nhiệm của mình trong sự nghiệp xây dựng và phát triển Thanh Hóa, xứng đáng với sự tin tưởng, mong đợi của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh.

3. Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 58-NQ/TW về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hoá đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

10 dấu ấn nổi bật của tỉnh Thanh Hóa năm 2020

Bộ Chính trị làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa. (Ảnh: Minh Hiếu)

Nghị quyết đề ra mục tiêu đến năm 2030 Thanh Hoá là tỉnh giàu đẹp, văn minh và hiện đại; một trong những trung tâm lớn của vùng Bắc Trung Bộ và cả nước về công nghiệp năng lượng và chế biến, chế tạo; nông nghiệp giá trị gia tăng cao; dịch vụ logistics, du lịch, giáo dục và đào tạo, y tế chuyên sâu và văn hoá, thể thao; một cực tăng trưởng mới cùng với Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh tạo thành tứ giác phát triển ở phía Bắc của Tổ quốc; nơi người dân có mức sống cao hơn bình quân cả nước, các giá trị di sản văn hoá và lịch sử được bảo tồn, phát huy; quốc phòng, an ninh được bảo đảm vững chắc; các tổ chức đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.

4. Tổ chức thành công Hội nghị xúc tiến đầu tư năm 2020

10 dấu ấn nổi bật của tỉnh Thanh Hóa năm 2020

Lễ ký biên bản ghi nhớ đầu tư giữa UBND tỉnh Thanh Hóa và các nhà đầu tư. (Ảnh: Lê Hợi)

Diễn ra ngày 12 - 6, tại TP Thanh Hóa với sự tham dự của đồng chí Trương Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ; lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương; lãnh đao tỉnh Thanh Hóa cùng các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Tại hội nghị, các đồng chí lãnh đạo Chính phủ và tỉnh Thanh Hóa đã trao Giấy chứng nhận đầu tư, Quyết định chủ trương đầu tư cho chủ đầu tư của 19 dự án, với tổng số vốn đăng ký đầu tư 56.758 tỷ đồng. Trong đó, có 10 dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo, 2 dự án thuộc lĩnh vực đô thị và cơ sở hạ tầng, 3 dự án thuộc lĩnh vực du lịch, 3 dự án thuộc lĩnh vực nông nghiệp và 1 dự án thuộc lĩnh vực y tế. Đại diện chủ đầu tư của 15 dự án khác đang xúc tiến đầu tư vào Thanh Hóa cũng ký kết biên bản ghi nhớ đầu tư với đại diện lãnh đạo tỉnh, dự kiến tổng vốn đầu tư 285.177 tỷ đồng. Tổng vốn của 34 dự án nói trên có tổng mức đầu tư hơn 341.900 tỷ đồng (tương đương 14,8 tỷ USD).

5. Xây dựng nông thôn mới vượt mục tiêu

10 dấu ấn nổi bật của tỉnh Thanh Hóa năm 2020

Huyện Nga Sơn đạt chuẩn Nông thôn mới (Ảnh: Lê Đồng)

Đến tháng 12 - 2020, Thanh Hóa có thêm 2 huyện, 17 xã, 780 thôn, bản, miền núi được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới; 8 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; 28 thôn, bản đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Luỹ kế đến nay, Thanh Hoá có 8 huyện, 384 xã, 1007 thôn, bản đạt chuẩn nông thôn mới. So với mục tiêu giai đoạn 2016 - 2020 mà Thủ tướng Chính phủ giao, Thanh Hóa vượt 6 huyện, 41 xã đạt chuẩn nông thôn mới.

6. Khởi công xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam đoạn qua Thanh Hóa

10 dấu ấn nổi bật của tỉnh Thanh Hóa năm 2020

Thủ tưởng Nguyễn Xuân Phúc cùng các đồng chí lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương, lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa ấn nút khởi công dự án. (Ảnh: Lê Hợi)

Dự án thành phần đoạn Mai Sơn (Ninh Bình) - Quốc lộ 45 (Thanh Hoá), thuộc dự án Đường cao tốc Bắc – Nam, có chiều dài tuyến 63km. Giai đoạn 1 có quy mô 4 làn xe, vận tốc thiết kế 80km/h, tổng mức đầu tư 12.111 tỷ đồng, dự kiến khai thác vào năm 2022.

Giai đoạn hoàn chỉnh của dự án sẽ có quy mô 6 làn xe, vận tốc thiết kế 120 km/h. Ngoài dự án thành phần Mai Sơn – Quốc lộ 45, dự án đường cao tốc Bắc – Nam tuyến phía Đông qua Thanh Hoá còn hai dự án thành phần khác, gồm: Quốc lộ 45 - Nghi Sơn và Nghi Sơn - Diễn Châu; với tổng chiều dài hơn 104km.

7. Thu ngân sách đạt gần 29.000 tỷ đồng, cao nhất từ trước đến nay

10 dấu ấn nổi bật của tỉnh Thanh Hóa năm 2020

Kỹ sư Nhà máy Xi măng Long Sơn làm việc tại trung tâm điều hành sản xuất. (Ảnh: Xuân Hùng)

Năm 2020, thu ngân sách Nhà nước của tỉnh Thanh Hóa đạt gần 29.000 tỷ đồng, gấp 2,3 lần năm 2015 và gấp 7,5 lần năm 2010. Tính chung trong giai đoạn 2015 – 2020, thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh luôn vượt dự toán và tăng qua từng năm. Tốc độ tăng thu ngân sách bình quân hàng năm đạt 18,1%; trong nhóm các tỉnh có tốc độ tăng thu ngân sách cao nhất cả nước.

8. Thành lập thị xã Nghi Sơn

10 dấu ấn nổi bật của tỉnh Thanh Hóa năm 2020

Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn tại Khu Kinh tế Nghi Sơn. (Ảnh: TL)

Ngày 22-4-2020, tại Phiên họp thứ 44, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc thành lập thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa với 100% thành viên tán thành. Nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1-6-2020. Thị xã Nghi Sơn được thành lập trên cơ sở nguyên trạng diện tích tự nhiên và quy mô dân số của huyện Tĩnh Gia. Thị xã Nghi Sơn có 31 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 16 phường và 15 xã ngoại thị. Thị xã Nghi Sơn được định hướng trở thành một đô thị động lực, đa ngành, đa lĩnh vực, với trọng tâm là công nghiệp nặng, khai thác cảng biển, dịch vụ, du lịch đồng bộ và hiện đại.

9. Di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh Sầm Sơn là Di tích quốc gia đặc biệt

10 dấu ấn nổi bật của tỉnh Thanh Hóa năm 2020

Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thủy, trao Bằng xếp hạng Quốc gia đặc biệt di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh Sầm Sơn của Thủ tướng Chính phủ cho Đảng bộ chính quyền và Nhân dân thành phố Sầm Sơn. (Ảnh: Minh Hiếu)

Di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh Sầm Sơn, gồm: Núi Trường Lệ, Đền Độc Cước, Hòn Trống Mái, Đền Tô Hiến Thành, Đền Cô Tiên... có cảnh quan thiên nhiên đẹp kết hợp với các công trình kiến trúc có giá trị về lịch sử - văn hóa; là khu vực thiên nhiên rất đa dạng về sinh học. Cùng với đó là các lễ hội văn hóa truyền thống đặc sắc được tổ chức hằng năm, như lễ hội bánh chưng – bánh giầy, lễ hội cầu ngư – bơi chải, lễ hội cầu phúc, lễ hội Đền Độc Cước, Đền Cô Tiên, Đền thờ Tô Hiến Thành… Việc xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt đối với Di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh Sầm Sơn giúp bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể; góp phần thúc đẩy ngành du lịch của Sầm Sơn phát triển.

10. T hực hiện tốt công tác phòng, chống dịch COVID-19, thực hiện thắng lợi "mục tiêu kép" vừa phòng, chống dịch hiệu quả, vừa phát triển kinh tế - xã hội.

10 dấu ấn nổi bật của tỉnh Thanh Hóa năm 2020

Thanh Hóa thực hiện nghiêm quy định phòng, chống dịch COVID-19 tại các khu cách ly tập trung của tỉnh

Thanh Hóa là tỉnh ghi nhận bệnh nhân đầu tiên người Việt Nam, BN số 03 được giám sát, phát hiện, cách ly điều trị tại Thanh Hóa ngay từ ngày 30 Tết Nguyên đán Canh Tý 2020; và đây cũng là bệnh nhân Việt Nam đầu tiên được cách ly, điều trị khỏi ngay tại tỉnh Thanh Hóa.

Qua 2 đợt dịch, trên địa bàn tỉnh đã giám sát, phát hiện 391 bệnh nhân nghi nhiễm, 22 bệnh nhân dương tính. Thanh Hóa đã tổ chức thực hiện quyết liệt, đồng bộ nhiều biện pháp phòng, chống dịch COVID-19, với gần 50 ngàn người từ vùng dịch được giám sát, cách ly, thực hiện gần 25.000 lượt xét nghiệm. Đến nay, mặc dù nguy cơ dịch COVID-19 vẫn luôn thường trực, nhưng có thể nói, tỉnh ta đã tổ chức thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch, tình hình dịch cơ bản đã và đang được kiểm soát, tạo điều kiện quan trọng cho việc thực hiện thắng lợi “mục tiêu kép”, vừa phòng, chống dịch hiệu quả, vừa phát triển kinh tế - xã hội.

PV (Tổng hợp)


PV (Tổng hợp)

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]