(Baothanhhoa.vn) - Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành tình cảm đặc biệt cho đồng bào miền thượng du tỉnh ta. Năm 1947, trong lần đầu tiên về thăm Thanh Hóa, Bác đã gửi thư cho đồng bào thiểu số Thanh Hóa: “Cùng đồng bào yêu quý! Tôi đến thăm Thanh Hóa, tôi định lên thăm đồng bào, nhưng có việc gấp phải trở về ngay, chưa lên được. Tôi lấy làm tiếc. Lần sau tôi sẽ lên thăm đồng bào. Lúc này toàn thể quốc dân đang ra sức chống giặc cứu nước. Tôi chắc đồng bào thượng du đều ra sức đoàn kết chuẩn bị tham gia giết giặc cứu nước để giữ vững quyền thống nhất độc lập của Tổ quốc”. Khắc ghi lời căn dặn của Người, 72 năm qua đồng bào miền thượng du xứ Thanh đã nỗ lực, tự cường trong kháng chiến, ra sức thi đua lao động, sản xuất, xây dựng quê hương, làng bản trong thời kỳ đổi mới. Nhờ vậy, ở các địa phương miền núi đã xuất hiện ngày càng nhiều những điển hình học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Những “bông hoa” của núi rừng

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành tình cảm đặc biệt cho đồng bào miền thượng du tỉnh ta. Năm 1947, trong lần đầu tiên về thăm Thanh Hóa, Bác đã gửi thư cho đồng bào thiểu số Thanh Hóa: “Cùng đồng bào yêu quý! Tôi đến thăm Thanh Hóa, tôi định lên thăm đồng bào, nhưng có việc gấp phải trở về ngay, chưa lên được. Tôi lấy làm tiếc. Lần sau tôi sẽ lên thăm đồng bào. Lúc này toàn thể quốc dân đang ra sức chống giặc cứu nước. Tôi chắc đồng bào thượng du đều ra sức đoàn kết chuẩn bị tham gia giết giặc cứu nước để giữ vững quyền thống nhất độc lập của Tổ quốc”. Khắc ghi lời căn dặn của Người, 72 năm qua đồng bào miền thượng du xứ Thanh đã nỗ lực, tự cường trong kháng chiến, ra sức thi đua lao động, sản xuất, xây dựng quê hương, làng bản trong thời kỳ đổi mới. Nhờ vậy, ở các địa phương miền núi đã xuất hiện ngày càng nhiều những điển hình học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Những “bông hoa” của núi rừng

Ông Lê Viết Dũng, gương điển hình trong phát triển kinh tế trang trại ở xã Cẩm Tú (Cẩm Thủy).

Những ngày cuối tháng 4, tôi có dịp trở lại huyện biên giới Mường Lát, được nghe đồng bào kể về đồng chí Giàng A Chống, bí thư chi bộ bản Ón, xã Tam Chung - một điển hình trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Bản Ón trước đây có khoảng 50 hộ đồng bào dân tộc Mông, sống tạm bợ trong những mái nhà tranh xiêu vẹo, kinh tế chỉ trông vào canh tác nương rẫy nên cái đói, cái nghèo cứ thế đeo bám. Học theo lời Bác, “nói đi đôi với làm”, trên cương vị bí thư chi bộ, đồng chí Giàng A Chống đã cùng với các đảng viên trong chi bộ vận động dân bản thay đổi nếp nghĩ chuyển từ canh tác nương rẫy sang trồng lúa nước, ngô lai, sắn cao sản, trồng rừng. Để người dân làm theo, Giàng A Chống đã cần mẫn cải tạo khu đất hoang thành những thửa ruộng, rồi dẫn nước trên khe núi về. Chỉ đến khi ruộng lúa trĩu bông, thu hoạch cả 2 vụ, cây ngô lai cho năng suất cao, bà con dân bản mới thấy những điều đồng chí Giàng A Chống nói và làm là đúng. Từ đó, bà con đã chủ động nhờ Giàng A Chống hướng dẫn kỹ thuật để làm theo. Khi có đủ lương thực, dân bản tập trung chăn nuôi, nhà nào ít cũng có 2 - 3 con trâu, hàng chục con lợn nít, vài chục con gà. Hộ gia đình anh Lý Seo Chính có tới 20 con trâu, mỗi năm sinh sản thêm khoảng 5-7 con, gia đình đã thoát được nghèo. Không dừng lại ở đó, đồng chí Giàng A Chống còn kiên trì vận động các gia đình tạo điều kiện cho con em đến trường và khuyên các cháu cố gắng học tập để có kiến thức vươn lên thoát khỏi đói nghèo. Năm 2012, ở bản Ón chỉ có duy nhất Giàng A Chống học hết lớp 12, tỷ lệ học sinh đến trường còn thấp. Đến nay, 100% học sinh trong độ tuổi của bản đã được đến trường và khoảng 30 người đã, đang học tại các trường THPT, trung cấp nghề miền núi của tỉnh. Màu xanh của những nương ngô, ruộng lúa hiện hữu bên những ngôi nhà xây kiên cố ven sườn núi đang cho thấy sức sống mới ở bản Ón. Thành quả ấy, có sự đóng góp công sức của Giàng A Chống, người bí thư chi bộ luôn tận tình, hết lòng vì dân bản.

Giống với những xã miền núi khác, Cẩm Bình (Cẩm Thủy) đang khoác lên mình diện mạo nông thôn mới, đời sống kinh tế của đại bộ phận nhân dân cũng đã khấm khá hơn. Ở Cẩm Bình ngày càng có nhiều những tấm gương trong phát triển kinh tế để bà con học và làm theo. Anh Phạm Văn Tần, bí thư đoàn xã là một điển hình như thế. Năm 2013, sau khi tốt nghiệp Trường Đại học Hồng Đức, anh đã mạnh dạn vay vốn đưa máy cấy, máy làm đất, máy gặt đập về quê hương để thực hiện cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất nông nghiệp, giúp nhân dân nâng cao hiệu quả trong trồng trọt. Bên cạnh đó, anh còn chủ động học hỏi, tìm tòi xây dựng các mô hình liên kết trong sản xuất. Hiện nay, anh Tần đang liên kết với người dân trong xã xây dựng mô hình trồng 20 ha cây ngô ngọt, 15 ha giống lúa J02 xuất khẩu, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Nhờ biết làm ăn, mỗi năm anh Tần thu về từ 400 đến 500 triệu đồng. Với anh Tần thì học tập Bác đối với người trẻ trước tiên phải làm bằng cái tâm và nỗ lực hết mình rồi thành công sẽ đến. Không chỉ hoàn thành nhiệm vụ chính trị là người dẫn dắt phong trào đoàn của địa phương, anh Tần còn là tấm gương tiêu biểu về lập thân, lập nghiệp, góp phần cổ vũ thế hệ trẻ và bà con nhân dân thi đua phát triển sản xuất nông nghiệp.

Không chỉ các anh Giàng A Chống, Phạm Văn Tần, ở miền núi còn nhiều tấm gương của cán bộ, đảng viên, chiến sĩ trong lực lượng vũ trang, các “lão nông” điển hình trong học tập và làm theo Bác. Có thể kể đến các ông: Lê Viết Dũng, thôn Đồng Danh, xã Cẩm Tú (Cẩm Thủy) với mô hình trang trại cây ăn quả, kết hợp chăn nuôi, cho thu nhập trên, dưới 1 tỷ đồng mỗi năm; Đặng Sỹ Minh, chi hội trưởng chi hội cựu chiến binh thôn Minh Thuận, xã Minh Sơn (Ngọc Lặc) luôn phát huy phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”, tích cực vận động hội viên phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững, hay Trung úy Hơ Văn Trẻ, trinh sát viên Đồn Biên phòng Pù Nhi đã dũng cảm tham gia phá 7 chuyên án ma túy, bắt 9 đối tượng buôn bán, vận chuyển ma túy, góp phần bảo đảm an ninh trên tuyến biên giới...

Sự xuất hiện ngày càng nhiều tập thể và cá nhân điển hình tiên tiến ở khu vực miền núi cho thấy việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đã trở thành việc làm thường xuyên ở nhiều cấp ủy, cơ quan, đơn vị, cán bộ, đảng viên. Những “bông hoa” của núi rừng xứ Thanh đang là nguồn cổ vũ, động viên đồng bào các dân tộc thi đua lao động sản xuất, chung sức xây dựng quê hương, làng bản ngày càng phát triển.

Bài và ảnh: Trần Thanh


Bài Và Ảnh: Trần Thanh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]