(Baothanhhoa.vn) - Thấm nhuần lời dạy của Bác: “Một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền”, nhiều cán bộ, đảng viên (CBĐV) ở tỉnh ta bằng những việc làm cụ thể trong cuộc sống, sinh hoạt, công tác thường ngày là những hạt nhân nêu gương để nhân lên niềm tin, tạo động lực để  nhân dân học tập, làm theo.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Nêu gương để nhân lên niềm tin trong nhân dân

Thấm nhuần lời dạy của Bác: “Một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền”, nhiều cán bộ, đảng viên (CBĐV) ở tỉnh ta bằng những việc làm cụ thể trong cuộc sống, sinh hoạt, công tác thường ngày là những hạt nhân nêu gương để nhân lên niềm tin, tạo động lực để nhân dân học tập, làm theo.

Nêu gương để nhân lên niềm tin trong nhân dân

Lãnh đạo xã Hoằng Lưu (Hoằng Hóa) trao đổi tình hình sản xuất với người dân.

Trên cơ sở Quy định số 101-QĐ/TW, ngày 7-6-2012 của Ban Bí thư về “Trách nhiệm nêu gương của CBĐV, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp”, ngày 19-8-2013, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Quyết định số 1089-QĐ/TU về “Quy định trách nhiệm nêu gương của CBĐV, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp”. Các nội dung của Quy định số 101-QĐ/TW và Quyết định số 1089-QĐ/TU đều được các cấp ủy đảng nghiêm túc triển khai, cũng như chỉ đạo, hướng dẫn để chi bộ đưa vào sinh hoạt hàng tháng. Đồng thời, hàng năm Ban Thường vụ Tỉnh ủy, các cấp ủy đảng đều có kiểm tra, giám sát, đánh giá, sơ kết, biểu dương, khen thưởng. Việc triển khai Quy định 101-QĐ/TW, Quyết định số 1089-QĐ/TU, gắn với thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI, khóa XII) về “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ” đã trở thành “kim chỉ nam” trong việc tự rèn luyện, giữ gìn phẩm chất, tư cách, tác phong, lề lối làm việc, mối quan hệ và thái độ ứng xử với nhân dân trong thực thi nhiệm vụ của mỗi CBĐV.

Để trách nhiệm nêu gương thấm sâu và trở thành việc làm cụ thể của CBĐV, huyện Quan Sơn đã cụ thể hóa Quy định 101-QĐ/TW gắn với Quyết định số 1089-QĐ/TU bằng những chỉ thị, nghị quyết chuyên đề riêng với cách làm sáng tạo, sát hợp với tình hình thực tiễn ở địa phương. Chỉ thị số 03-CT/HU của Ban Thường vụ Huyện ủy về “Tăng cường kỷ cương hành chính, kỷ luật lao động; chấn chỉnh tư tưởng, tác phong, lề lối công tác” ra đời tác động tới nhận thức và tư duy và hành động của cả hệ thống chính trị, nhất là CBĐV. Trong triển khai thực hiện, các cấp ủy, chính quyền trong huyện luôn nêu cao tinh thần “sát dân, sát địa bàn”. Để rõ người, rõ việc, ngay sau Chỉ thị số 03-CT/HU, Huyện ủy Quan Sơn đã triển khai mô hình “3+1”. Nghĩa là mỗi tháng cán bộ, công chức từ huyện đến xã dành 3 tuần làm việc tại cơ quan, đơn vị và 1 tuần xuống các thôn, bản để nắm tình hình, hướng dẫn các cấp ủy triển khai các nghị quyết, chỉ thị của Đảng đi vào cuộc sống. Đồng thời, tăng cường đối thoại với nhân dân để nắm bắt tâm tư tình cảm, giải đáp kịp thời những khó khăn, vướng mắc ở cơ sở, cũng như bàn bạc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, giữ vững an ninh chính trị, xây dựng hệ thống chính trị. Nếu Chỉ thị số 03-CT/HU tạo chuyển biến tích cực trong thực thi công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, nhất là người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, thì Nghị quyết số 11-NQ/HU về “Phát huy vai trò gương mẫu, đi đầu của đảng viên ở cộng đồng dân cư trong phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững” lại tạo ra sức lan tỏa bằng những việc làm cụ thể từ những hạt nhân tiên phong là CBĐV. Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: Muốn hướng dẫn nhân dân mình phải làm mực thước. Vận dụng linh hoạt, sáng tạo phương thức giáo dục của Người, vùng đất nơi thượng nguồn sông Lò xuất hiện ngày càng nhiều CBĐV gương mẫu, đi đầu trong phát triển kinh tế, giảm nghèo nhanh bền vững. “Từ lúc còn tham gia đội trí thức trẻ tình nguyện đến khi được bầu giữ chức Chủ tịch Hội Nông dân xã Tam Lư và Phó Chủ tịch UBND xã Tam Lư rồi được điều động, luân chuyển giữ chức Phó Chủ tịch UBND xã Tam Thanh tôi luôn tâm niệm nói đi đôi với làm. Lúc bà con thức giấc cũng là lúc tôi đã đẩy chiếc xe rùa với hàng trăm quả trứng từ khu gia trại về đến nhà rồi. Mình chăm chỉ lao động sản xuất không chỉ cải thiện kinh tế gia đình, mà còn để bà con trong bản học và làm theo!”. Đó là những lời tâm sự của đồng chí Vi Văn Thạnh, Phó Chủ tịch UBND xã Tam Thanh. Đồng chí Thạnh là tấm gương đảng viên đi đầu trong phát triển kinh tế ở bản Hậu, xã Tam Lư. Hiện gia đình đồng chí Thạnh có một gia trại nuôi 500 con vịt siêu trứng, mỗi năm cho thu nhập khoảng 180 triệu đồng và cửa hàng kinh doanh tạp hóa phục vụ bà con trong bản. Ngoài đồng chí Thạnh, trên địa bàn huyện Quan Sơn còn nhiều đảng viên vượt khó, dám nghĩ, dám làm trong phát triển kinh tế, giảm nghèo nhanh bền vững. Tiêu biểu như các đồng chí: Vi Văn Piên, Chủ tịch UBND xã Tam Lư, người đi đầu trong việc đưa cây dược liệu về trồng trên đỉnh Pa Lanh; Lương Văn Uôn, xã Sơn Hà phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, đào ao thả cá và phát triển vườn rừng trồng với nhiều loại cây như nứa, vàu, luồng và nhiều loại cây trồng khác... Đồng chí Chu Đình Trọng, Trưởng Ban Tổ chức Huyện ủy Quan Sơn, chia sẻ: “Không chỉ nêu gương trong công tác ở cơ quan, đơn vị, những CBĐV ấy còn là những hạt nhân tiên phong “khơi nguồn” và tạo động lực cho các phong trào thi đua sản xuất ở cộng đồng”.

Thực hiện yêu cầu về trách nhiệm nêu gương của CBĐV theo Quy định 101-QĐ/TW và Quyết định số 1089-QĐ/TU, Huyện ủy Hoằng Hóa đã ban hành quy chế hoạt động trong cơ quan Đảng, chính quyền. Trong đó, quy định rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân và vai trò người đứng đầu, phân định nhiệm vụ nào phải bàn bạc xin ý kiến tập thể, nhiệm vụ nào thuộc thẩm quyền cá nhân người đứng đầu... Cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp đều phải xây dựng kế hoạch tu dưỡng, rèn luyện theo cương vị công tác, đăng ký với chi bộ nơi sinh hoạt để được theo dõi, giúp đỡ, gắn với việc sửa chữa, khắc phục những hạn chế, khuyết điểm sau kiểm điểm theo Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI, khóa XII) và thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị. Ngoài ra, để nhắc nhở mỗi CBĐV tại công sở các xã, thị trấn và trong cuốn sổ tay đảng viên, Huyện ủy Hoằng Hóa còn cho in công khai 27 biểu hiện suy thoái, cùng nội dung của Quy định số 47-QĐ/TW của Ban Chấp hành Trung ương về những điều đảng viên không được làm. Với vai trò là Bí thư Đảng ủy xã Hoằng Lưu, đồng chí Lương Hữu Hoan luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, nói đi đôi với làm và bằng những việc làm cụ thể. Với tâm niệm: “Trong công tác luôn đeo bám công việc và trong sinh hoạt thường xuyên tự rèn mình, soi mình vào các tiêu chuẩn đạo đức của người CBĐV”, vì thế mà đồng chí Hoan dành nhiều thời gian để đi cơ sở, nắm bắt tình hình, lắng nghe dân. Nhằm tạo bước đột phá trong sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân, đảng ủy xã có chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, bằng việc mời Công ty Công nghệ cao Hàn Quốc vào phát triển cây cà rốt tại địa phương. Vì là cây trồng mới ở xã nên không ít người dân còn băn khoan lo lắng chưa đồng thuận để phía công ty thuê đất. Đồng chí Hoan và các đồng chí trong đảng ủy, chính quyền đã về các thôn gặp gỡ, giải thích cho nhân dân về những lợi ích khi công ty thuê đất đưa cây cà rốt vào trồng. Bởi ngoài tiền cho thuê đất khoảng 17 triệu đồng/ha/năm, người dân còn được nhận vào làm công nhân cho công ty với 20.000 đồng/giờ; đồng thời, đồng ruộng, đường giao thông nội đồng được cải tạo.

“Đảng viên đi trước, làng nước theo sau” gắn với đề cao tinh thần trách nhiệm đang được thấm sâu trong đội ngũ CBĐV ở hầu khắp các địa phương trong tỉnh. Chẳng những vậy, trong công tác cũng như sinh hoạt thường ngày các CBĐV còn thấm nhuần tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh để soi rọi vào suy nghĩ, hành động “nói đi đôi với làm” và gần dân, sát dân, phục vụ nhân dân.

Lấy mục tiêu phát triển và sự hài lòng của người dân làm động lực thực thi công vụ

Nêu gương để nhân lên niềm tin trong nhân dân

Khắc ghi lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Mỗi cán bộ thanh tra như cái gương cho người ta soi, gương mờ thì không soi được, vì thế cán bộ thanh tra phải tự mình rèn luyện phẩm chất, đạo đức cách mạng, trong bất kỳ nhiệm vụ nào”, tôi cũng như mỗi cán bộ thanh tra huyện không ngừng phấn đấu nâng cao ý thức, trách nhiệm, tận tụy với công việc được giao, hoàn thành tốt nhiệm vụ tham mưu giúp Chủ tịch UBND huyện Ngọc Lặc thực hiện chức năng quản lý Nhà nước và trực tiếp chỉ đạo công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng trên địa bàn. Do đặc thù môi trường làm việc mang tính nhạy cảm, song với tinh thần trách nhiệm nêu gương, bản thân tôi cũng như các cán bộ thanh tra huyện luôn lấy mục tiêu vì sự phát triển của địa phương và hài lòng của người dân để làm động lực trong thực thi công vụ. Nhờ vậy, những năm qua công tác thanh tra của huyện Ngọc Lặc có nhiều chuyển biến rõ nét, được cấp ủy đảng, chính quyền và nhân dân trong huyện đánh giá cao. Sau thanh tra đều có kết luận rõ đúng, sai, chỉ ra được những hạn chế, khuyết điểm trong công tác quản lý và kiến nghị xử lý kịp thời những sai phạm. Xác định thanh tra là để phát triển, vì vậy trong thời gian tới bản thân và các cán bộ thanh tra huyện tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; chủ động thực hiện các giải pháp phòng ngừa tiêu cực, tham nhũng, lãng phí; giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của huyện Ngọc Lặc ngày càng phát triển.

Mai Lương Ngọc

Chánh Thanh tra huyện Ngọc Lặc

Nói ít, làm nhiều, làm trước, làm tốt

Nêu gương để nhân lên niềm tin trong nhân dân

Trên cương vị là Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã Ngọc Phụng, bản thân tôi xác định cần phải nêu gương trong việc chấp hành nghị quyết, quyết định của các cấp, quy chế làm việc của tổ chức, cơ quan, đơn vị. Đồng thời, cùng tập thể đảng ủy tổ chức quán triệt nghiêm túc các quy định của Trung ương, quyết định của tỉnh về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp đến đội ngũ cán bộ, đảng viên trong toàn đảng bộ. Trong công việc và sinh hoạt đời thường, tôi luôn gương mẫu trong giờ giấc làm việc, quan hệ công tác đến việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ, với tinh thần “nói đi đôi với làm”, “nói ít, làm nhiều, làm trước, làm tốt” để cán bộ, nhân dân noi theo. Với suy nghĩ đó, tôi không ngừng học hỏi, tìm cách làm mới trong lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội, ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật trong sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân để đưa ra tập thể bàn bạc, áp dụng vào địa phương một cách khoa học, hiệu quả. Năm 2012, cấp ủy đảng, chính quyền, nhân dân xã Ngọc Phụng bắt đầu xây dựng nông thôn mới, với xuất phát điểm chỉ đạt bảy tiêu chí. Chỉ sau ba năm, Ngọc Phụng là xã miền núi đầu tiên của các huyện nghèo trong tỉnh được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Năm 2018, sau khi thôn Xuân Lập về đích thôn nông thôn mới kiểu mẫu, cấp ủy đảng, chính quyền và nhân dân trong xã mạnh dạn đặt mục tiêu phấn đấu đưa Ngọc Phụng thành xã nông thôn mới kiểu mẫu vào năm 2020.

Lê Xuân Đấu

Bí thư Đảng ủy xã Ngọc Phụng (Thường Xuân)

Sâu sát cơ sở, tăng cường gặp gỡ, đối thoại với nhân dân

Nêu gương để nhân lên niềm tin trong nhân dân

Trong thực hiện nhiệm vụ tại địa phương, tôi đưa việc nêu gương trở thành nội dung cần thiết để nâng cao đạo đức công vụ, tinh thần trách nhiệm, ý thức phục vụ nhân dân. Đồng thời, tăng cường gặp gỡ, đối thoại với nhân dân, giải quyết các vấn đề ngay tại cơ sở. Qua gặp gỡ, đối thoại sẽ xây dựng mối quan hệ mật thiết giữa Đảng, chính quyền với nhân dân, tăng cường củng cố khối đại đoàn kết toàn dân. Muốn vậy, bản thân phải đổi mới phương thức quản lý, điều hành, tác phong, lề lối làm việc, xây dựng tác phong “về với dân, nghe dân nói, nói dân hiểu, làm dân tin”. Tôi thường xuyên đi cơ sở dự họp với các thôn để được đối thoại trực tiếp với nhân dân, lắng nghe tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của nhân dân. Tại các buổi tiếp xúc, đối thoại, nhiều nội dung cụ thể xung quanh các vấn đề được đông đảo nhân dân quan tâm như: Sản xuất nông nghiệp, phát triển kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng, quản lý đất đai, môi trường, chế độ, chính sách, giao thông, xây dựng nông thôn mới, văn hóa - xã hội, an ninh trật tự đã được giải quyết thấu tình đạt lý. Đối với những kiến nghị, vướng mắc của người dân tôi chủ động lắng nghe, tổng hợp đầy đủ và báo cáo với tập thể đảng ủy xã. Trên cơ sở đó để cùng tập thể lãnh đạo đảng ủy, chính quyền xã bàn các giải pháp tháo gỡ ngay từ cơ sở, góp phần tạo được sự đồng thuận và tin tưởng của nhân dân.

Lê Xuân Hướng

Chủ tịch UBND xã Xuân Phú (Thọ Xuân)

Bài và ảnh: Trần Thanh


Bài Và Ảnh: Trần Thanh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]