(Baothanhhoa.vn) - 1.Có câu chuyện ngụ ngôn rằng: Ngày xửa ngày xưa, có một vị vua đặt một tảng đá lớn trên đường đi. Sau đó ông núp vào một chỗ và quan sát xem có ai dời tảng đá đó đi hay không. Có một vài thương gia giàu có và cận thần của nhà vua đi ngang qua, dù thấy tảng đá rất cản trở, nhưng họ phớt lờ.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Thử thách là cơ hội vàng khi ta biết nắm bắt và xoay chuyển nó

1.Có câu chuyện ngụ ngôn rằng: Ngày xửa ngày xưa, có một vị vua đặt một tảng đá lớn trên đường đi. Sau đó ông núp vào một chỗ và quan sát xem có ai dời tảng đá đó đi hay không. Có một vài thương gia giàu có và cận thần của nhà vua đi ngang qua, dù thấy tảng đá rất cản trở, nhưng họ phớt lờ.

Thử thách là cơ hội vàng khi ta biết nắm bắt và xoay chuyển nóMột pha bắt bóng của Frank Borghi trong trận đấu gặp đội tuyển Anh ở Vòng chung kết World Cup 1950.

Sau đó, có một nông dân gánh rau đi tới. Khi gặp phải tảng đá, người nông dân đó mới đặt gánh rau xuống và thử đẩy tảng đá đó ra khỏi đường đi. Sau nhiều lần cố gắng, cuối cùng anh ta cũng thành công.

Sau đó, người nông dân quay lại định nhấc gánh rau lên thì anh ta để ý thấy có một túi tiền vàng nằm trên đường ngay vị trí của tảng đá khi nãy.

Trong túi tiền có kèm theo một tờ giấy từ đức vua giải thích rằng, số vàng này dành tặng cho người nào có công dời tảng đá khỏi đường đi.

Câu chuyện ngụ ý rằng, mỗi một chướng ngại chúng ta gặp phải trong đời đều mang tới cơ hội để chúng ta cải thiện hoàn cảnh, vấn đề là mỗi người phải biết nhìn nhận, nắm bắt bằng tấm lòng độ lượng và tinh thần sẵn sàng vượt khó.

2. Trong bóng đá, luôn có những câu chuyện truyền cảm hứng xoay chuyển khó khăn thành cơ hội..

Đó là câu chuyện diễn ra cách đây đã 71 năm, tại lượt trận thứ 2 Vòng chung kết World Cup 1950, đội tuyển Mỹ gặp đội tuyển Anh.

Đội tuyển Mỹ dự vòng chung kết với tư cách là đội thay thế cho Scotland do đội bóng này bỏ cuộc trước khi bốc thăm chia bảng. Với việc chỉ có 10 ngày để tập hợp trước khi tham dự giải, nên mục đích của đội bóng “xứ Cờ hoa” là giao lưu và du lịch là chính.

Trong khi đó, đội tuyển Anh là ứng cử viên số 1 cho chức vô địch với dàn hảo thủ như Alf Ramsey, Roy Bentley, Tom Finney và đặc biệt là Stan Matthews.

Thế nên, khi các tờ báo ở nước Anh nhận được bức điện tín gửi về từ thành phố Belo Horizonte (Brazil) thông báo kết quả đội tuyển nước này thua 0-1, tất cả đều nhận định rằng, đây là lỗi do sự cẩu thả của người gửi điện. Thế nên, tất cả đồng loạt sửa thành chiến thắng 10-0 cho đội tuyển Anh.

Họ không biết rằng đội tuyển “nghiệp dư” Mỹ có Frank Borghi.

Borghi sinh năm 1925 tại St. Luis thuộc tiểu bang Missouri trong một gia đình người Mỹ gốc Italia.

Từ bé, Frank Borghi thể hiện năng khiếu thể thao vượt trội. Tuy nhiên, môn thể thao yêu thích của cậu không phải bóng đá mà là bóng chày và có được hợp đồng chuyên nghiệp từ tuổi thiếu niên.

Sau thế chiến, trong khi đang còn hợp đồng 2 năm với một đội bóng chày, Frank Borghi quyết định chơi thêm bóng đá để giữ gìn phong độ. Khó khăn đến ngay lập tức bởi đây là môn thể thao mà Borghi không có chút năng khiếu nào. Ông không biết đỡ, đá, tâng, chuyền bóng chứ chưa nói đến dứt điểm.

Thế nhưng, với chiều cao lên tới 1m94, bản tay cực to cùng với phản xạ nhanh nhẹn, thuần thục của một VĐV bóng chày khiến Frank Borghi ngay lập tức lọt vào mắt xanh của những tuyển trạch viên CLB bóng đá Simpkins-Ford. Bước ngoặt cuộc đời đã đến, Frank Borghi ký hợp đồng chơi bóng đá chuyên nghiệp và đảm trách vị trí thủ môn.

Dù không một lần biết dùng chân phát bóng, song với sự chắc chắn trong khung gỗ, Frank Borghi đã giúp Simpkins-Ford giành được hai chức vô địch giải bóng đá US Open Cup và lập tức được gọi vào đội tuyển quốc gia tham dự Vòng chung kết World Cup 1950 tại Brazil.

Quay lại với trận đấu, khoảng 10.000 khán giả có mặt trên SVĐ Magalhaes hôm đó đã may mắn được chứng kiến một trong những trận đấu kỳ diệu nhất trong lịch sử World Cup.

Chỉ trong vòng 12 phút đầu tiên, người Anh đã có 6 cú dứt điểm, trong đó Frank Borghi có một pha cứu thua ngoạn mục, và hai tình huống bóng tìm đến cột dọc khung thành.

Phút 37, bước ngoặt của trận đấu xuất hiện. Từ cự ly 23m, Walter Bahr của Mỹ tung cú sút vào góc trái khung thành đội tuyển tuyển Anh. Cú sút này vô tình biến thành đường chuyền để Joe Gaetjens bay người đánh đầu hướng bóng vào góc đối diện. 1-0 cho đội tuyển Mỹ.

Thời gian còn lại của trận đấu là cơn “cuồng nộ” của đội tuyển Anh trút xuống khung thành do Frank Borghi trấn giữ.

Đó cũng là lúc khán giả được thấy một Frank Borghi “siêu nhân”. Đồng đội của ông Harry Keough đã mô tả lại một pha cứu bóng của ông trên tờ Washington Post vào năm 1994: “Borghi vươn người bay theo quả bóng, bàn tay trần của ông xòe rộng và cong theo hướng trái bóng bay. Khi người Anh nghĩ rằng quả bóng đã qua vạch vôi, cũng là lúc Borghi vươn tay đến được trái bóng để ngăn nó bay tiếp. Đó quả là một cảnh tượng hùng vĩ”.

Với hai lần bóng đập cột dọc, 20 cú dứt điểm, trong số đó có khá nhiều đến từ những tình huống đá phạt trực tiếp với cự ly gần, song tất cả đều bị Frank Borghi chặn lại.

Ảnh hưởng bởi cú sốc sau trận thua này, đội tuyển Anh tiếp tục thua Thụy Điển sau đó và bị loại trước vòng đấu chung kết.

Frank Borghi chỉ có 9 lần khoác áo đội tuyển Mỹ, song với chiến tích không tưởng hôm đó, ông được vinh danh tại Bảo tàng bóng đá quốc gia vào năm 1976.

Vài năm sau trận đấu, trong một lần gặp gỡ tại St Luis, Stan Matthews trao cho Frank Borghi một tấm card visit với đầy đủ danh xưng “Sir Stanley Matthews”, Borghi cười khúc khích khi viết trao lại cho huyền thoại bóng đá Anh tấm card visit với dòng chữ “Sir Frank Borghi”.

Một cầu thủ không biết đá bóng lại có thể chiến thắng cả một ứng cử viên vô địch World Cup. Câu chuyện của Frank Borghi chẳng đã chứng minh: “Một thử thách cũng có thể trở thành một cơ hội vàng khi ta biết nắm bắt và xoay chuyển nó”.

Nguyên Phong



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]