Điện Kremlin cho biết Tổng thống Nga Vladimir Putin đã điện đàm với người đồng cấp Pháp Emmanuel Macron ngày 16/11 để thảo luận về tình hình tại khu vực Nagorny-Karabakh.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Nga, Pháp nhấn mạnh cần giải quyết vấn đề nhân đạo ở Nagorny-Karabakh

Điện Kremlin cho biết Tổng thống Nga Vladimir Putin đã điện đàm với người đồng cấp Pháp Emmanuel Macron ngày 16/11 để thảo luận về tình hình tại khu vực Nagorny-Karabakh.

Nga, Pháp nhấn mạnh cần giải quyết vấn đề nhân đạo ở Nagorny-KarabakhNhà cửa bị phá hủy sau vụ phóng rocket và nã pháo của các lực lượng Armenia tại Ganja, Azerbaijan. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Hai nhà lãnh đạo cho rằng tình hình khu vực Nagorny-Karabakh nhìn chung đã ổn định và đã đến lúc phải giải quyết các vấn đề nhân đạo , trong đó có việc hồi hương người tị nạn , bảo tồn các nhà thờ và tu viện Thiên chúa giáo.

Ngày 9/11 vừa qua, Tổng thống Nga Putin cùng người đồng cấp Azerbaijan Ilham Aliyev và Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan đã ký thỏa thuận ngừng bắn tại Nagorny-Karabakh sau hơn một tháng xảy ra giao tranh đẫm máu ở khu vực này.

Theo thỏa thuận, Nga đã triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình tại khu vực tiền tuyến Nagorny-Karabakh và hành lang giữa khu vực này với Armenia nhằm giám sát lệnh ngừng bắn.

Sau khi ký lệnh ngừng bắn, Chính phủ của Thủ tướng Nikol Pashinyan hứng chịu sức ép khi hàng nghìn người biểu tình phản đối trong tuần qua và yêu cầu ông từ chức.

Ngày 14/11, Cơ quan An ninh Quốc gia (NSS) cho biết đã đập tan âm mưu của một nhóm cựu quan chức nhằm ám sát Thủ tướng Pashinyan và tiếm quyền.

Trong một tuyên bố, NSS thông báo đã bắt giữ cựu Giám đốc NSS Artur Vanetsyan và tay súng Ashot Minasyan.

Theo NSS, các nghi phạm đang lên kế hoạch đảo chính bằng cách sát hại Thủ tướng và đã thảo luận các ứng cử viên tiềm năng thay ông.

Trên mạng xã hội Facebook, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Armenia cho biết Ngoại trưởng nước này Zohrab Mnatsakanyan cùng ngày 16/11 đã từ chức sau quãng thời gian nắm giữ cương vị này từ tháng 5/2018.

Nagorny-Karabakh nằm sâu trong lãnh thổ phía Tây Nam của Azerbaijan, nhưng có đa số dân cư là người gốc Armenia sinh sống và muốn sáp nhập vùng này vào Armenia.

Điều này đã châm ngòi cho những tranh chấp chủ quyền giữa hai nước, mà đỉnh điểm là cuộc chiến tranh kéo dài từ tháng 2/1988 đến tháng 5/1994, khiến khoảng 30.000 người thiệt mạng.

Căng thẳng tái bùng phát tại khu vực này từ ngày 27/9 vừa qua đã khiến con số thương vong ước tính lên tới hàng nghìn người./.

(TTXVN/Vietnam+)


(TTXVN/Vietnam+)

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]