Thay đổi thói quen xấu để xóa bỏ vấn nạn
Mùa thu và những khoản thu cứ đầu năm học lại tràn ngập mạng xã hội.
Đầu năm học bên cạnh những khoản chi bắt buộc lên đến vài triệu đồng/học sinh, một số trường còn có những khoản thu không chính thức. Vài năm gần đây, sau khi có những chỉ đạo quyết liệt từ cơ quan quản lý giáo dục và chính quyền các cấp, tình trạng lạm thu không còn diễn ra công khai, mà được ngụy trang kín đáo hơn. Nhiều phụ huynh cho biết trên danh nghĩa không còn khoản thu ngoài quy định, nhưng thực tế họ vẫn phải đóng góp số tiền tăng thêm dưới những hình thức khác nhau, và thường được chia nhỏ ra nộp hàng tháng kèm theo những khoản thu được phép.
Có những phụ huynh còn bức xúc bày tỏ trên mạng xã hội với nội dung rằng, không những tiền trường không giảm, mà ở nhiều trường điểm, lớp được gọi là vip các khoản quỹ thu dưới danh nghĩa hội phụ huynh đang ngày một nhiều thêm. Có những chi hội trưởng chi hội phụ huynh cho biết họ phải quản lý số tiền quỹ rất lớn mỗi học kỳ, chưa kể những khoản thu theo thời điểm, theo sự gợi ý nhằm phục vụ cho các sự kiện, hoạt động tập thể. Trên danh nghĩa quản lý quỹ, nhưng không phải chi hội nào cũng được quyền quyết định chi.
Bức xúc rồi đem những câu chuyện của trường con mình, lớp con mình học chia sẻ lên mạng xã hội nhằm tìm kiếm đồng minh, cũng nhằm một phần giảm nhẹ sự bực tức là điều dễ hiểu. Bởi không phải bố mẹ nào cũng đảm bảo điều kiện kinh tế để cùng một lúc chi ra khoản tiền lớn đầu năm học, nhất là những nhà có cùng lúc nhiều con đi học. Kể cả một số gia đình có điều kiện kinh tế, cũng chưa hẳn đã đồng tình với cách thu áp đặt này. Đây là diễn biến tâm lý dễ hiểu, nhưng có nhất thiết như thế không? Trăm người là câu chuyện, họ đang biến mạng xã hội trở nên bức bối, và chắc chắn sẽ tác động làm xấu thêm bức tranh giáo dục.
Những phụ huynh hoàn toàn có thể thay đổi ứng xử, chọn cách phản biện thay cho việc xả bức xúc ra nơi mà họ biết rằng rất khó có thể làm thay đổi thực tế, thậm chí còn làm phức tạp tình hình, cao hơn, nếu vi phạm còn bị xử lý theo quy định của pháp luật. Năm nào các nhà trường cũng tổ chức vài ba cuộc họp phụ huynh, và thêm nữa, mỗi lớp học đều có những nhóm zalo để kết nối phụ huynh, trao đổi công việc. Đó là nơi để họ dân chủ bày tỏ ý kiến, nguyện vọng chính đáng của mình. Nhưng tất cả những thứ đó gần như đều bị bỏ qua với lý do nếu có ý kiến sợ con bị giáo viên và bạn bè cô lập vì dám “chống con đò ngược”. Sự đồng ý miễn cưỡng ấy càng gia cố thêm “tấm bình phong” để nhiều trường học, chi hội phụ huynh đưa ra các khoản thu.
Vấn nạn lạm thu chỉ có thể thay đổi khi phụ huynh lên tiếng đúng lúc, đúng chỗ. Năm học 2024-2025 sắp bắt đầu, phụ huynh hãy thay đổi thói quen ứng xử không tốt, để vấn đề nạn lạm thu được chung tay ngăn chặn.
Tuệ Minh
{name} - {time}
-
2024-11-21 16:12:00
Nhiều giải pháp chống ùn tắc giao thông ở TP Thanh Hóa
-
2024-11-21 14:18:00
Như Thanh nỗ lực chăm sóc sức khỏe, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số
-
2024-08-27 13:46:00
Hội thảo chuyên đề cung cấp thông tin, kiến thức về bệnh Thalassemia
Hội thi truyền thông về Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2024 thành công tốt đẹp
“Hành trình niềm tin” giúp phạm nhân tái hòa nhập cộng đồng
"Bữa cơm Công đoàn” ấm lòng người lao động
Nhân lên giá trị sống đẹp từ chương trình “Mầm hè 2024”
Vượt qua rào cản hủ tục
Hạn chế xe quá tải, quá khổ
[Infographics] - Quy định chuyển đổi các hạng bằng lái xe từ 1/1/2025
Điểm tựa cho người khuyết tật, trẻ mồ côi
Đổi thay ở vùng đồng bào dân tộc Khơ Mú