Tin liên quan
Đọc nhiều
Tham gia bảo hiểm hưu trí bổ sung – thêm lựa chọn để có lương hưu cao
Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025, bổ sung một chương về bảo hiểm hưu trí bổ sung. Bảo hiểm hưu trí bổ sung là loại hình bảo hiểm mang tính chất tự nguyện, tạo điều kiện cho người sử dụng lao động và người lao động có thêm sự lựa chọn tham gia đóng góp để được hưởng mức lương hưu cao hơn.
Xu hướng phát triển tất yếu
Việc xây dựng chế độ hưu trí đa tầng là sự phát triển tất yếu, đã và đang được các quốc gia trên thế giới thực hiện. Ngoài chế độ hưu trí cơ bản (như BHXH bắt buộc), ở nhiều nước đã xây dựng chế độ hưu trí bổ sung (bổ sung cho hưu trí cơ bản, có sự tham gia của người lao động) và hưu trí tự nguyện (xuất phát từ nhu cầu, khả năng của người lao động).
Việt Nam bước vào quá trình già hóa dân số từ năm 2011. Tỷ lệ người cao tuổi ngày càng tăng, đáng chú ý là số lượng người cao tuổi chưa có lương hưu hoặc trợ cấp tuổi già vẫn chiếm tỷ lệ cao đặt ra những thách thức không nhỏ cho việc bảo đảm an sinh xã hội. Bên cạnh đó, phần lớn người lao động khi về hưu có mức lương hưu thấp, chật vật trong việc đáp ứng các nhu cầu tối thiểu của cuộc sống.
Do đó, thời gian qua, các chính sách xã hội, nhất là chính sách bảo hiểm xã hội đã từng bước được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với xu hướng già hóa dân số, mở rộng diện bao phủ, trong đó đặc biệt quan tâm tới đối tượng người cao tuổi, khuyến khích hình thức tự tiết kiệm, tham gia quỹ hưu trí..., để giúp cho người lao động khi nghỉ hưu có thêm khoản thu nhập ngoài mức lương hưu đóng theo BHXH bắt buộc.
Chế độ bảo hiểm hưu trí bổ sung lần đầu tiên được quy định tại Khoản 7 Điều 3 Luật BHXH năm 2014 nhằm mục tiêu bổ sung cho chế độ hưu trí trong BHXH bắt buộc. Tại Nghị định số 88/2016/NĐ-CP về chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện quy định, đối tượng tham gia đóng bảo hiểm hưu trí bổ sung gồm người lao động; người sử dụng lao động đóng góp cho người lao động; Cá nhân đủ 15 tuổi trở lên, không làm việc theo hợp đồng lao động.
Nghị định số 88/2016/NĐ-CP cũng quy định chỉ có doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ quản lý quỹ hưu trí bổ sung tự nguyện mới được phép tổ chức dịch vụ quản lý quỹ hưu trí tự nguyện với các điều kiện cụ thể.
Nghị định 88/2016/NĐ-CP hướng dẫn về nguyên tắc chi trả từ quỹ hưu trí, thì mức chi trả bảo hiểm hưu trí bổ sung cho người lao động được xác định theo 2 nội dung: (1) Giá trị tài khoản hưu trí cá nhân; (2) Kế hoạch chi trả quy định tại hợp đồng tham gia quỹ hưu trí, và văn bản thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc tham gia quỹ hưu trí.
Nghị định 88/2016/NĐ-CP cũng quy định các hình thức chi trả bảo hiểm hưu trí bổ sung gồm: Chi trả hằng tháng; chi trả 1 lần (sau 10 năm). Đối với chi trả hằng tháng, thời gian nhận chi trả khi người tham gia quỹ đến tuổi nghỉ hưu tối thiểu là 10 năm. Mức chi trả hằng tháng do đối tượng nhận chi trả lựa chọn. Tuy nhiên, tối đa không vượt quá tổng giá trị tài khoản hưu trí cá nhân ở thời điểm nghỉ hưu, chia cho 120 tháng. Trường hợp mức chi trả hằng tháng thấp hơn mức lương cơ sở: Mức chi trả hằng tháng tối đa không vượt quá mức lương cơ sở, cho đến khi tất toán tài khoản hưu trí cá nhân.
Theo báo cáo của Bộ Tài chính, hệ thống quỹ hưu trí bổ sung tự nguyện tại nước ta có 10 quỹ do 4 doanh nghiệp quản lý quỹ được cấp phép thành lập (gồm: Công ty quản lý quỹ Dragon Capital Việt Nam (DCVFM), Công ty quản lỹ quỹ đầu tư MB (MBVF), Công ty quản lỹ quỹ SSI (SSIAM), Công ty quản lý quỹ Vietcombank (VCBF)) với tổng trị giá tài sản đến cuối năm 2023 là 857,9 tỷ đồng.
Với quan điểm, định hướng xây dựng, phát triển hệ thống bảo hiểm xã hội đa tầng, đảm bảo nguyên tắc an toàn, bền vững, hiệu quả, Luật BHXH năm 2024 đã kế thừa kết cấu của Luật BHXH năm 2014, bổ sung một chương về bảo hiểm hưu trí bổ sung. Trong đó quy định về đối tượng, nguyên tắc, quỹ bảo hiểm hưu trí bổ sung và chính sách của nhà nước đối với bảo hiểm hưu trí bổ sung, tạo điều kiện cho người sử dụng lao động và người lao động có thêm sự lựa chọn tham gia đóng góp để được hưởng mức lương hưu cao hơn.
Mức đóng bảo hiểm hưu trí bổ sung là bao nhiêu?
Theo Luật mới, bảo hiểm hưu trí bổ sung là loại hình bảo hiểm mang tính chất tự nguyện theo nguyên tắc thị trường, nhằm bổ sung cho chế độ hưu trí trong bảo hiểm xã hội bắt buộc, có cơ chế tạo lập quỹ từ đóng góp của người sử dụng lao động hoặc của người sử dụng lao động và người lao động.
Chương VIII: Bảo hiểm hưu trí bổ sung, Luật BHXH năm 2024, gồm 4 điều (từ Điều 124 đến Điều 127) quy định cụ thể:
Đối tượng tham gia bảo hiểm hưu trí bổ sung là người sử dụng lao động và người lao động.
Về mức đóng bảo hiểm hưu trí bổ sung: Do người sử dụng lao động và người lao động tự nguyện thỏa thuận. Khoản đóng góp vào quỹ bảo hiểm hưu trí bổ sung được quản lý theo từng tài khoản hưu trí cá nhân. Hoạt động quản lý quỹ bảo hiểm hưu trí bổ sung thực hiện theo nguyên tắc công khai, minh bạch và phải bảo đảm đầu tư theo đúng quy định của pháp luật. Mức chi trả bảo hiểm hưu trí bổ sung được xác định trên cơ sở số dư tài khoản hưu trí cá nhân tại thời điểm chi trả, được tích lũy thông qua hoạt động đầu tư quỹ bảo hiểm hưu trí bổ sung theo nguyên tắc thị trường.
Luật BHXH năm 2024 quy định về Quỹ bảo hiểm hưu trí bổ sung: Là quỹ tài chính độc lập với ngân sách nhà nước; được hạch toán, kế toán, lập báo cáo tài chính, kiểm toán theo quy định của pháp luật về kế toán và pháp luật về kiểm toán. Nguồn hình thành quỹ bảo hiểm hưu trí bổ sung bao gồm đóng góp của người sử dụng lao động, người lao động và tiền sinh lời của hoạt động đầu tư của quỹ. Quỹ bảo hiểm hưu trí bổ sung được sử dụng để chi trả chế độ hưu trí bổ sung cho người lao động, chi phí tổ chức và hoạt động quản lý.
Nhà nước khuyến khích phát triển bảo hiểm hưu trí bổ sung thông qua các chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật về thuế. Đồng thời hoàn thiện pháp luật và chính sách về bảo hiểm hưu trí bổ sung, tổ chức thực hiện chính sách bảo hiểm hưu trí bổ sung chuyên nghiệp, hiện đại, minh bạch; tạo điều kiện cho người sử dụng lao động và người lao động có thêm sự lựa chọn tham gia đóng góp để được hưởng mức lương hưu cao hơn. Luật BHXH năm 2024 cũng quy định Chính phủ quy định về bảo hiểm hưu trí bổ sung.
Như vậy, từ ngày 1/7/2025, với việc tham gia bảo hiểm hưu trí bổ sung, người lao động có thêm sự lựa chọn để sau này đến tuổi nghỉ hưu sẽ được hưởng lương hưu với mức cao hơn.
Hoàng Trang (CTV)
{name} - {time}
-
2025-01-21 15:27:00
Tăng cường kiểm soát người và phương tiện qua Cửa khẩu Quốc gia Tén Tằn
-
2025-01-21 14:00:00
Điểm nóng 21/1: Chi 110 tỉ đồng để mua hơn 3.200 tỉ đồng nợ xấu
-
2024-11-04 16:24:00
Khởi tố, bắt tạm giam đối tượng lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân
Bắt 4 đối tượng trong đường dây mua bán người dưới 16 tuổi
Lừa đảo mạo danh tiếp tục là “điểm nóng” tại Việt Nam tuần qua
Bắt giữ đối tượng tháo trộm rào bảo vệ tuyến cao tốc Quốc lộ 45 - Nghi Sơn
Điều kiện để giao đất ở không đấu giá quyền sử dụng đất cho cá nhân
Phát hiện, thu giữ hơn 1.000 bình “khí cười”
Nâng cao kiến thức pháp luật về quyền dân sự, chính trị
Công an Thanh Hóa kiên quyết không để các đối tượng truy nã ngoài vòng pháp luật
Phê chuẩn Lệnh bắt tạm giam đối tượng hiếp dâm bé gái 3 tuổi
Huyện Yên Định tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày pháp luật Việt Nam năm 2024