Tăng cường tiết kiệm chi ngân sách nhà nước năm 2024
Để kịp thời chấn chỉnh, khắc phục những hạn chế, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong công tác sử dụng, quản lý ngân sách nhà nước, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và các địa phương, UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành văn bản về việc tăng cường tiết kiệm chi ngân sách nhà nước năm 2024.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)
Trong thời gian qua, các sở, ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố đã có nhiều nỗ lực, cố gắng, thực hiện tốt công tác thực hành tiết kiệm chống lãng phí trong quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước, bước đầu đạt được nhiều kết quả khả quan. Tuy nhiên, việc thực hiện chính sách, pháp luật về tiết kiệm chống lãng phí, kết luận của các cơ quan thanh tra, kiểm toán nhà nước và qua tổng hợp báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước hằng năm cho thấy vẫn còn những hạn chế, lãng phí trong quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước, tài sản công..., ảnh hưởng đến kỷ cương, kỷ luật hành chính và hiệu quả sử dụng nguồn lực ngân sách nhà nước.
Vì vậy, UBND tỉnh đề nghị các sở, ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường tiết kiệm chi thường xuyên; bảo đảm chi cho con người, an sinh xã hội, y tế, môi trường, quốc phòng, an ninh và các lĩnh vực giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ... theo quy định của pháp luật.
Tổ chức thực hiện chi ngân sách nhà nước theo dự toán được giao, bảo đảm phân bổ, giao dự toán cho các đơn vị sử dụng ngân sách và cấp dưới theo đúng thời hạn và quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn.
Rà soát, sắp xếp, điều chỉnh dự toán chi theo quy định; chủ động cắt giảm các khoản chi chưa thực sự cần thiết; giảm các khoản chi tổ chức hội nghị, hội thảo, khánh tiết, đi công tác trong và ngoài nước nước, nhất là nghiên cứu, khảo sát nước ngoài; năm 2024, cắt giảm, tiết kiệm 5% ngay từ đầu năm dự toán chi thường xuyên so với dự toán được giao để tăng cho đầu tư cho hạ tầng chiến lược, y tế, giáo dục, biến đổi khí hậu và an sinh xã hội.
Quán triệt yêu cầu triệt để tiết kiệm các khoản chi ngân sách nhà nước, nhất là chi thường xuyên ngay từ khâu xác định nhiệm vụ; bảo đảm việc thực hiện các nhiệm vụ thống nhất từ khâu lập dự toán đến triển khai phân bổ, quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước. Chủ động rà soát các chính sách, nhiệm vụ, sắp xếp thứ tự ưu tiên các khoản chi thực hiện theo mức độ cấp thiết, quan trọng và khả năng triển khai thực hiện trong năm hiện hành để xây dựng dự toán sát khả năng thực hiện. Bảo đảm hoàn thành các nhiệm vụ, chương trình, dự án, đề án được cấp có thẩm quyền phê duyệt trên cơ sở nguồn ngân sách nhà nước được phân bổ; chủ động sắp xếp, xử lý để triển khai các nhiệm vụ được giao phát sinh trong năm dự toán; hạn chế tối đa bổ sung ngoài dự toán được giao, hủy dự toán hoặc chuyển nguồn sang năm sau.
Các sở, ban, ngành, đơn vị là chủ quản các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu Trung ương bổ sung và các chương trình, chính sách địa phương chưa phân bổ; chủ đầu tư các đề án, dự án khẩn trương rà soát, lập phương án phân bổ chi tiết, báo cáo UBND tỉnh, trình HĐND tỉnh (nếu có) quyết định phân bổ theo đúng quy định về việc giao dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; thu, chi ngân sách địa phương và phân bổ dự toán chi ngân sách địa phương năm 2024, tỉnh Thanh Hóa. Chỉ trình cấp có thẩm quyền ban hành chính sách, đề án, nhiệm vụ mới khi thực sự cần thiết và có nguồn bảo đảm; dự kiến đầy đủ nhu cầu kinh phí thực hiện các chính sách, chế độ, nhiệm vụ mới đã được cấp có thẩm quyền quyết định.
Bên cạnh đó, đẩy mạnh việc sắp xếp bộ máy, tinh giản biên chế, thực hiện cơ chế tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập trên cơ sở phù hợp với tình hình thực tiễn của từng ngành, từng đơn vị để giảm chi thường xuyên và cơ cấu lại ngân sách nhà nước. Xây dựng phương án tăng cường mức độ tự chủ tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định; thúc đẩy sự tham gia của các thành phần trong xã hội vào việc cung cấp dịch vụ sự nghiệp công, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ sự nghiệp công, đồng thời giảm áp lực lên ngân sách nhà nước.
Đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản công theo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức, bảo đảm tiết kiệm. Tổ chức rà soát, sắp xếp lại tài sản công bảo đảm sử dụng đúng mục đích, tiêu chuẩn, định mức theo chế độ quy định và phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ; đẩy mạnh việc xử lý tài sản không còn nhu cầu sử dụng đúng quy định của pháp luật, công khai, minh bạch; kiên quyết thu hồi các tài sản sử dụng sai đối tượng, sai mục đích, vượt tiêu chuẩn, định mức; không để lãng phí thất thoát tài sản công.
Sở Tài chính, UBND các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại chi ngân sách nhà nước theo hướng bền vững, giảm dần tỷ trọng chi thường xuyên gắn với đổi mới cơ chế phân bổ chi thường xuyên; tăng tỷ trọng chi đầu tư phát triển, chi trả nợ trong tổng chi ngân sách nhà nước và giảm bội chi ngân sách nhà nước. Điều hành dự toán chi ngân sách nhà nước chủ động, triệt để tiết kiệm chi thường xuyên, rà soát, cắt giảm các nhiệm vụ chưa thực sự cần thiết, chậm triển khai,... dành nguồn lực cho phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu, thực hiện các nhiệm vụ chi an sinh xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng và cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội...
Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan, rà soát những nội dung công việc, nhiệm vụ, chương trình, đề án chưa đảm bảo hồ sơ, thủ tục, điều kiện giao kinh phí; trên cơ sở đó, tham mưu đề xuất, báo cáo UBND tỉnh xem xét, trình Thường trực HĐND tỉnh sắp xếp, cắt giảm hoặc giãn tiến độ thực hiện để điều chỉnh cho các nội dung công việc, nhiệm vụ, chương trình, đề án, nhiệm vụ trọng điểm khác phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Các sở: Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Giao thông vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công thương, theo chức năng, thẩm quyền, nhiệm vụ được giao, quản lý đầu tư công chặt chẽ, tiết kiệm chi ngay từ khâu lập, thẩm định, phê duyệt dự án và thiết kế, dự toán xây dựng công trình.
Thanh tra tỉnh, Sở Tài chính phối hợp chặt chẽ với sở, ngành, đơn vị cấp tỉnh và địa phương, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và thực hiện công khai việc sử dụng ngân sách nhà nước, siết chặt kỷ luật, kỷ cương, tăng cường trách nhiệm người đứng đầu trong việc quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước, bảo đảm chi ngân sách nhà nước theo dự toán, đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi và quy định pháp luật; Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; xử lý nghiêm theo quy định đối với các sai phạm trong quản lý, sử dụng ngân sách đã được cơ quan kiểm toán, thanh tra phát hiện, kiến nghị.
Các sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố khẩn trương, chủ động triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao; đề xuất, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh những nội dung vượt thẩm quyền theo quy định.
TS (Nguồn: UBND tỉnh)
{name} - {time}
-
2024-12-12 16:32:00
Quyết tâm “gỡ vướng” cho các dự án điện năng lượng tái tạo
-
2024-12-12 16:22:00
VinClub hợp tác với hơn 30 thương hiệu hàng đầu trong hệ thống TTTM Vincom, mở rộng đặc quyền cho khách hàng thân thiết
-
2024-01-29 14:43:00
Tăng cường công tác quản lý thuế đối với hộ kinh doanh
Hyundai Lam Kinh được vinh danh là “Đại lý chăm sóc khách hàng tốt nhất” năm 2023
Bản tin tài chính sáng 29/1/2024: Giá vàng chờ tin Fed, dầu tăng, USD giảm
Nhiều lợi ích từ hóa đơn điện tử
Tăng tốc, bứt phá để về đích các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2024
Người chăn nuôi trâu, bò gặp khó
Tạp chí hàng đầu International Finance vinh danh Vietjet Air với loạt giải thưởng dẫn đầu về quản trị tài chính và hàng không
Doanh nghiệp sau “bão dịch” (Bài 1): “Ốm yếu” trong bối cảnh đặc biệt
Agribank Bắc Thanh Hóa: Dấu ấn 5 năm "Kiến tạo nền móng - Hướng tới tương lai”
Xã Ái Thượng: Phát triển kinh tế nâng cao thu nhập cho người dân