Tăng cường quản lý chất lượng nông, lâm, thủy sản
Lực lượng chức năng bắt giữ thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Thời gian qua, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chỉ đạo quyết liệt các đơn vị trực thuộc; đồng thời, phối hợp với các ngành, đơn vị có liên quan của tỉnh, các huyện, thị xã, thành phố thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp quản lý chất lượng an toàn thực phẩm (ATTP) nông, lâm, thủy sản.
Theo đó, các đơn vị đã và đang đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến các quy định về ATTP nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, người tiêu dùng trong việc bảo đảm ATTP theo quy định của pháp luật. Tập huấn kiến thức thực hành sản xuất tốt; quy trình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, phân bón, chất phụ gia, chất hỗ trợ trong sản xuất, chế biến, bảo quản thực phẩm an toàn. Đào tạo, tập huấn nghiệp vụ quản lý chất lượng ATTP nông, lâm, thủy sản cho cán bộ quản lý cấp huyện, xã. Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý kịp thời các vi phạm về chất lượng ATTP nông, lâm, thủy sản theo đúng quy định của pháp luật; trong đó, tập trung vào các cơ sở sơ chế, chế biến, kinh doanh động vật và sản phẩm động vật, sản phẩm thủy sản và cơ sở sản xuất, kinh doanh rau quả. Bên cạnh đó, tăng cường lấy mẫu giám sát, cảnh báo các nguy cơ gây mất ATTP nông, lâm, thủy sản. Đẩy mạnh việc xây dựng các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn được xác nhận; đồng thời, công khai danh sách và địa chỉ bán sản phẩm an toàn trên các phương tiện thông tin đại chúng. Hướng dẫn trình tự, thủ tục chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản đủ điều kiện ATTP.
Từ đầu năm đến nay, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp với các sở, ngành có liên quan của tỉnh thành lập các đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành, chuyên ngành về ATTP. Qua đó, đã thanh, kiểm tra tại 204 cơ sở sản xuất, kinh doanh nông sản, thực phẩm; trong đó, có 192 cơ sở đạt yêu cầu, 12 cơ sở vi phạm và bị xử lý vi phạm hành chính, với số tiền xử phạt vi phạm hành chính 41,7 triệu đồng. Ngoài ra, các đơn vị thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã thực hiện lấy 1.087 mẫu thực phẩm nông sản, thủy sản để giám sát nguy cơ ô nhiễm thực phẩm, ngăn chặn các sản phẩm không đảm bảo an toàn lưu thông trên thị trường. Kết quả, có 1.038/1.087 mẫu đạt yêu cầu, 49/1.087 mẫu vi phạm, chiếm 4,5%. Bên cạnh đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức 67 hội nghị, lớp đào tạo, tập huấn với số lượng học viên tham dự 4.484 người là cán bộ cấp huyện, xã phụ trách công tác ATTP nông, lâm, thủy sản và các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản...
Công tác giám sát các sản phẩm thực phẩm có nguy cơ gây mất ATTP đã được thực hiện thường xuyên, qua giám sát đã kịp thời cảnh báo và có các biện pháp xử lý vi phạm ATTP theo đúng quy định. Đồng thời, đã và đang góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm về công tác bảo đảm vệ sinh ATTP của cán bộ, đảng viên, người quản lý, người sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng thực phẩm. Các chuỗi cung ứng nông sản, thực phẩm an toàn tiếp tục được hình thành và phát triển, một số doanh nghiệp đầu tư sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn theo chuỗi khép kín, từng bước đáp ứng nhu cầu tiêu thụ thực phẩm an toàn trên địa bàn tỉnh.
Hương Thơm
{name} - {time}
-
38 phút trước
Rau màu cho thị trường tết
-
3 giờ trước
Đóng điện thành công dự án đường dây 500kV nhập khẩu điện từ Lào
-
10:03 15/09/2020
“Hái” tiền tỷ nhờ trồng cây sen Nhật
Khởi động lắp đặt Nhà máy điện mặt trời Sao Mai - giai đoạn II hơn 3.000 tỉ đồng
Huyện Nông Cống nỗ lực thành lập mới doanh nghiệp
Xã Trung Tiến đẩy mạnh phát triển kinh tế
Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng CSXH Thanh Hóa triển khai nhiệm vụ cuối năm 2020
Toàn tỉnh thu hoạch được 20.337 ha lúa thu mùa
Thành lập 1.658 doanh nghiệp mới
Huyện Đông Sơn phát triển công nghiệp và ngành nghề nông thôn
Mô hình gà siêu trứng an toàn sinh học
Hiệu quả từ sản xuất công nghệ cao tại các HTX