(Baothanhhoa.vn) - Hiện nay, thị trường đồ chơi trẻ em ở Việt Nam có khoảng 90% thị phần là hàng hóa có nguồn gốc từ nước ngoài. Sở dĩ người mua và cả người bán ưa chuộng kinh doanh, lựa chọn loại hàng hóa này là do giá rẻ, mẫu mã, chủng loại đa dạng. Tuy nhiên, đồ chơi trẻ em có nguồn gốc nước ngoài hiện nay chủ yếu được buôn bán qua đường tiểu ngạch, không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ, không xác định được chất lượng, độ an toàn, tiềm ẩn nguy cơ về chất độc hại gây nguy hiểm cho sự phát triển của trẻ.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Tăng cường kiểm soát thị trường đồ chơi trẻ em

Hiện nay, thị trường đồ chơi trẻ em ở Việt Nam có khoảng 90% thị phần là hàng hóa có nguồn gốc từ nước ngoài. Sở dĩ người mua và cả người bán ưa chuộng kinh doanh, lựa chọn loại hàng hóa này là do giá rẻ, mẫu mã, chủng loại đa dạng. Tuy nhiên, đồ chơi trẻ em có nguồn gốc nước ngoài hiện nay chủ yếu được buôn bán qua đường tiểu ngạch, không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ, không xác định được chất lượng, độ an toàn, tiềm ẩn nguy cơ về chất độc hại gây nguy hiểm cho sự phát triển của trẻ.

Tăng cường kiểm soát thị trường đồ chơi trẻ em

Lực lượng chức năng tỉnh tổ chức tiêu hủy đồ chơi trẻ em không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Tại địa bàn TP Thanh Hóa, đồ chơi trẻ em được phân phối sỉ chủ yếu tại chợ Vườn Hoa và bán lẻ ở một số siêu thị, cửa hàng, tuyến phố. Thị trường này trở nên sôi động, nhộn nhịp hơn vào mỗi dịp Tết Trung thu. Tuy nhiên, bên cạnh một số cửa hàng, siêu thị kinh doanh hàng hóa có tiêu chuẩn thì hiện nay, trên thị trường đồ chơi có nhiều sản phẩm không đạt chất lượng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn đồ chơi. Tình trạng đồ chơi nhiễm độc tố, tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ nhỏ; đồ chơi nhập khẩu không có chứng nhận hợp quy, không ghi nhãn mác... trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường vẫn khá phổ biến.

Từ đầu năm đến nay, các lực lượng chức năng trên địa bàn tỉnh đã bắt giữ nhiều vụ vận chuyển đồ chơi nhập lậu, không có nguồn gốc xuất xứ, có tính kích động, ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển nhân cách của trẻ. Điển hình như đầu tháng 5-2019, tại xã Trường Lâm (Tĩnh Gia), lực lượng cảnh sát giao thông và quản lý thị trường đã bắt giữ lô hàng đồ chơi trẻ em với số lượng lớn, gồm 9 thùng đồ chơi kích động bạo lực với trên 700 khẩu súng nhựa các loại. Đây là loại hàng hóa bị cấm lưu thông, buôn bán trên thị trường. Trong tháng 6-2019, lực lượng quản lý thị trường tiếp tục bắt giữ 550 khẩu súng nhựa đồ chơi, 1.050 khẩu súng đồ chơi lắp ghép bằng nhựa không rõ nguồn gốc xuất xứ. Số hàng hóa này đang trên đường vận chuyển đến các tỉnh phía Bắc để tiêu thụ.

Ông Nguyễn Văn Thành, Đội phó Đội Quản lý thị trường cơ động số 9, Cục Quản lý thị trường Thanh Hóa cho biết: Thời gian gần đây, Đội Quản lý thị trường cơ động số 9 đã liên tục bắt giữ, xử lý nhiều vụ đồ chơi trẻ em không có nguồn gốc xuất xứ. Các loại đồ chơi này đều không có kiểm định, công bố chất lượng, đồng thời có nguy cơ gây tác động xấu đến trẻ em. Chúng tôi cũng khuyến cáo các phụ huynh, khi lựa chọn đồ chơi cho con trẻ, nên mua ở các địa chỉ có uy tín, hàng hóa phải có tem nhãn rõ ràng, có công bố hợp chuẩn, hợp quy, không nên mua các loại đồ chơi trôi nổi, không được kiểm soát trên thị trường. Thời gian tới, cùng với việc kiểm tra ở khâu lưu thông, các cơ quan chức năng sẽ tăng cường kiểm tra tại cơ sở buôn bán, kinh doanh đồ chơi trẻ em, tập trung vào các điều kiện kinh doanh, hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa, tem nhãn hợp quy đối với mặt hàng đồ chơi cho trẻ em. Nếu phát hiện vi phạm sẽ cương quyết xử lý theo đúng quy định của pháp luật.

Nhằm kiểm soát thị trường đồ chơi trong mùa Tết Trung thu năm nay, mới đây, Tổng cục Quản lý thị trường cũng đã yêu cầu Cục Quản lý Thị trường các tỉnh, thành phố xây dựng kế hoạch chuyên đề kiểm tra, kiểm soát thị trường trong dịp trước, trong và sau Tết Trung thu. Đối với mặt hàng đồ chơi trẻ em, Tổng cục Quản lý thị trường yêu cầu các Cục Quản lý thị trường phối hợp với các lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh mặt hàng đồ chơi trẻ em; đồ chơi thông minh, tích hợp nhiều chức năng; đồ chơi trẻ em độc hại, kích động bạo lực nhập lậu; kiểm tra về nguồn gốc, xuất xứ, hóa đơn chứng từ, ghi nhãn hàng hóa, chứng nhận hợp quy và các quy định khác của pháp luật trong quản lý mặt hàng đồ chơi trẻ em.

Bài và ảnh: Minh Hằng



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]