Quyết liệt đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả
Thời gian gần đây, hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh bùng phát khá mạnh với nhiều thủ đoạn ngày càng tinh vi. Nhằm góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, Ban Chỉ đạo (BCĐ) 389 tỉnh đã chỉ đạo các thành viên và BCĐ 389 các huyện, thị xã, thành phố theo dõi sát diễn biến tình hình thị trường, tăng cường kiểm tra, kiểm soát và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm; đồng thời thực hiện đồng bộ các giải pháp đảm bảo cân đối cung cầu, giá cả hàng hóa, góp phần giữ ổn định thị trường.
Lực lượng quản lý thị trường kiểm tra kinh doanh sách giáo khoa và đồ dùng học tập trên địa bàn huyện Hậu Lộc.
Trong 6 tháng đầu năm, các đơn vị công an, bộ đội biên phòng, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, quản lý thị trường, kiểm lâm, hải quan, BCĐ 389 các huyện, thị xã, thành phố đã tăng cường chỉ đạo, chủ động phối hợp với các lực lượng chức năng kiểm tra, kiểm soát có trọng tâm, trọng điểm tại các tuyến biên giới đất liền, đường biển, đường sắt, tuyến Quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh, các trung tâm thương mại, các mặt hàng cấm, hàng lậu gây ảnh hưởng tới an ninh trật tự xã hội cũng như đến tính mạng, sức khỏe của Nhân dân như: ma túy, vũ khí, vật liệu nổ, động vật hoang dã, gỗ, thuốc lá điếu, rượu ngoại, mỹ phẩm, linh kiện điện tử... Chỉ tính riêng trên lĩnh vực chống buôn lậu và hàng cấm, các lực lượng đã phát hiện, xử lý 346 vụ vi phạm; trong đó chuyển khởi tố 244 vụ, xử lý vi phạm hành chính 102 vụ, phạt tiền vi phạm hành chính 764 triệu đồng. Nhiều loại hàng hóa vi phạm đã bị tịch thu như: heroin, ma túy tổng hợp, ma túy đá, thuốc nổ, pháo nổ, pháo hoa, đồ chơi trẻ em, linh kiện điện thoại, thực phẩm đóng gói các loại...
Công tác chống gian lận thương mại cũng được các đơn vị nòng cốt của BCĐ 389 tỉnh như: công an, hải quan, quản lý thị trường, thuế, nông nghiệp và phát triển nông thôn, khoa học và công nghệ, BCĐ 389 các huyện, thị xã, thành phố tăng cường quản lý và phát hiện kịp thời các gian lận. Từ đó, đã phát hiện, xử lý tới 1.245 vụ vi phạm, với tổng số tiền phạt vi phạm hành chính gần 23 tỷ đồng. Nhiều hành vi vi phạm như bán hàng đa cấp, thương mại điện tử, kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng vi phạm quy định về nhãn hàng hóa, hàng vi phạm về giá, công bố tiêu chuẩn áp dụng, chất lượng, sử dụng hóa đơn bất hợp pháp, vi phạm các điều kiện hoạt động trong sản xuất, kinh doanh đã bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Đặc biệt, hoạt động kinh doanh, buôn bán hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ những tháng đầu năm nay không chỉ đơn thuần ở các mặt hàng thiết yếu phục vụ tiêu dùng của Nhân dân như giày dép, quần áo, tem, đồ dân dụng... mà còn xuất hiện các hành vi kinh doanh hàng giả, hàng giả mạo nhãn các thương hiệu lớn, hàng hóa có giá trị lớn như vàng, trang sức... Lực lượng chức năng đã xử lý 99 vụ, trong đó có 5 vụ việc nghiêm trọng chuyển khởi tố hình sự. Các lực lượng chức năng cũng đã xử lý vi phạm hành chính 94 vụ, phạt tiền vi phạm hành chính hơn 1,4 tỷ đồng.
Theo BCĐ 389 tỉnh, ngoài các hoạt động trọng điểm trên, các lực lượng cũng đã chủ động kiểm tra, kiểm soát về giá, chống đầu cơ, găm hàng; an toàn vệ sinh thực phẩm và phòng, chống dịch bệnh; chống thất thu thuế; phòng, chống phá rừng, mua bán, vận chuyển và chế biến lâm sản trái phép. Công tác thông tin, tuyên truyền, vận động cũng được đẩy mạnh nhằm tạo chuyển biến về hành vi, nhận thức đối với người kinh doanh và tiêu dùng. Trong 6 tháng đầu năm, toàn lực lượng đã phát hiện, xử lý 1.690 vụ vi phạm trong lĩnh vực buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, với số tiền thu nộp ngân sách Nhà nước 84,5 tỷ đồng (trong đó, số tiền truy thu thuế là gần 59,5 tỷ đồng).
Theo Cục Quản lý thị trường, Cơ quan Thường trực của BCĐ 389 tỉnh, những tháng cuối năm chính là thời điểm hoạt động hàng hóa trên thị trường có mức luân chuyển tương đối lớn do nhu cầu tiêu dùng của người tiêu dùng tăng cao. Các hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả sẽ diễn biến phức tạp hơn. Bám sát chỉ đạo của các cơ quan cấp trên, BCĐ 389 tỉnh sẽ tiếp tục triển khai quyết liệt các nhiệm vụ trọng tâm chuyên ngành theo kế hoạch và đột xuất. Cùng với tăng cường kiểm tra, kiểm soát trên các tuyến biên giới, vùng biển, địa bàn nội địa, cảng hàng không quốc tế đối với các mặt hàng trọng điểm như ma túy, pháo nổ, than, quặng, khoáng sản, xăng, dầu, vàng, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, mặt hàng vật tư y tế, lương thực, thực phẩm, thuốc tân dược, vị thuốc y học cổ truyền, đơn vị sẽ tham mưu cho BCĐ 389 tỉnh chỉ đạo tập trung kiểm soát hoạt động quảng cáo, giới thiệu sản phẩm qua sàn thương mại điện tử, hoạt động mua bán trực tuyến qua mạng xã hội nhằm từng bước chấn chỉnh, đưa hoạt động này tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý và thu thuế.
Bài và ảnh: Bách Nguyên
{name} - {time}
-
2024-11-24 14:12:00
Quy định về chỉ huy, điều khiển giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông
-
2024-11-24 14:00:00
Điểm nóng 24/11: Dùng 4 loại mỹ phẩm thoa da tiêm vào mặt bệnh nhân để làm đẹp
-
2024-07-11 17:00:00
Bảo đảm an toàn giao thông cho thanh, thiếu niên
Agribank Nam Thanh Hóa kịp thời ngăn chặn vụ lừa đảo qua điện thoại
Ông Lê Thanh Vân bị bắt vì liên quan vụ án Lưu Bình Nhưỡng
Tội phạm trẻ hóa - nỗi lo của mỗi gia đình
Hiệu quả mô hình “Camera an ninh hộ gia đình”
Nhanh chóng điều tra, làm rõ và bắt giữ 2 đối tượng cướp giật tài sản
Bắt giữ các đối tượng mua bán và tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy
Tăng cường công tác quản lý tem điện tử thuốc lá, rượu sản xuất trong nước
Khởi tố bị can và lệnh tạm giam đối tượng giả danh công an chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng
[Điểm nóng] Chuyển hồ sơ 10 vụ sang Cơ quan cảnh sát điều tra, yêu cầu xử lý nhiều lãnh đạo sở