Sáng 24/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét Báo cáo của Chính phủ về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2024.

Quyết liệt chống lãng phí, nắm bắt cơ hội phát triển kinh tế - xã hội

Sáng 24/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét Báo cáo của Chính phủ về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2024.

Quyết liệt chống lãng phí, nắm bắt cơ hội phát triển kinh tế - xã hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)

10 nhiệm vụ trọng tâm và 7 nhóm giải năm 2025

Trình bày tóm tắt báo cáo, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng nêu một số kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong lĩnh vực: Ban hành định mức, tiêu chuẩn, chế độ; quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước; mua sắm, quản lý, sử dụng tài sản công; quản lý đầu tư xây dựng, đầu tư công; quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên; tổ chức bộ máy, quản lý, sử dụng lao động và thời gian lao động trong khu vực nhà nước; quản lý, sử dụng vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp; hoạt động sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng của nhân dân; công tác thanh tra góp phần thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Đáng chú ý, trong quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước, thu ngân sách nhà nước năm 2024 thực hiện đạt 2,043 triệu tỷ đồng, tăng 342,7 nghìn tỷ đồng (+20,1%) so dự toán và báo cáo Quốc hội.

Chi ngân sách nhà nước năm 2024 ước đạt 1,83 triệu tỷ đồng, bằng 86,4% dự toán. Công tác điều hành chi ngân sách nhà nước năm 2024 được thực hiện chủ động, chặt chẽ theo dự toán, đảm bảo triệt để tiết kiệm chi thường xuyên, cắt giảm những nhiệm vụ chi chưa thực sự cần thiết, chậm triển khai. Tổng số tiết kiệm kinh phí, vốn nhà nước năm 2024 theo báo cáo của bộ, ngành, địa phương là 64.014 tỷ đồng.

Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều năm 2024 còn 1,93% giảm 1% so với năm 2023. Đến cuối năm 2024 cả nước có khoảng 78% xã đạt chuẩn nông thôn mới; có 5 tỉnh được công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.

Đến hết ngày 31/12/2024, tổng số vốn giải ngân của 9 dự án quan trọng quốc gia ngành giao thông vận tải là 70.743,08 tỷ đồng, đạt 72,9% kế hoạch năm 2024 được giao (96.991,66 tỷ đồng).

Việc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công đã góp phần khởi công mới, đẩy nhanh tiến độ triển khai nhiều dự án, công trình hạ tầng giao thông trọng điểm quốc gia để hoàn thành các dự án này đưa vào sử dụng. Tuy nhiên, còn 30/46 bộ, cơ quan trung ương và 26/63 địa phương có tỷ lệ giải ngân thấp hơn bình quân chung của cả nước...

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chương trình tổng thể về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của Chính phủ năm 2025 với 10 nhiệm vụ trọng tâm và 7 nhóm giải pháp nhằm thực hiện kiên quyết, đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp hữu hiệu trong công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tạo sự lan tỏa mạnh mẽ, nắm bắt cơ hội, đẩy lùi thách thức, tăng tốc, bứt phá về đích, phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2021-2025.

Cơ bản nhất trí với nhiệm vụ, giải pháp được Chính phủ đặt ra, Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội Lê Quang Mạnh đề nghị Chính phủ tiếp tục tập trung thể chế hóa chủ trương của Đảng về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, đặc biệt là Chỉ thị số 27-CT/TW, ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về chống lãng phí.

Tiếp tục rà soát, khẩn trương hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật trên các lĩnh vực quản lý kinh tế-xã hội và phòng, chống lãng phí, xác định rõ vướng mắc, bất cập, đề xuất phương án xử lý hiệu quả; sớm tổng kết, sửa đổi Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Bên cạnh đó tiếp tục siết chặt kỷ cương, kỷ luật tài chính, thực hiện tốt chính sách tài khóa, kiểm soát chặt chẽ bội chi; có giải pháp hữu hiệu để khắc phục những tồn tại, hạn chế trong triển khai các Chương trình Mục tiêu quốc gia và đầu tư công; quyết liệt tổ chức triển khai, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án, bảo đảm chất lượng, tiến độ theo yêu cầu tại các Nghị quyết của Quốc hội.

Chính phủ đẩy mạnh công tác sắp xếp lại cơ sở nhà, đất; rà soát, chuyển giao các cơ sở nhà, đất kém hiệu quả do các cơ quan Trung ương quản lý về cho địa phương phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; quản lý chặt chẽ, có phương án xử lý tình trạng để hoang hóa, lãng phí nhà ở công vụ, công trình phúc lợi công cộng; có kế hoạch tổng thể về quản lý, sử dụng hiệu quả trụ sở làm việc sau tinh gọn tổ chức bộ máy.

Đồng thời, đẩy mạnh xử lý tình trạng lãng phí tài nguyên đất đai của các dự án chậm đưa vào sử dụng, để hoang hóa, đất của các nông lâm trường, dự án bị dừng thực hiện sau thanh tra, kiểm tra, kiểm toán; đẩy mạnh cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, bảo toàn và phát triển vốn nhà nước đầu tư vào hoạt động sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp, nhất là các công ty nông, lâm nghiệp...

Giải quyết các điểm nghẽn gây lãng phí nguồn lực

Đa số các ý kiến nhất trí, công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2024 tiếp tục có nhiều chuyển biến tích cực.

Quyết liệt chống lãng phí, nắm bắt cơ hội phát triển kinh tế - xã hội

Chính phủ xác định công tác phòng, chống lãng phí là nhiệm vụ cấp bách, ưu tiên; ban hành nhiều văn bản để thực hiện kế hoạch thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; tập trung chỉ đạo rà soát, đề xuất các cơ chế, chính sách nhằm giải quyết các điểm nghẽn gây lãng phí nguồn lực của nền kinh tế.

Một số ý kiến cho rằng, công tác sắp xếp tổ chức bộ máy hành chính nhà nước theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả gắn với nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức được thực hiện quyết liệt, đặc biệt, cuộc cách mạng về tổ chức, bộ máy, được cử tri và nhân dân đánh giá cao.

Thảo luận tại Phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương, Chủ nhiệm Ủy ban Công tác đại biểu của Quốc hội Nguyễn Thanh Hải yêu cầu rà soát, nêu rõ các khuyết điểm, hạn chế trong báo cáo để phân tích nguyên nhân khách quan, rút kinh nghiệm; đồng thời đề nghị cần đánh giá rõ việc thực hiện báo cáo thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của các đơn vị, địa phương.

Nêu ví dụ dự án cơ sở 2 của Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Việt Đức chưa thể đưa vào sử dụng cũng chính là lãng phí và vừa qua, Tổng Bí thư đã yêu cầu thanh tra, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định đề nghị cần chỉ rõ những tồn tại, yếu kém; rà soát lại tất cả các dự án đã có, đang dở dang, chậm triển khai hoặc vướng mắc để tháo gỡ, khơi thông nguồn lực.

“Có nhiều nơi đăng ký dự án nhưng để đất trống bao nhiều năm, do đó cần thống kê toàn bộ, nếu nơi nào không làm thì thu hồi để tránh lãng phí,” Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nêu.

Trong bối cảnh cả nước thực hiện sắp xếp, tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định yêu cầu quản lý tài chính, tài sản để chống thất thoát, lãng phí, tiêu cực; đồng thời, nêu rõ nhiệm vụ thực hành tiết kiệm, chống lãng phí để các bộ, ngành, địa phương cơ quan thực hiện.

Trước đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng. Đa số ý kiến tán thành sự cần thiết ban hành Luật nhằm thể chế hóa các chủ trương của Đảng, đáp ứng yêu cầu thực tiễn về phân cấp thẩm quyền quyết định cho vay đặc biệt; nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của các tổ chức tín dụng, góp phần khơi thông nguồn lực tín dụng phục vụ mục tiêu tăng trưởng kinh tế./.

Theo TTXVN



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]