Quan Sơn: Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống đồng bào dân tộc thiểu số
Trong những năm qua, huyện Quan Sơn đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống, góp phần lưu giữ hồn cốt, bản sắc văn hóa các dân tộc, nâng cao chất lượng đời sống tinh thần cho Nhân dân, phục vụ phát triển bền vững kinh tế - xã hội địa phương.
Lễ hội Mường Xia, nét đẹp văn hóa độc đáo của đồng bào dân tộc Thái.
Những năm gần đây, văn hóa các dân tộc ở Quan Sơn có sự giao thoa, du nhập những nét văn hóa của đời sống hiện đại. Các giá trị văn hóa tiêu biểu của các dân tộc trên địa bàn huyện có nguy cơ mai một, bởi vậy rất cần được hướng dẫn, hỗ trợ để bảo tồn, phát huy trong cuộc sống đương đại. Một thực tế khác, không gian văn hóa bị tác động, xáo trộn, sự xâm nhập của văn hóa ngoại lai khiến thế hệ trẻ có xu hướng “thờ ơ” với văn hóa truyền thống, đối diện với nguy cơ bị xâm lấn, đồng hóa bởi nhiều yếu tố văn hóa khác...
Để bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, huyện Quan Sơn ban hành và tổ chức thực hiện Đề án “Bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc”. Thông qua đề án, huyện Quan Sơn đã tổ chức các lớp tập huấn kỹ năng bảo tồn, phát huy trang phục các dân tộc thiểu số trong thời kỳ hội nhập; lớp truyền dạy kỹ năng làm nghề dệt, may trang phục truyền thống; truyền dạy khèn bè dân tộc Thái; tổ chức tập luyện, dàn dựng chương trình văn nghệ cho đội văn nghệ các xã Tam Thanh, Mường Mìn, Trung Hạ... với hàng trăm học viên tham gia. Ngoài ra, huyện Quan Sơn còn triển khai, thực hiện mô hình “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc Thái trong phát triển du lịch cộng đồng”; xây dựng mô hình du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc Thái tại bản Ngàm; hướng dẫn các xã, thị trấn khi tổ chức hội thi văn hóa, văn nghệ phải sử dụng trang phục biểu diễn phù hợp, trong đó khuyến khích sử dụng trang phục truyền thống. Chú trọng công tác vận động các tổ chức đoàn thể thành lập tổ hợp tác, HTX làm nghề dệt thổ cẩm; các phòng, ban liên quan tổ chức sưu tầm, bổ sung các loại hình trang phục truyền thống của dân tộc Thái, Mường, Mông trưng bày, giới thiệu tại Nhà truyền thống của huyện và các điểm du lịch trên địa bàn.
Nhiều phong tục, tập quán tốt đẹp, lễ hội truyền thống như Lễ hội Mường Xia, các chợ phiên vào cuối tuần (thứ 7 và chủ nhật), điểm giao lưu văn nghệ ẩm thực Hát Tong đã được duy trì và phát huy. Huyện cũng đã thành lập các đội văn nghệ thôn, bản, tổ chức các lớp truyền dạy khèn bè dân tộc Thái và các lớp hướng dẫn hoạt động đội văn nghệ...
Cùng với dân ca dân vũ, các lễ hội, văn hóa truyền thống của cộng đồng các dân tộc trên địa bàn huyện Quan Sơn còn là những tinh hoa trong nghệ thuật ẩm thực, kiến trúc xây dựng nhà sàn, các nghề thủ công truyền thống... Việc khôi phục các nghề thủ công truyền thống như thêu thùa, dệt may, hay xây dựng các đặc sản ẩm thực địa phương thành sản phẩm OCOP cũng góp phần giữ gìn văn hóa kết tụ từ nhiều đời và biến chúng thành sinh kế để có nguồn thu nhập, nâng cao chất lượng đời sống cho đồng bào.
Huyện Quan Sơn cũng đã ban hành Đề án số 05/ĐA-UBND, ngày 13/8/2024 của UBND huyện về “Bảo tồn, phát huy giá trị trang phục truyền thống dân tộc thiểu số huyện Quan Sơn giai đoạn 2024-2030”. Qua đó, các cơ quan, đơn vị trường học xây dựng quy chế mặc trang phục dân tộc và đưa vào hương ước, quy ước của bản, làng, khu phố; xây dựng con người Quan Sơn thân thiện, giàu bản sắc văn hóa. Hiện nay, 100% giáo viên, học sinh là người dân tộc thiểu số mặc trang phục truyền thống 2 buổi/tuần; cán bộ, công chức của nhiều xã trên địa bàn huyện mặc trang phục truyền thống 1 buổi/tuần...
Ông Lê Văn Thơ, Trưởng Phòng Văn hóa thông tin huyện Quan Sơn, cho biết: “Việc khôi phục, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống trong những năm qua đã tác động rất lớn, góp phần tuyên truyền, giáo dục tới các tầng lớp Nhân dân, đặc biệt là lớp trẻ về tình yêu quê hương, làng bản, lòng tự hào về dân tộc mình. Do vậy, trong những năm qua, các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương đã tích cực hưởng ứng phong trào thi đua, đăng ký xây dựng cơ quan, làng bản, gia đình văn hóa với các tiêu chí, trong đó có việc vận động Nhân dân xây dựng, chỉnh trang nhà sàn, phát huy làng nghề dệt thổ cẩm, nghề làm rượu cần...
Bài và ảnh: Minh Khanh
{name} - {time}
-
2025-02-10 17:00:00
Vì sao “vác mai đi đào khoai” lại chịu thất bại?
-
2025-02-10 14:09:00
Hai làng nghề đầu tiên gia nhập mạng lưới thành phố thủ công sáng tạo toàn cầu
-
2025-02-09 13:01:00
Quy hoạch, sắp xếp lại lễ hội
[Podcast] Truyện ngắn: Lời thì thầm của hoa bưởi
Lương Trung gìn giữ, phát huy văn hóa Mường
“Thả rông” - từ chữ đến nghĩa
[E-Magazine] - Bình yên dưới mái hiên nhà mẹ
Khai hội Xuân Yên Tử 2025 với nghi lễ rước kiệu quy mô lớn nhất từ trước tới nay
Hàng ngàn du khách đổ về Am Tiên ngày “mở cổng trời”
Khám phá những thiên đường nghỉ dưỡng tuyệt đẹp xuất hiện trong “Yêu nhầm bạn thân”
“Rạng rỡ Việt Nam” qua lăng kính kênh truyền hình CNC của Campuchia
[Podcast] - Tản văn: Tháng giêng vạn sự khởi đầu