(Baothanhhoa.vn) - Theo thống kê, Quan Hóa có gần 20 cơ sở chế biến lâm sản, trong đó có 9 cơ sở chế biến lâm sản và sản xuất bột giấy, giấy vàng mã hoạt động sản xuất giáp sông Mã, giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động. Năm 2022, giá trị sản xuất lâm nghiệp toàn huyện đạt 275 tỷ đồng, trong đó giá trị xuất khẩu đạt 7 triệu USD, mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là giấy vàng mã. Việc phát triển lâm nghiệp gắn với chế biến đã góp phần rất lớn trong tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân trên địa bàn huyện. Tuy nhiên, bên cạnh đó vấn đề ô nhiễm môi trường cũng là bài toán khiến huyện tốn nhiều thời gian, công sức.

Quan Hóa nâng cao hiệu quả công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo

Theo thống kê, Quan Hóa có gần 20 cơ sở chế biến lâm sản, trong đó có 9 cơ sở chế biến lâm sản và sản xuất bột giấy, giấy vàng mã hoạt động sản xuất giáp sông Mã, giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động. Năm 2022, giá trị sản xuất lâm nghiệp toàn huyện đạt 275 tỷ đồng, trong đó giá trị xuất khẩu đạt 7 triệu USD, mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là giấy vàng mã. Việc phát triển lâm nghiệp gắn với chế biến đã góp phần rất lớn trong tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân trên địa bàn huyện. Tuy nhiên, bên cạnh đó vấn đề ô nhiễm môi trường cũng là bài toán khiến huyện tốn nhiều thời gian, công sức.

Quan Hóa nâng cao hiệu quả công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáoMột cơ sở chế biến lâm sản trên địa bàn huyện Quan Hóa.

Theo Chánh Thanh tra huyện Quan Hóa Trịnh Đức Du, vào thời điểm tháng 3-2021, sau khi xuất hiện tình trạng cá chết bất thường do ô nhiễm môi trường nước sông Mã, gây bức xúc cho Nhân dân, thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, để giải quyết dứt điểm vấn đề nổi cộm trên UBND huyện đã tổ chức đoàn kiểm tra, phối hợp với Đoàn thanh tra của tỉnh kiểm tra và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Qua kiểm tra, trên địa bàn huyện có 9 cơ sở chế biến lâm sản và sản xuất bột giấy, giấy vàng mã hoạt động sản xuất giáp sông Mã vi phạm các quy định của pháp luật về xây dựng, môi trường... Trong đó, có một số lỗi vi phạm môi trường như không có kho lưu trữ chất thải nguy hại, đổ chất thải rắn không đúng nơi quy định. Nghiêm trọng hơn, cơ quan chức năng đã phát hiện, bắt quả tang 4 cơ sở lắp đặt đường ống xả thải trái phép ra sông Mã. Chủ tịch UBND huyện Quan Hóa đã yêu cầu tạm dừng hoạt động và báo cáo với UBND tỉnh ra quyết định đình chỉ hoạt động đối với các cơ sở ngâm ủ bột giấy không đảm bảo điều kiện hoạt động. Đồng thời, đề nghị UBND tỉnh xử phạt 9 cơ sở sản xuất vàng mã. UBND tỉnh đã ban hành các quyết định xử phạt vi phạm hành chính và quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm; tổng số tiền xử phạt 1.475 triệu đồng.

Đến tháng 3-2023, cả 9 cơ sở đã hoàn thành việc nộp phạt, khắc phục các yêu cầu; 6/9 cơ sở được UBND tỉnh cấp giấy phép môi trường và đi vào hoạt động; 2 cơ sở còn lại đang trong quá trình tái đầu tư để hoạt động; 1 cơ sở chưa được điều chỉnh chủ trương đầu tư. Kết quả trên có thể nói là một sự quyết tâm, quyết liệt lớn của cấp ủy, chính quyền huyện Quan Hóa trong công tác xử lý tình trạng ô nhiễm môi trường theo đúng tinh thần Nghị quyết số 05 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo vệ môi trường đến năm 2020, định hướng đến năm 2025".

Từ vụ việc cụ thể trên cho thấy, vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác quản lý Nhà nước về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo (KNTC) được nâng cao. Nhất là các vụ việc KNTC tồn đọng, kéo dài được Huyện ủy, HĐND, UBND huyện quan tâm chỉ đạo quyết liệt. Đã có nhiều nội dung đơn được giải quyết dứt điểm và các ý kiến, kiến nghị của cử tri được quan tâm giải quyết kịp thời. UBND các xã, thị trấn đã thực hiện tốt việc đối thoại và hòa giải cơ sở nên đã giải quyết dứt điểm một số vụ việc ngay tại cơ sở. Tính riêng năm 2022 và 6 tháng đầu năm 2023, toàn huyện Quan Hóa có 267 lượt công dân KNTC, trong đó Ban Tiếp công dân của UBND huyện tiếp 60 lượt, UBND các xã, thị trấn tiếp 207 lượt. Nội dung tiếp công dân chủ yếu tập trung giải quyết lĩnh vực hành chính, tranh chấp đất đai, giải phóng mặt bằng, ô nhiễm môi trường. Huyện tiếp nhận 45 đơn phản ánh, đã xử lý, giải quyết cả 45 đơn theo đúng quy định.

Tuy nhiên, trong công tác tiếp công dân ở một số đơn vị cấp xã chưa gắn với đối thoại để hướng dẫn, giải đáp chính sách, pháp luật cho công dân; việc phân loại, xử lý đơn, giải quyết một số vụ việc còn hạn chế, lúng túng trong việc xác định theo thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết; áp dụng các quy định của pháp luật chưa đầy đủ, thiếu chính xác trong giải quyết vụ việc. Ý thức chấp hành, nhận biết về pháp luật của một số công dân còn hạn chế nên có những yêu cầu, đòi hỏi vượt quá so với quy định của pháp luật. Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về tiếp công dân, giải quyết KNTC mặc dù đã được huyện quan tâm đẩy mạnh nhưng hiệu quả chưa cao.

Chánh Thanh tra huyện Quan Hóa Trịnh Đức Du cho biết thêm: “Để nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả công tác tiếp công dân, giải quyết KNTC trên địa bàn huyện, thời gian tới, huyện Quan Hóa tiếp tục thực hiện tốt các văn bản chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy đối với công tác tiếp công dân, giải quyết KNTC, kiến nghị của công dân; chỉ đạo cấp ủy, chính quyền cơ sở thường xuyên theo dõi, nắm chắc tình hình KNTC trên địa bàn để kịp thời xử lý dứt điểm ngay từ khi mới phát sinh vụ việc, hạn chế thấp nhất đơn, thư KNTC vượt cấp, góp phần đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện.

Bài và ảnh: Ngân Hà



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]