Phụ nữ sáng tạo, tích cực ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động hội
Tháng 6/2024, tham dự Cuộc thi “Ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức sinh hoạt Hội” do Trung ương Hội LHPN Việt Nam tổ chức, Hội LHPN tỉnh Thanh Hóa có 2 tác phẩm đoạt giải Nhì toàn quốc. Đó là “Ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức sinh hoạt Hội” của Hội LHPN phường Ba Đình (thị xã Bỉm Sơn) và Ứng dụng E-Women (dành riêng cho chi hội trưởng) của Hội LHPN thị trấn Thống Nhất (Yên Định).
Hội LHPN phường Ba Đình và thị trấn Thống Nhất nhận giải Nhì tại Cuộc thi “Ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức sinh hoạt Hội” do Trung ương Hội LHPN Việt Nam tổ chức.
Kết quả này cho thấy, các cấp hội phụ nữ trong tỉnh đã sáng tạo, chủ động nghiên cứu, tìm tòi những giải pháp công nghệ mới để nâng cao hiệu quả hoạt động và phong trào phụ nữ, góp phần thúc đẩy quá trình thực hiện chuyển đổi số (CĐS) trong công tác hội và thực hiện hiệu quả chủ đề năm 2024: “Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động Hội”.
Sau một thời gian nghiên cứu, tìm hiểu nhu cầu thực tế, Hội LHPN thị xã Bỉm Sơn đã lựa chọn sử dụng phần mềm Canva để ứng dụng vào sinh hoạt hội. Canva là một phần mềm thiết kế đồ họa trực tuyến có thể sử dụng trên cả điện thoại và máy tính, giúp người dùng tạo ra các thiết kế đẹp mắt, nhanh và dễ mà không yêu cầu kỹ năng cao. Các chi hội, cấp hội có thể thiết kế ảnh các hoạt động của hội để dựng video, thiết kế tờ rơi, giấy mời họp một cách sinh động. Chính vì sự tiện ích như vậy mà ngay khi triển khai, ứng dụng Canva, chị em phụ nữ trên địa bàn thị xã tích cực hưởng ứng. Qua đó, thúc đẩy sự sáng tạo, hứng thú của chị em trong tổ chức các hoạt động, thu hút đông đảo hội viên tham gia sinh hoạt.
Chị Mai Thị Hải, Chủ tịch Hội LHPN phường Ba Đình, chia sẻ: "Nhận thấy tính năng của ứng dụng, hội đã triển khai rộng rãi trong các cấp hội và hướng dẫn hội viên sử dụng. Chị em tiếp thu rất nhanh, sáng tác nhiều video, hình ảnh các hoạt động, phong trào phụ nữ ở các chi hội, tổ hội chuyển lên ứng dụng, lên nhóm rất sinh động và thu hút nhiều người xem, có tính lan tỏa trong cộng đồng".
Về thị trấn Thống Nhất (Yên Định), được nghe chị Bùi Thị Huyền Trang, Chủ tịch Hội LHPN thị trấn chia sẻ: "Ứng dụng E-Women mà hội được giải cuộc thi toàn quốc “Ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức sinh hoạt Hội” là sản phẩm công nghệ mới do hội thực hiện dành riêng cho chi hội trưởng. Phần mềm E-Women đang được Hội LHPN thị trấn Thống Nhất đăng ký tại Cục Bản quyền tác giả thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Ứng dụng được thiết kế dưới dạng trang web và đang phát triển app mobile. Với 15.000 đồng/1 năm, chi hội trưởng chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh có kết nối internet, sẽ sử dụng được nhiều tính năng: điểm danh bằng quét mã Qr-code; thu quỹ hội; các phong trào hội được cập nhật liên tục, đa dạng và có thể áp dụng phù hợp với thực tế của nhiều địa phương.
Sự sáng tạo của Hội LHPN phường Ba Đình và thị trấn Thống Nhất trong thực hiện CĐS đã góp phần lan tỏa tinh thần CĐS trong các cấp hội phụ nữ trong tỉnh. Hiện nay, 100% cán bộ chuyên trách cả 3 cấp hội trên địa bàn tỉnh đều được tập huấn, sử dụng thành thạo các phần mềm cơ bản. Hội phụ nữ các cấp đều có trang fanpage, nhóm zalo để tuyên truyền, vận động, hướng dẫn cán bộ, hội viên phụ nữ các hoạt động liên quan đến công tác hội và phong trào của phụ nữ.
Thời gian qua, Hội LHPN tỉnh đã tập huấn cho trên 200.000 phụ nữ về CĐS, sử dụng mạng xã hội an toàn. Duy trì và đẩy mạnh các hoạt động hội trên nền tảng số, như: đăng tải trên facebook nhiều video, clip hưởng ứng các cuộc thi onnelie; gửi, nhận văn bản điện tử trên phần mềm hệ thống văn bản và quản lý điều hành (Vnptioffice) tích hợp chữ ký số thay thế văn bản giấy; sử dụng chữ ký số, thanh toán không dùng tiền mặt, sử dụng hóa đơn điện tử...
Chuyển biến rõ nhất CĐS trong hoạt động hội có thể kể đến trên lĩnh vực kinh tế. Các cấp hội đã đẩy mạnh ứng dụng CNTT hỗ trợ phụ nữ thực hiện Đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017-2025”. Qua đó, hội đã tổ chức các lớp tập huấn kinh doanh online, tham gia các kênh, nhóm kinh doanh trên mạng xã hội; hướng dẫn, hỗ trợ ứng dụng nền tảng, công nghệ số quảng bá, giới thiệu sản phẩm, tham gia sàn thương mại điện tử và thanh toán điện tử, thanh toán qua mã phản hồi nhanh QR Code... Từ đề án đã có 7.192 phụ nữ trong tỉnh được hỗ trợ khởi nghiệp và khởi sự kinh doanh, thành lập hơn 1.000 doanh nghiệp nữ, hơn 650 sản phẩm trên các lĩnh vực do phụ nữ sản xuất được giới thiệu, quảng bá, kinh doanh trên các sàn giao dịch điện tử, trên không gian mạng...
Bà Ngô Thị Hồng Hảo, Chủ tịch Hội LHPN tỉnh cho biết: "CĐS đang mang lại nhiều thời cơ và thách thức. Để thích ứng linh hoạt, hiệu quả với thời đại công nghệ số, kinh tế số, mỗi cán bộ, hội viên, phụ nữ trong tỉnh cần nỗ lực từng ngày, trang bị kiến thức, kỹ năng công nghệ để kết nối thị trường, ứng dụng khoa học trong sản xuất, kinh doanh, chiếm lĩnh không gian số, nhằm nâng cao hoạt động tổ chức hội, giúp phụ nữ hội nhập và phát triển. Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và vị thế của người phụ nữ trong xã hội".
Bài và ảnh: Lê Hà
{name} - {time}
-
2025-01-08 10:46:00
Khách hàng thêm an tâm khi thời gian chờ bồi thường bảo hiểm được rút ngắn
-
2025-01-08 10:40:00
Bí thư đoàn năng động, làm kinh tế giỏi
-
2024-12-02 14:35:00
Thiên đường cúc họa mi giữa lòng thành phố
New Zealand xác nhận lần đầu xuất hiện cúm gia cầm H7N6
Kết quả tích cực trong chương trình xây dựng nhà ở cho người nghèo tại thị xã Nghi Sơn
Mức hỗ trợ xóa nhà tạm cao hơn phù hợp với nguồn xã hội hóa
Mỗi địa phương thiết kế tối thiểu 3 mẫu nhà hỗ trợ hộ nghèo cải thiện chỗ ở
Thi đua phát triển kinh tế, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc
Đông Sơn quan tâm xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, gia đình chính sách
227 học sinh nghèo vượt khó học giỏi nhận học bổng từ Quỹ Thiện Tâm
Đại hội Hội Hữu nghị Việt - Mỹ tỉnh Thanh Hóa lần thứ nhất
Có thật sự “chắc chân”?!