(Baothanhhoa.vn) - Mặc dù đã có sự chỉ đạo quyết liệt của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, đồng thời các sở, ngành và chính quyền các địa phương đã có nhiều cố gắng, nỗ lực, song tiến độ lập, thẩm định, trình phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất (QHSDĐ) thời kỳ 2021-2030, Kế hoạch sử dụng đất (KHSDĐ) năm 2023 cấp huyện hiện vẫn còn chậm, ảnh hưởng đến việc triển khai các công trình, dự án và thu ngân sách trên địa bàn.

Phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030 và Kế hoạch sử dụng đất năm 2023 cấp huyện: Nhiều khó khăn cần tháo gỡ

Mặc dù đã có sự chỉ đạo quyết liệt của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, đồng thời các sở, ngành và chính quyền các địa phương đã có nhiều cố gắng, nỗ lực, song tiến độ lập, thẩm định, trình phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất (QHSDĐ) thời kỳ 2021-2030, Kế hoạch sử dụng đất (KHSDĐ) năm 2023 cấp huyện hiện vẫn còn chậm, ảnh hưởng đến việc triển khai các công trình, dự án và thu ngân sách trên địa bàn.

Phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030 và Kế hoạch sử dụng đất năm 2023 cấp huyện: Nhiều khó khăn cần tháo gỡDự án cầu đường bộ trên Quốc lộ 45 vượt đường sắt (đoạn qua xã Hoàng Giang, huyện Nông Cống) đang chờ được triển khai. Ảnh: Đồng Thành

HSDĐ giữ vai trò trung tâm trong hệ thống quy hoạch của Nhà nước, là công cụ thực hiện công tác quản lý Nhà nước về đất đai, điều tiết thị trường và định hướng đầu tư có hiệu quả về đất đai. Do vậy, ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 326/QĐ-TTg, ngày 9-3-2022 phân bổ chỉ tiêu sử dụng đất cho các tỉnh, thành phố (gọi tắt là Quyết định 326), Thường trực Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành đẩy nhanh tiến độ lập, thẩm định, trình phê duyệt điều chỉnh QHSDĐ thời kỳ 2021-2030 và KHSDĐ năm 2023 cấp huyện. Theo đó yêu cầu các huyện, thị xã, thành phố khẩn trương lập, hoàn chỉnh hồ sơ, thủ tục gửi Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) trước ngày 15-4 để thẩm định, trình duyệt. Tuy nhiên, đến ngày 30-6 tiến độ thực hiện nhiệm vụ này còn chậm so với yêu cầu.

Theo Sở TN&MT, đến ngày 25-4 các huyện, thị xã, thành phố mới hoàn thành nộp hồ sơ thẩm định. Đến ngày 10-5, Hội đồng thẩm định hoàn thành việc thẩm định của 27/27 đơn vị. Đến ngày 30-6 có 23/27 đơn vị có văn bản, hồ sơ đủ điều kiện trình phê duyệt. Sở TN&MT đã thẩm định, trình UBND tỉnh 20/27 đơn vị; UBND tỉnh đã có quyết định phê duyệt QHSDĐ thời kỳ 2021-2030 và KHSDĐ năm 2023 cấp huyện cho 6 đơn vị: Yên Định, Như Xuân, Ngọc Lặc, Cẩm Thủy, Triệu Sơn, Quảng Xương; vẫn còn 4/27 đơn vị chưa có tờ trình phê duyệt, gồm huyện Mường Lát, huyện Đông Sơn, TP Sầm Sơn và TP Thanh Hóa.

Nói về nguyên nhân của tình trạng này, lãnh đạo nhiều địa phương cho rằng, đến hết tháng 12-2022 KHSDĐ năm 2022 các huyện, thị xã, thành phố mới hoàn thành phê duyệt, đã phải tiến hành triển khai lập điều chỉnh QHSDĐ thời kỳ 2021-2030 và KHSD năm 2023 cấp huyện, dẫn đến khối lượng công việc lớn. Trong khi quá trình lập điều chỉnh QHSDĐ giai đoạn 10 năm phải trải qua nhiều khâu, nhiều công đoạn, liên quan đến nhiều cơ quan nên mất nhiều thời gian. Trong đó, riêng khâu lập, trình phê duyệt đề cương nhiệm vụ; lập kế hoạch tổ chức đấu thầu lựa chọn đơn vị tư vấn đã mất 35 ngày. Thêm vào đó, một số chỉ tiêu sử dụng đất đến năm 2030 được Trung ương phân bổ theo Quyết định 326 chưa đáp ứng nhu cầu của tỉnh. Chẳng hạn như đối với đất phi nông nghiệp, nhu cầu của tỉnh tăng thêm 63.978 ha, Trung ương chỉ cho tăng 31.646 ha; đất nông nghiệp, nhu cầu chuyển mục đích 53.606 ha, Trung ương phân bổ 22.142 ha.

Trong đó, khó cân đối nhất vẫn là đất 2 lúa. Cụ thể, nhu cầu của tỉnh chuyển mục đích đất 2 lúa đến năm 2030 là 24.998 ha. Tuy nhiên Trung ương chỉ phân bổ 4.874 ha (19,5% so với nhu cầu). Điều này sẽ gây ra khó khăn cho cấp huyện. Cụ thể, Sở TN&MT gặp khó trong việc cân đối các loại đất để tham mưu cho UBND tỉnh phân bổ chỉ tiêu cho các huyện, thị xã, thành phố, đặc biệt là các địa phương có nhiều dự án lớn, cấp bách, trọng điểm phải chuyển mục đích đất lúa như thị xã Nghi Sơn, TP Thanh Hóa, các huyện Đông Sơn, Hoằng Hóa, Quảng Xương, Nông Cống... Tiếp đến, sau khi được phân bổ chỉ tiêu tại Quyết định số 2907/QĐ-UBND, ngày 26-8-2022 của UBND tỉnh về việc phê duyệt phân bổ chỉ tiêu sử dụng đất trong Phương án phân bổ và khoanh vùng đất đai theo khu chức năng và theo giai đoạn đất đến từng đơn vị hành chính cấp huyện trong Quy hoạch tỉnh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và điều chỉnh QHSDĐ thời kỳ 2021-2030 cấp huyện (gọi tắt là Quyết định 2907), nhiều địa phương đã gặp khó khăn trong tính toán diện tích các loại đất trong điều chỉnh QHSDĐ.

Với cái khó này, huyện Mường Lát là một ví dụ. Trưởng phòng TN&MT huyện Mường Lát Hà Văn Tế cho biết, ban đầu huyện điều chỉnh QHSDĐ thời kỳ 2021-2030 với chỉ tiêu các loại đất đảm bảo thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Tuy nhiên, so với Quyết định 2907 các chỉ tiêu này đều vượt.

“Thực hiện theo hướng dẫn của Sở TN&MT, huyện đã phải tốn rất nhiều thời gian để tính toán, cân đối các loại đất, dẫn đến tình trạng bị chậm nộp hồ sơ. Điều đáng nói là thời gian tới huyện sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc bố trí quỹ đất để thực hiện các dự án giao thông, văn hóa, giáo dục, dịch vụ thương mại... do quỹ đất theo điều chỉnh quy hoạch sẽ khó đáp ứng được nhu cầu”, ông Hà Văn Tế cho biết.

Theo Quyết định 2907, thời kỳ 2021-2030 riêng với đất 2 lúa, huyện Nông Cống được chuyển mục đích 125 ha. Trong khi đó, diện tích đất nông nghiệp của huyện chủ yếu là đất 2 lúa (hơn 10 nghìn ha trong tổng số 17 nghìn ha nông nghiệp), sẽ gây nhiều khó khăn trong việc tính toán, cân nhắc lựa chọn các dự án đầu tư trong thời gian tới.

“Nhu cầu chuyển mục đích đất 2 lúa để thực hiện các dự án trên địa bàn huyện là rất lớn. Trong 10 năm, Nông Cống chỉ được chuyển 125 ha loại đất này thì không đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện”, Trưởng phòng TN&MT huyện Nông Cống Lê Hồng Tới cho biết.

Cũng theo Trưởng phòng TN&MT huyện Nông Cống, việc thiếu quỹ đất để phục vụ các dự án trên địa bàn đã hiện hữu, khi dự án đầu tư cầu đường bộ trên Quốc lộ 45 vượt đường sắt (đoạn qua xã Hoàng Giang) mới được bổ sung sẽ phải chờ đợi quỹ đất thay thế. Do dự án này cần mặt bằng khoảng 3 ha đất, trong đó cần phải chuyển hơn 4.000 m2 đất chuyên lúa sang đất giao thông. Bên cạnh đó, một số dự án đấu giá quyền sử dụng đất để tăng thu ngân sách của huyện cũng sẽ phải tạm dừng để tính toán, cân đối quỹ đất.

Xét trên bình diện chung, chỉ tiêu phân bổ từ Trung ương đã được cân nhắc trên nhiều phương diện, nhằm đảm bảo các mục tiêu chung của quốc gia. Ví như việc phân bổ chỉ tiêu chuyển mục đích đất 2 lúa rất hạn chế, nhằm đảm bảo an ninh lương thực... Do đó, cấp ủy, chính quyền các địa phương cần quan tâm chỉ đạo sát sao việc lập KHSDĐ hàng năm theo hướng ưu tiên đất cho các dự án lớn, trọng điểm, cấp bách trên địa bàn.

Việc chậm điều chỉnh QHSDĐ đến năm 2030, QHSDĐ năm 2023 cấp huyện ảnh hưởng đến việc triển khai các công trình, dự án và thu ngân sách trên địa bàn là rõ ràng. Song, theo quy định của pháp luật, trong khi điều chỉnh QHSDĐ đến năm 2030, KHSDĐ năm 2023 cấp huyện chưa được UBND tỉnh phê duyệt mà chỉ tiêu QHSDĐ kỳ trước chưa thực hiện hết thì vẫn tiếp tục được thực hiện; trường hợp phát sinh công trình, dự án có tính chất quan trọng, cấp bách, thì được UBND tỉnh xem xét chấp thuận điều chỉnh, bổ sung chỉ tiêu sử dụng đất và cập nhật KHSDĐ hằng năm cấp huyện. Và thực tế, tính từ đầu năm đến ngày 30-6-2023, Sở TN&MT đã tham mưu trình UBND tỉnh chấp thuận điều chỉnh, bổ sung chỉ tiêu sử dụng đất và cập nhật QHSDĐ năm 2022 đối với 16 công trình, dự án trên địa bàn các huyện Thiệu Hóa, Mường Lát, Hà Trung, Triệu Sơn, Quảng Xương, Yên Định, Hậu Lộc, TP Thanh Hóa, TP Sầm Sơn. Đây được xem là giải pháp phù hợp và kịp thời, nhằm hạn chế tác động của việc chậm lập, thẩm định, trình phê duyệt điều chỉnh QHSDĐ thời kỳ 2021-2030, QHSDĐ năm 2023 cấp huyện.

Được biết, nhằm đẩy nhanh tiến độ lập, thẩm định, trình phê duyệt điều chỉnh QHSDĐ thời kỳ 2021-2030, KHSDĐ năm 2023 cấp huyện, Sở TN&MT đã có văn bản đề nghị các huyện, thị xã, thành phố khẩn trương hoàn thành hồ sơ trình HĐND cấp huyện thông qua, gửi Sở TN&MT trước ngày 15-7 để trình UBND tỉnh phê duyệt. Đồng thời tập trung tham mưu đấu mối, phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành ở Trung ương để sớm báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét điều chỉnh, bổ sung chỉ tiêu sử dụng các loại đất được phân bổ trong Quyết định số 326.

Đồng Thành



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]