Phát triển sản phẩm OCOP ở huyện miền núi Bá Thước
Nhằm động viên, khuyến khích các chủ thể phát triển sản phẩm OCOP, từ năm 2021 đến nay, huyện Bá Thước đã có cơ chế khen thưởng các sản phẩm đạt chuẩn OCOP. Đến nay, huyện đã phát triển được 10 sản phẩm đạt OCOP 3 sao.
Dệt thổ cẩm tại làng nghề thôn Lặn Ngoài, xã Lũng Niêm.
Nghề dệt thổ cẩm thôn Lặn Ngoài, xã Lũng Niêm tồn tại, phát triển hàng trăm năm, thu hút đông đảo người dân trong thôn tham gia. Ở đây, biết dệt thổ cẩm còn là tiêu chí đánh giá sự khéo léo, chăm chỉ của người phụ nữ. Tuy nhiên nhiều năm trước, lớp trẻ không mặn mà nên nghề dệt thổ cẩm dần bị mai một.
Để khôi phục, phát triển làng nghề truyền thống, đồng thời phục vụ du khách khi đến với Khu du lịch Pù Luông, chính quyền, người dân đã có nhiều nỗ lực, phát huy hiệu quả nghề dệt. Thông qua các lớp tập huấn, đào tạo nghề do huyện phối hợp tổ chức, nhiều hội viên phụ nữ tham gia, trong đó có cả thế hệ trẻ. Qua đó, giúp nghề dệt thổ cẩm được khôi phục, phát triển. Hiện làng nghề có 86 hộ tham gia làm nghề, giải quyết việc làm cho 215 lao động, với mức thu nhập dao động từ 3 - 4 triệu đồng/người/tháng.
Ông Bùi Văn Tùng, Chủ tịch UBND xã Lũng Niêm, cho biết: "Ngoài giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, từ khi được tỉnh công nhận làng nghề truyền thống thu hút đông đảo khách du lịch từ Pù Luông về tham quan, trải nghiệm mua sắm các sản phẩm làng nghề như vải thổ cẩm, khăn, mũ, quần áo, gối, túi thổ cẩm, khăn trải bàn, đệm ghế... Qua đó, vừa góp phần gìn giữ, quảng bá nét đẹp văn hóa truyền thống đến với du khách trong và ngoài nước, vừa góp phần để địa phương lựa chọn, xây dựng thương hiệu phát triển sản phẩm OCOP. Vinh dự, sản phẩm khăn dệt thổ cẩm đã được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao năm 2023".
Xác định Chương trình mỗi xã một sản phẩm là giải pháp quan trọng để thực hiện tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững, gia tăng giá trị sản xuất, mỗi năm huyện đề ra mục tiêu phát triển từ 3 sản phẩm OCOP trở lên. Đến nay, huyện Bá Thước đã phát triển được 10 sản phẩm đạt OCOP 3 sao. Trong năm 2024, huyện đang phấn đấu có thêm 3 sản phẩm được công nhận OCOP, trong đó có mía tím hút chân không (xã Điền Trung), cam, bưởi VietGAP (xã Ái Thượng).
Được biết, giai đoạn 2021-2022, huyện có cơ chế khen thưởng sản phẩm đạt OCOP 3 sao là 20 triệu đồng/sản phẩm, 4 sao là 40 triệu đồng và 5 sao là 60 triệu đồng. Năm 2023, mức khen thưởng được nâng lên thành 60 triệu đồng/sản phẩm đạt OCOP 3 sao, 80 triệu đồng cho sản phẩm đạt 4 sao và 100 triệu đồng cho sản phẩm đạt OCOP 5 sao. Ngoài ra, huyện còn hỗ trợ điểm trưng bày, giới thiệu sản phẩm OCOP với số tiền 50 triệu đồng/điểm. Với chính sách khen thưởng này, trong 3 năm (2021-2023), huyện Bá Thước đã khen thưởng 10 sản phẩm OCOP 3 sao với số tiền 400 triệu đồng.
Ông Nguyễn Văn Tâm, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Bá Thước, cho biết: “Gần 5 năm thực hiện chương trình OCOP, tuy có những khó khăn nhất định nhưng huyện đã có những giải pháp kịp thời, nhất là việc ban hành chính sách khen thưởng cho các sản phẩm đạt chuẩn OCOP”.
Bài và ảnh: Minh Lý
{name} - {time}
-
2024-12-15 07:00:00
Bản tin Tài chính 15/12: Giá vàng sụt giảm, rủi ro tiềm ẩn
-
2024-12-14 21:04:00
Khẳng định vị thế đô thị tỉnh lỵ xứ Thanh (Bài cuối): Đô thị thông minh - động lực cho phát triển bền vững
-
2024-05-25 10:50:00
Đẩy nhanh tiến độ các công trình đê điều trước mùa mưa bão
Vốn vay thân thiện, sử dụng hiệu quả
Bản tin Tài chính 25/5: Vàng tiếp đà giảm; NHNN bác tin đồn thay đổi biện pháp điều hành tỷ giá
Tích tụ đất đai - nhân lên những mô hình hiệu quả
Vietjet mở bán vé chỉ từ 0 đồng tri ân khách hàng dịp kỷ niệm 10 năm bay Singapore
Vinamilk bắt tay cùng nhiều đối tác y tế lớn đẩy mạnh chăm sóc dinh dưỡng, sức khỏe cộng đồng
Khuyến khích, hỗ trợ nông dân áp dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất
Công ty Nhiệt điện Nghi Sơn thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường
Công ty Bảo Việt Nhân thọ Bắc Thanh Hóa khai trương trụ sở mới
Bản tin Tài chính 24/5: Giá vàng trong nước giảm mạnh