(Baothanhhoa.vn) - Trong giai đoạn 2021-2025, toàn tỉnh phấn đấu tốc độ tăng trưởng bình quân ngành công nghiệp 16,4%/năm. Để hiện thực hóa mục tiêu quan trọng này, tỉnh Thanh Hóa đã và đang tập trung phát triển công nghiệp với tốc độ cao, trọng tâm là công nghiệp nặng, công nghiệp năng lượng và công nghiệp chế biến, chế tạo ứng dụng công nghệ cao, công nghệ thông minh, thân thiện với môi trường.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo

Trong giai đoạn 2021-2025, toàn tỉnh phấn đấu tốc độ tăng trưởng bình quân ngành công nghiệp 16,4%/năm. Để hiện thực hóa mục tiêu quan trọng này, tỉnh Thanh Hóa đã và đang tập trung phát triển công nghiệp với tốc độ cao, trọng tâm là công nghiệp nặng, công nghiệp năng lượng và công nghiệp chế biến, chế tạo ứng dụng công nghệ cao, công nghệ thông minh, thân thiện với môi trường.

Phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo

Công nhân Công ty TNHH Dầu thực vật khu vực miền Bắc Việt Nam (Khu Kinh tế Nghi Sơn) trong ca sản xuất.

Việc phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo trên địa bàn tỉnh là cơ hội để thu hút các dự án lớn có tính lan tỏa vào đầu tư, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động, giải quyết việc làm và đóng góp ngân sách. Đây là lĩnh vực được tỉnh xác định là một trong những ngành kinh tế quan trọng và trở thành một trong những trụ cột của ngành công nghiệp. Quan điểm của tỉnh là phát triển ngành công nghiệp chế biến, chế tạo theo hướng kết hợp hài hòa cả chiều rộng và chiều sâu, trong đó chú trọng phát triển theo chiều sâu. Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp có giá trị và năng suất cao, trọng tâm là: sản phẩm lọc hóa dầu, khí hóa lỏng, nhựa, hóa chất, điện tử viễn thông, dược phẩm, thiết bị y tế và các ngành công nghiệp hạ nguồn khác (may mặc, dệt may, da giày, thức ăn gia súc và chế biến thực phẩm). Ưu tiên thu hút một số ngành công nghiệp mới, công nghệ cao như thiết bị và linh kiện điện tử, vật liệu mới, tự động hóa... để tạo ra các động lực tăng trưởng mới. Đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ, từng bước hình thành và phát triển một số cụm liên kết các ngành công nghiệp chủ lực. Thực tiễn trong năm qua, thực hiện “mục tiêu kép” vừa phòng, chống dịch, vừa phát triển kinh tế đã minh chứng vai trò quan trọng của hoạt động sản xuất và của ngành chế biến, chế tạo trong việc đảm bảo sự phát triển ổn định và bền vững nền kinh tế. Nhiều sản phẩm công nghiệp chế biến, chế tạo có sản lượng lớn, tăng trưởng cao và được xuất khẩu đi nhiều nước. Điển hình, như: xi măng 1,6 triệu tấn, tăng 9,1%, sắt thép 151.000 tấn, tăng 0,6%; điện sản xuất 325 triệu kWh, tăng 7,8%; nước máy 3,1 triệu m3, tăng 15,3%... Công nghiệp chế biến, chế tạo được đánh giá đóng vai trò chủ đạo, tạo ra giá trị gia tăng lớn nhất cho khu vực công nghiệp góp phần đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế.

Tuy nhiên ngành công nghiệp chế biến, chế tạo của tỉnh phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế. Trong các dự án đầu tư ở lĩnh vực chế biến, chế tạo trên địa bàn tỉnh thì đa số dự án có quy mô vốn nhỏ, số dự án có công nghệ tiên tiến, hàm lượng chất xám, giá trị gia tăng cao chiếm tỷ lệ còn ít. Chưa thu hút được các dự án công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp điện tử có giá trị gia tăng cao; một số dự án đầu tư không triển khai được, hoặc chậm tiến độ. Hiệu quả hoạt động và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp chế biến, chế tạo chưa cao, thiếu doanh nghiệp có vai trò đầu tàu, dẫn dắt.

Trước thực trạng trên, tỉnh định hướng phát triển ngành công nghiệp chế biến, chế tạo theo hướng “đổi mới, linh hoạt, thích ứng với thực tiễn”, trước mắt là đảm bảo an toàn trong công tác phòng, chống dịch để thu hút các nhà đầu tư. Cùng với đó, các ngành có liên quan của tỉnh tập trung hoàn thiện và sớm ban hành các Đề án “Phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030” và Đề án “Cơ chế, chính sách thu hút và mở rộng sản xuất các ngành công nghiệp có thế mạnh của tỉnh Thanh Hóa, trọng tâm là phát triển công nghiệp năng lượng và chế biến, chế tạo giai đoạn 2022-2030”. Thực hiện đồng bộ các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao các chỉ số đo lường về môi trường đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi thu hút các thành phần kinh tế đầu tư vào tỉnh. Tập trung đào tạo lao động chất lượng, tay nghề cao, phù hợp yêu cầu phát triển. Hỗ trợ đào tạo cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật, thu hút cán bộ và lao động có trình độ cho một số ngành công nghiệp chủ lực. Khuyến khích, hỗ trợ chuyển giao đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng và tăng sức cạnh tranh của sản phẩm.

Bài và ảnh: Lê Hợi


Bài và ảnh: Lê Hợi

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]