Phát triển bền vững ngành chế biến lâm sản
Phát triển mạnh ngành chế biến lâm sản gắn với mô hình trồng rừng kinh tế tại huyện Như Xuân đã góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho lao động nông thôn, đẩy nhanh tiến trình XDNTM.
Hoạt động sản xuất tại Nhà máy chế biến gỗ Như Xuân.
Nhằm chủ động nguồn nguyên liệu cho sản xuất và nâng cao giá trị sản xuất lâm nghiệp cho người dân phát triển kinh tế rừng theo hướng nâng cao năng suất, hiệu quả, từng bước gắn với công nghiệp chế biến được huyện xác định là hướng đi chủ đạo thực hiện chủ trương tái cơ cấu ngành lâm nghiệp.
Đến năm 2025, toàn huyện đã trồng được hơn 23.900ha rừng trồng tập trung, trong đó trồng rừng sản xuất cung cấp gỗ nguyên liệu trên 21.000ha. Cùng với gia tăng diện tích, chất lượng rừng trồng cũng ngày càng được nâng cao, tỷ lệ tăng trưởng rừng trồng bình quân đạt khoảng 22m3/ha/năm, năng suất bình quân của rừng trồng khi khai thác chính (sau 5 - 7 năm đầu tư) đạt khoảng 120m3/ha. Tổng sản lượng gỗ rừng trồng khai thác trên địa bàn tỉnh những năm gần đây đạt bình quân trên 360.000m3/năm.
Đây là nguồn gỗ nguyên liệu không chỉ đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất cho các doanh nghiệp trên địa bàn huyện mà còn cung cấp cho các địa phương khác trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, nhiều địa phương chủ rừng đã chuyển đổi dần phương thức trồng rừng từ cung cấp nguyên liệu dăm gỗ sang kinh doanh rừng gỗ lớn với chu kỳ trên 10 năm để cung cấp nguyên liệu gỗ cho chế biến xuất khẩu. Góp phần ổn định độ che phủ và bảo vệ môi trường sinh thái tốt hơn.
Trong những năm vừa qua, huyện đã tập trung huy động nguồn lực để đầu tư kết cấu hạ tầng, đặc biệt là hệ thống giao thông để thu hút doanh nghiệp đầu tư chế biến lâm sản, thuận lợi cho Nhân dân khai thác, vận chuyển gỗ nguyên liệu. Trên địa bàn huyện hiện có 8 doanh nghiệp hoạt động chế biến lâm sản trong đó chủ yếu là băm gỗ, gỗ công nghiệp, gỗ bóc, gỗ viên nén. Tiêu biểu như: Công ty LHD, Công ty TNHH Nông lâm 3 Tốt, Công ty TNHH Thanh Thành Đạt...
Nhiều doanh nghiệp trong nhóm ngành chế biến lâm sản đã mạnh dạn đầu tư dây chuyền sản xuất hiện đại, xây dựng nhà xưởng đồng bộ tại các khu, cụm công nghiệp; đổi mới công nghệ, áp dụng các tiến bộ khoa học vào sản xuất để tạo ra các sản phẩm chất lượng cao, không chỉ phục vụ nhu cầu của thị trường nội tỉnh, nội địa mà còn hướng tới xuất khẩu.
Ông Lê Chí Liệu, quản lý Nhà máy chế biến gỗ Như Xuân cho biết: “Nhà máy chế biến gỗ Như Xuân xây dựng nhà xưởng trên diện tích 2,942ha, thường xuyên đổi mới dây chuyền sản xuất. Hàng năm sản lượng đạt khoảng 22.000 - 25.000 tấn dăm keo. Sản phẩm được xuất khẩu đi nước ngoài, chủ yếu là Trung Quốc, Đài Loan. Nhà máy giải quyết việc làm cho người trồng keo, người chăm sóc, người khai thác, người vận chuyển và mua gỗ keo tại địa phương; lao động tại địa phương làm việc tại nhà máy thường xuyên là 20 lao động, thu nhập bình quân từ 10 - 12 triệu đồng/tháng”.
Mục tiêu của huyện trong thời gian tới là phát triển, sử dụng hợp lý tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp tạo ra sản phẩm hàng hóa có giá trị gia tăng cao, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường sinh thái; đảm bảo ổn định độ che phủ rừng trên 70%; quản lý, bảo vệ và duy trì toàn bộ diện tích rừng tự nhiên; nâng cao năng suất, chất lượng rừng trồng.
Để làm được điều đó thời gian qua huyện Như Xuân đẩy mạnh phát triển kinh doanh rừng trồng gỗ lớn, rừng nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến giấy, gỗ công nghiệp, sản xuất đồ mộc gia dụng...; quản lý, sử dụng có hiệu quả diện tích rừng tự nhiên. Tập trung đầu tư thâm canh nâng cao năng suất rừng trồng; thực hiện tốt công tác quản lý Nhà nước về giống cây trồng lâm nghiệp; nâng tỷ lệ giống cây trồng lâm nghiệp mới (keo nuôi cấy mô) từ 30 - 50% vào năm 2025. Huyện khuyến khích các hình thức liên kết kinh tế và đầu tư vào công nghiệp chế biến gỗ; mở rộng diện tích canh tác cây lâm sản ngoài gỗ, cây dược liệu dưới tán rừng có thế mạnh như: Sa nhân, kim tiền thảo, đẳng sâm, ba kích, tam thất; nhiều mô hình sản xuất thủ công mỹ nghệ như mây, tre đan... được hình thành tạo ra thu nhập ổn định, từng bước góp phần nâng cao đời sống của những người làm nghề rừng.
Phó Chủ tịch UBND huyện Như Xuân Nguyễn Hữu Tuất cho biết: “Để ngành chế biến lâm sản phát triển bền vững, hiện đại, tiếp tục là ngành kinh tế mũi nhọn, huyện sẽ hỗ trợ, khuyến khích và tạo điều kiện để các doanh nghiệp tham gia liên doanh, liên kết với các hộ gia đình trong đầu tư trồng rừng sản xuất, nhất là trồng rừng gỗ lớn gắn với cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững FSC, để hình thành chuỗi giá trị của sản phẩm lâm nghiệp, tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Tích cực, chủ động tham gia các hội nghị xúc tiến, kêu gọi đầu tư của các cá nhân, doanh nghiệp trong sản xuất, chế biến lâm sản trên địa bàn huyện. Trong chế biến lâm sản, huyện đề nghị các cơ sở ưu tiên lựa chọn công nghệ mới, tiên tiến, thân thiện với môi trường; hạn chế, tiến tới loại bỏ các công nghệ lạc hậu, công nghệ cũ ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm; đặc biệt chú trọng công tác an toàn lao động, phòng chống cháy nổ và bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, phát huy có hiệu quả giá trị môi trường rừng thông qua chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, giảm phát thải khí nhà kính; tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa lâm nghiệp, huy động sự tham gia rộng rãi, tích cực của các thành phần kinh tế đầu tư vào sản xuất lâm nghiệp, thông qua đó góp phần phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói, giảm nghèo, nâng cao mức sống cho người dân, góp phần giữ vững an ninh, quốc phòng”.
Bài và ảnh: Anh Tuân
{name} - {time}
-
2025-04-22 12:01:00
Hiệu quả kinh tế từ trồng cây dong riềng
-
2025-04-22 11:32:00
Điện mùa khô: Xây dựng các kịch bản ở mức cao nhất, tăng trưởng tới 2 con số
-
2025-04-22 07:00:00
Bản tin Tài chính 22/4: Vì sao vàng tăng giá quá nhanh?
Nâng cao hiệu quả đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả
Phát triển cây ổi lê trên vùng đất Quý Hương
Chế tài nghiêm khắc hơn cho đa cấp biến tướng
Luồng, nứa, vầu chết khô - nguy cơ cháy rừng cao mùa nắng nóng
Bản tin Tài chính 21/4: “Đu đỉnh” với vàng, nhà đầu tư lỗ tới 8 triệu đồng/lượng
Tăng giá trị nông sản, nâng tầm sản xuất nhờ ứng dụng khoa học công nghệ
Bản tin Tài chính 20/4: Chuyên gia đưa ra lời khuyên khi giá vàng “lao dốc” không phanh
Vietjet khai trương cùng lúc 2 đường bay kết nối Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh với Côn Đảo
Thực hiện tốt công tác bảo vệ rừng