(Baothanhhoa.vn) - Ngày 14-6, UBND tỉnh tổ chức hội nghị trực tuyến quán triệt, triển khai Luật Quy hoạch, Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, Luật Thủy sản và Luật Lâm nghiệp cho cán bộ chủ chốt các ngành, các cấp trong tỉnh.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Triển khai Luật Quy hoạch, Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, Luật Thủy sản và Luật Lâm nghiệp

Ngày 14-6, UBND tỉnh tổ chức hội nghị trực tuyến quán triệt, triển khai Luật Quy hoạch, Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, Luật Thủy sản và Luật Lâm nghiệp cho cán bộ chủ chốt các ngành, các cấp trong tỉnh.

Đồng chí Lê Thị Thìn, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật tỉnh phát biểu khai mạc hội nghị.

Đồng chí Lê Thị Thìn, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật tỉnh chủ trì hội nghị tại điểm cầu chính.

Phát biểu khai mạc hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Thị Thìn nhấn mạnh: Luật quy hoạch, Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, Luật Thủy sản, Luật Lâm nghiệp là những văn bản pháp luật có ý nghĩa quan trọng, thể chế hóa đường lối chủ trương của Đảng về Nhà nước pháp quyền, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, nâng cao vai trò, hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý Nhà nước cũng như tăng cường trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước, của công chức trong quá trình thực thi công vụ. Đồng chí đề nghị các đại biểu tham dự hội nghị tại điểm cầu chính và điểm cầu 27 huyện, thị xã, thành phố tập trung nghiên cứu các nội dung để sớm đưa các luật mới ban hành vào thực tiễn cuộc sống.

Đồng chí Vũ Quang Các, Vụ trưởng Vụ Quản lý quy hoạch Bộ Kế hoạch và Đầu tư truyền đạt một số nội dung quan trọng của Luật Quy hoạch.

Tại hội nghị, các đại biểu đã được nghe đồng chí Vũ Quang Các, Vụ trưởng Vụ Quản lý quy hoạch Bộ Kế hoạch và Đầu tư truyền đạt một số nội dung quan trọng của Luật Quy hoạch.

Luật Quy hoạch có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2019, là căn cứ pháp lý để các cấp, các ngành lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện và thống nhất trong hoạt động quy hoạch. Luật quy định việc lập, thẩm định, quyết định hoặc phê duyệt, công bố, thực hiện, đánh giá, điều chỉnh quy hoạch trong hệ thống quy hoạch quốc gia; trách nhiệm quản lý Nhà nước về quy hoạch. Luật có nhiều nội dung quan trọng như: Tinh giản văn bản, tạo ra sự đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật về quy hoạch; sự kết nối thống nhất trong chiến lược – quy hoạch – kế hoạch; thiết lập cơ chế minh bạch trong công tác quy hoạch; bổ sung sự tham gia, tham vấn của cộng đồng, doanh nghiệp, người dân. Đồng thời, xử lý tình trạng quản lý chia cắt, cục bộ ngành và tính cát cứ địa phương bằng cách chỉ có một bản quy hoạch chung thống nhất trên dưới, được tích hợp đa ngành, cùng tìm tiếng nói chung trên cơ sở lợi ích chung của quốc gia.

PGS.TS.KTS Trần Trọng Hanh, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Kiến Trúc Hà Nội, Nguyên Vụ trưởng Vụ Kiến trúc, Bộ Xây dựng giới thiệu nội dung và phương pháp quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng và quy hoạch tỉnh ở Việt Nam.

PGS.TS.KTS Trần Trọng Hanh, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Kiến Trúc Hà Nội, Nguyên Vụ trưởng Vụ Kiến trúc, Bộ Xây dựng đã giới thiệu nội dung và phương pháp quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng và quy hoạch tỉnh ở Việt Nam.

Trong buổi chiều, các đại biểu được nghe các báo cáo viên của Bộ Tư pháp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giới thiệu các nội dung quan trọng của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, Luật Thủy sản.

Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước có hiệu lực từ 1-7-2018. Luật có nhiều điểm mới và tiến bộ trên nhiều mặt, trong đó, đối tượng yêu cầu bồi thường được quy định cụ thể và mở rộng gồm: Người bị thiệt hại, người thừa kế của người bị thiệt hại, tổ chức bị thiệt hại, tổ chức kế thừa quyền, nghĩa vụ của tổ chức bị thiệt hại đã chấm dứt tồn tại; người đại diện đương nhiên; người được ủy quyền. Thời hiệu yêu cầu bồi thường theo hướng phân biệt rõ 2 trường hợp, trường hợp có áp dụng quy định về thời hiệu (đối với yêu cầu bồi thường thiệt hại) và trường hợp không áp dụng quy định về thời hiệu (đối với yêu cầu phục hồi danh dự). Luật cũng bổ sung quy định về nguyên tắc bồi thường của Nhà nước, mở rộng phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước; đồng thời quy định cụ thể hơn văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường, sửa đổi, bổ sung toàn diện quy định về cơ quan giải quyết bồi thường, bổ sung nhiều loại thiệt hại được bồi thường, tăng mức bồi thường thiệt hại về tinh thần, lượng hóa một số loại thiệt hại được bồi thường và bổ sung quy định về các thiệt hại Nhà nước không bồi thường... Luật quy định phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trên các lĩnh vực quản lý hành chính, tố tụng và thi hành án; trách nhiệm hoàn trả của người thi hành công vụ; trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước trong thực hiện bồi thường.... để làm rõ hơn nội dung quản lý, cơ chế phối hợp, cơ chế kiểm tra, thanh tra, giám sát, giải quyết khiếu nại đối với hoạt động giải quyết bồi thường, từ đó nâng cao trách nhiệm của người thi hành công vụ và hiệu lực, hiệu quả của nền công vụ.

Luật Thủy sản năm 2017 có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2019. So với Luật Thủy sản năm 2003, Luật mới tăng 43 điều, trong đó có một số điểm mới đáng chú ý như: Bổ sung quy định áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam khai thác thủy sản ngoài vùng biển Việt Nam; quy định một số hành vi bị nghiêm cấm mới; quy định tổ chức, cá nhân sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 06 mét trở lên phải được cơ quan có thẩm quyền cấp phép; bổ sung về cơ sở dữ liệu quốc gia về thủy sản được xây dựng thống nhất từ trung ương đến địa phương; quy định đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Đặc biệt, Luật đã nội luật hóa các nội dung liên quan đến chống đánh bắt bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) trong đó có khuyến nghị của Ủy ban Châu âu (EC).

Luật Lâm nghiệp có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2019, thay thế Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004. Luật Lâm nghiệp đã mở rộng phạm vi điều chỉnh theo hướng liên kết theo chuỗi các hoạt động lâm nghiệp từ quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng, kinh doanh, chế biến và thương mại lâm sản; thể hiện rõ lâm nghiệp là ngành kinh tế - kỹ thuật đặc thù. Luật cũng quy định nội dung mới về sở hữu rừng, chế biến và thương mại lâm sản, về khoa học và công nghệ và hợp tác quốc tế về lâm nghiệp. Đồng thời, luật hóa quy định về trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác; quy định về dịch vụ môi trường rừng hiện hành, quy định khai thác lợi ích phi lâm sản từ rừng… Luật cũng bổ sung các quy định về lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng của chủ rừng là ban quản lý rừng đặc dụng, ban quản lý rừng phòng hộ nơi không thành lập tổ chức Kiểm lâm; doanh nghiệp nhà nước, tổ chức không thuộc lực lượng vũ trang được Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng và đất rừng được tổ chức lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng; về kiểm tra nguồn gốc lâm sản...


Việt Hương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]