(Baothanhhoa.vn) - Sáng 16-5, Ban chỉ đạo thực hiện Đề án “Tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp (GĐTP)” (Theo Quyết định số 250/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, gọi tắt là Đề án 250) tổ chức hội nghị đánh giá việc triển khai, thực hiện Đề án 250 trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá và tham gia ý kiến dự thảo quy chế hoạt động của ban chỉ đạo và tổ thư ký đề án.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp

Sáng 16-5, Ban chỉ đạo thực hiện Đề án “Tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp (GĐTP)” (Theo Quyết định số 250/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, gọi tắt là Đề án 250) tổ chức hội nghị đánh giá việc triển khai, thực hiện Đề án 250 trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá và tham gia ý kiến dự thảo quy chế hoạt động của ban chỉ đạo và tổ thư ký đề án.

Tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp

Toàn cảnh hội nghị.

Theo Sở Tư pháp (Cơ quan Thường trực Ban chỉ đạo Đề án 250), thời gian qua, được sự quan tâm của Tỉnh uỷ, HĐND,UBND và Ban chỉ đạo cải cách Tư pháp, công tác quản lý Nhà nước về GĐTP có bước đổi mới quan trọng với việc “phân định” thẩm quyền, trách nhiệm, sự “cộng đồng trách nhiệm” giữa cơ quan đầu mối quản lý Nhà nước với các sở, ngành quản lý lĩnh vực giám định, các cơ quan tiến hành tố tụng và cơ quan, tổ chức liên quan tạo sự “tương tác” trong giải quyết khó khăn, vướng mắc của hoạt động giám định góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động GĐTP phục vụ hoạt động điều tra, truy tố, xét xử.

Công tác triển khai tổ chức thi hành Luật GĐTP đã được tiến hành kịp thời từ cấp tỉnh đến cấp huyện, cấp xã góp phần nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành về ý nghĩa, vai trò của công tác GĐTP, tạo cơ sở pháp lý thuận lợi cho việc tiếp tục hoàn thiện hệ thống các quy định về GĐTP ở các lĩnh vực. Công tác trưng cầu, yêu cầu giám định đã đáp ứng kịp thời cho hoạt động GĐTP thuộc các lĩnh vực và các cơ quan trưng cầu giám định, chưa có trường hợp nào sai sót liên quan đến quy trình giám định cũng như việc áp dụng bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do thương tích gây nên… Công tác phối hợp giữa các cơ quan tố tụng và giữa các cơ quan tố tụng với các tổ chức giám định tương đối chặt chẽ, tạo điều kiện cho các tổ chức giám định và giám định viên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, kịp thời đáp ứng các trưng cầu giám định của các cơ quan tiến hành tố tụng, góp phần tích cực vào việc đấu tranh, phòng ngừa tội phạm, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các tổ chức, cá nhân.

Tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp

Đại diện lãnh đạo Sở Tư pháp phát biểu khai mạc hội nghị.

Về tổ chức, củng cố, kiện toàn và phát triển đội ngũ người GĐTP cũng được thực hiện theo đúng quy định; hiện trên địa bàn tỉnh có 2 tổ chức GĐTP công lập, gồm: Trung tâm Pháp y trực thuộc Sở Y tế và Phòng Kỹ thuật hình sự, Công an tỉnh; có 69 giám định viên tư pháp, trong đó có 62 giám định viên tư pháp và 7 người GĐTP theo vụ việc. Tất cả các giám định viên tư pháp được bổ nhiệm đều có trình độ đại học trở lên, đối với giám định viên pháp y, pháp y tâm thần và kỹ thuật hình sự phải có chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ giám định trước khi được bổ nhiệm, nhiều giám định viên tư pháp có trình độ sau đại học….

Tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp

Thành viên trong Ban chỉ đạo Đề án 250 phát biểu ý kiến.

Bên cạnh kết quả đạt được, các thành viên trong ban chỉ đạo thực hiện Đề án 250 tỉnh cũng đã chỉ ra một số khó khăn, hạn chế trong hoạt động GĐTP cũng như trong công tác phối hợp thực hiện GĐTP khi có yêu cầu trên địa bàn tỉnh. Các thành viên trong ban chỉ đạo cũng thảo luận dự thảo quyết định về việc ban hành Quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo và tổ thư ký thực hiện Kế hoạch triển khai Đề án 250 trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá.

Tô Dung


Tô Dung

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]