Phản ứng khác nhau của các quốc gia trước biến động chính trị tại Hàn Quốc
Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan nhấn mạnh lệnh thiết quân luật khẩn cấp của Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol, mặc dù chỉ tồn tại trong thời gian ngắn, đã gây “mối quan ngại sâu sắc” cho Mỹ.
Binh sĩ Hàn Quốc tại Toà nhà Quốc hội ở Seoul, ngày 4/12/2024. (Ảnh: YONHAP/TTXVN)
Ngày 5/12, cộng đồng quốc tế đã quan ngại đồng thời hối thúc các biện pháp giải quyết hòa bình và tuân thủ luật pháp trước những bất ổn chính trị tại Hàn Quốc sau khi lệnh thiết quân luật khẩn cấp của Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol đêm 3/12.
Trong một tuyên bố ngày 4/12, Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan nhấn mạnh lệnh thiết quân luật khẩn cấp của Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol, mặc dù chỉ tồn tại trong thời gian ngắn, đã gây “mối quan ngại sâu sắc” cho Mỹ.
Ông cũng cho biết Washington không được thông báo trước về sự kiện này đồng thời khẳng định các quan chức Mỹ sẽ trao đổi với các đối tác Hàn Quốc.
Nhật Bản, quốc gia láng giềng vốn có mối quan hệ tốt với chính quyền Tổng thống Yoon Suk Yeol cho biết đang theo dõi tình hình với "mối quan ngại đặc biệt và nghiêm trọng."
Trong một phát biểu trước quốc hội ngày 5/12, Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba cảnh báo “tình hình an ninh của Nhật Bản có thể thay đổi cơ bản” trước tình hình bất ổn ở Seoul và những động thái quân sự của Triều Tiên. Ông cũng khẳng định sẽ bảo vệ những tiến bộ trong việc cải thiện quan hệ với Seoul.
Cũng trong khu vực này, Trung Quốc đã kêu gọi công dân của mình thận trọng, trong khi Nga cho rằng tình hình tại Hàn Quốc là "đáng báo động." Hiện Triều Tiên chưa đưa ra phản ứng nào đối với tình hình tại Hàn Quốc.
Trong khi đó, theo phóng viên TTXVN tại Seoul, bất ổn chính trị tại Hàn Quốc cũng khiến đại sứ quán các nước tại Seoul ban hành khuyến cáo với công dân thực hiện các biện pháp phòng ngừa an toàn cần thiết và những hậu quả có thể xảy ra từ các sự cố.
Đại sứ quán Mỹ kêu gọi công dân Mỹ tránh xa các khu vực biểu tình và thận trọng khi ở gần đám đông lớn, các cuộc biểu tình hoặc tuần hành, lưu ý rằng "các cuộc biểu tình ôn hòa có thể biến thành xung đột và leo thang thành bạo lực."
Đại sứ quán Australia tại Seoul cũng ra thông báo đình chỉ các dịch vụ trực tiếp đồng thời cảnh báo công dân rằng giao thông và một số dịch vụ thiết yếu có thể bị gián đoạn.
Đại sứ quán Nga cũng khuyên công dân "giữ bình tĩnh, tuân thủ các khuyến nghị của chính quyền và tránh tham gia vào các cuộc tụ tập đông người, đặc biệt là những cuộc tụ tập mang tính chất chính trị."
Đại sứ quán Israel và Anh cho biết đang theo dõi chặt chẽ và giám sát tình hình và kêu gọi giải quyết tình hình một cách hòa bình, theo đúng hiến pháp Hàn Quốc.
Biến động chính trị cũng làm gián đoạn một số hoạt động ngoại giao quốc tế của Hàn Quốc. Văn phòng Thủ tướng Thụy Điển cho biết chuyến thăm Hàn Quốc của Thủ tướng Ulf Kristersson, bao gồm cả cuộc họp báo theo lịch trình ngày 5/12, đã bị hủy bỏ./.
Theo TTXVN
{name} - {time}
-
2024-12-11 15:51:00
Tại sao Israel tấn công Syria?
-
2024-12-11 09:18:00
Kỷ nguyên mới ở Syria và vị thế của Iran
-
2024-12-05 08:07:00
Cơ hội xích lại gần Nga của Donald Trump gặp khó bởi người tiền nhiệm
Thị trường Hàn Quốc biến động như thế nào sau khi tổng thống thiết quân luật
Phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên là “bài toán khó” với tân Tổng thống Donald Trump
Chuyện gì đang xảy ra ở Syria? Đâu là mục đích của phiến quân?
Georgia rung chuyển bởi biểu tình, Nga so sánh với cuộc đảo chính Maidan
“Bóng ma” chiến tranh Syria quay trở lại?
Xung đột Syria, điềm báo về thảm họa toàn cầu tiềm tàng
Lệnh ngừng bắn giữa Israel và Hezbollah: Con đường dẫn đến hòa bình hay vết thương đang mưng mủ?
Chính sách thuế quan của Mỹ có thể gây áp lực lên nhiều nền kinh tế châu Á
Ukraine chờ đợi nhiệm kỳ tổng thống của Trump với sự lo lắng