Phản biện Đề án phát triển Viện Nông nghiệp Thanh Hóa
Sáng 6/5, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Thanh Hóa (gọi tắt là Liên Hiệp hội) đã tổ chức Hội thảo khoa học phản biện “Đề án phát triển Viện Nông nghiệp Thanh Hóa giai đoạn 2026-2030, tầm nhìn đến năm 2045”.
Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Thanh Hóa Nguyễn Văn Phát phát biểu tại hội thảo.
Căn cứ vào dự thảo đề án và các tài liệu liên quan được Viện Nông nghiệp Thanh Hóa gửi đến Liên hiệp hội; ý kiến của các thành viên Hội đồng phản biện và các chuyên gia, Liên hiệp hội đã xây dựng thành báo cáo nghiên cứu (mang tính đề dẫn) phục vụ Hội thảo phản biện “Đề án Phát triển Viện Nông nghiệp Thanh Hóa, giai đoạn 2026-2030, tầm nhìn đến năm 2045”.
Các đại biểu dự hội thảo
Đề án được nghiên cứu, xây dựng một cách công phu, nghiêm túc, trong đó nội dung đã cơ bản nêu được sự cần thiết, căn cứ pháp lý, các nội dung liên quan đến xây dựng và phát triển Viện Nông nghiệp Thanh Hóa giai đoạn 2019-2025; những hạn chế, yếu kém, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm làm cơ sở để xác định mục tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp phục vụ xây dựng “Đề án phát triển Viện Nông nghiệp Thanh Hóa giai đoạn 2026-2030, tầm nhìn đến năm 2045”.
Dự thảo đã có ý kiến góp ý của các sở, ngành, đơn vị liên quan và Viện Nông nghiệp Thanh Hóa đã có văn bản tiếp thu, giải trình.
Tổng thư ký Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Thanh Hóa Phạm Kim Tân trình bày báo cáo nghiên cứu phục vụ phản biện “Đề án phát triển Viện Nông nghiệp Thanh Hóa giai đoạn 2026-2030, tầm nhìn đến năm 2045”.
Tại hội thảo, các ý kiến thảo luận đều cơ bản thống nhất với sự cần thiết phải xây dựng “Đề án Phát triển Viện Nông nghiệp Thanh Hóa, giai đoạn 2026-2030, tầm nhìn đến năm 2045”.
Đại biểu phát biểu ý kiến tại hội thảo.
Đồng thời, các ý kiến cho rằng, cần làm rõ hơn các nội dung liên quan đến sự cần thiết, căn cứ và phạm vi xây dựng đề án. Việc đánh giá về xây dựng và phát triển của Viện Nông nghiệp Thanh Hóa ngoài căn cứ quyết định thành lập Viện của Thủ tướng Chính phủ, quyết định về chức năng, quyền hạn và cơ cấu tố chức của Viện Nông nghiệp Thanh Hóa, cần bám sát vào các mục tiêu, nhiệm vụ đã được xác định trong Quyết định số 1426/QĐ-UBND của UBND tỉnh Thanh Hóa về phê duyệt Đề án phát triển Viện Nông nghiệp Thanh Hóa giai đoạn 2021-2025.
Việc đánh giá kết quả thực hiện cần được so sánh với tất cả các chỉ tiêu và nhiệm vụ trọng tâm đã được đề ra trong giai đoạn 2021-2025, qua đó thấy được bao nhiêu chỉ tiêu đã hoàn thành, mức độ hoàn thành, những nhiệm vụ đã thực hiện, nhiệm vụ chưa thực hiện...
Ngoài ra, cũng cần làm rõ những yếu tố tác động đến quá trình phát triển của Viện Nông nghiệp Thanh Hóa trong giai đoạn 2026-2030. Trong đó, phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức, vì đây là nội dung quan trọng liên quan đến đề xuất mục tiêu phát triển Viện Nông nghiệp Thanh Hóa và các chỉ tiêu cụ thể cần phấn đấu thực hiện, các nhiệm vụ giải pháp cụ thể.
Các ý kiến tham gia nhận xét, đánh giá của các thành viên Hội đồng khoa học phản biện và các nhóm chuyên gia là căn cứ để đơn vị xây dựng đề án chỉnh sửa bố cục, hoàn thiện nội dung đảm bảo tính khoa học, phù hợp với điều kiện thực tiễn, trình UBND tỉnh xem xét, quyết định.
Nguyễn Đạt
{name} - {time}
-
2025-05-06 08:38:00
EU tung gói ưu đãi 500 triệu euro thu hút các nhà khoa học hàng đầu
-
2025-05-06 07:40:00
Khoáng sản Thanh Hóa: Gỡ “điểm nghẽn” từ quản lý đến cung ứng
-
2025-05-05 19:43:00
Khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo - lực đẩy để phát triển bền vững
Tiến hành đấu giá lại “tần số vàng” để phát triển mạng 5G tại Việt Nam
Đổi mới toàn diện về xây dựng và thực thi pháp luật trong kỷ nguyên mới
Ứng dụng kỹ thuật cắt ghép cành “trẻ hóa” cây ăn quả
Khởi công nhà máy chip bán dẫn do người Việt làm chủ công nghệ
Sử dụng VNeID làm thủ tục hàng không như thế nào?
Trung Quốc lần đầu vượt Mỹ về số lượng công bố khoa học
Cơ sở triển khai khâu đột phá về khoa học và công nghệ
Top những mẫu smartphone chụp ảnh đẹp trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5