Những người giữ nghề tò he ở xứ Thanh
Với niềm đam mê, vợ chồng chị Chiên bền bỉ mỗi ngày gìn giữ nét văn hóa truyền thống, đó là “thổi hồn” cho những con tò he.
Video: Những người giữ nghề tò he ở xứ Thanh.
Nhiều năm nay, đi qua các cổng trường học, các khu chợ hay ở các lễ hội của xứ Thanh, chúng ta có thể bắt gặp hình ảnh quen thuộc của hai người làm tò he. Đó là vợ chồng anh Đậu Bá Thắng (SN 1983) và chị Lê Thị Chiên (SN 1986) ở xã Vạn Thắng, huyện Nông Cống.
Vốn sinh ra ở làng nghề làm tò he Xuân La (Phú Xuyên, Hà Nội), ngay từ nhỏ chị Chiên đã được bố truyền dạy cách làm tò he. Khi lấy chồng về Thanh Hóa chị đã mang theo nghề về để hai vợ chồng làm kế sinh nhai.
Chị Chiên cho biết, trước đây tò he hay còn có tên gọi khác là “đồ chơi chim cò” được làm bằng bột gạo nếp, nhưng ngày nay tò he được làm chủ yếu bằng đất nặn pha bột nếp.
Làm tò he rất nhiều công đoạn, từ chế biến bột, pha màu đến nặn tạo hình. Quá trình đó, khó nhất là khâu làm bột nặn. Bột phải mịn, dẻo, không dính tay thì khi nặn tò he mới dễ dàng.
Ngày nay với các nguyên vật liệu sẵn có, tiện dụng thì càng dễ dàng hơn. Chỉ cần một chiếc lược đầu nhọn, thùng xốp, đất nặn các màu, que tre... là người thợ tò he có thể làm ra nào hoa trái, con vật, nào những nhân vật trong sách, trong phim.
Tuy nhiên, quá trình nặn tò he đòi hỏi những nghệ nhân phải khéo tay, ước lượng được phần bột nặn chính xác cho từng chi tiết, sao cho tác phẩm có hồn.
Gian hàng tò he không tốn nhiều diện tích. Một góc nhỏ khiêm nhường bên đường phố hay các khu vui chơi cũng là nơi họ kể những câu chuyện, thổi hồn vào các hình tượng, nhân vật bằng đôi bàn tay khéo léo.
Chị Chiên cho biết, không chỉ riêng trong tỉnh mà vợ chồng chị mang gánh hàng đi khắp miền đất nước. Mỗi nơi vợ chồng chị chọn các điểm vui chơi, trường học, công viên, những nơi có nhiều khách du lịch để quảng bá, giới thiệu và bày bán sản phẩm.
Người làm tò he bây giờ phải năng động hơn để đáp ứng thị hiếu của khách hàng. Nếu trước đây chủ yếu nặn cây, hoa quả, con giống, Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới... thì bây giờ người nghệ nhân phải biết nặn rô bốt, siêu nhân, siêu anh hùng... Vậy nên vợ chồng chị phải để ý đến những phim hoạt hình, truyện tranh mới và phải tìm hiểu, ghi nhớ các ngày hội, ngày lễ, tết của các địa phương.
Nói về dự định tương lại, vợ chồng chị Chiên cho biết sẽ xây dựng tò he thành sản phẩm OCOP . Mặc dù công việc vất vả, phải di chuyển ở nhiều nơi nhưng nhiều năm qua, chị Chiên vẫn miệt mài, đam mê và cũng đang truyền nghề tò he lại cho các con của mình.
Hoàng Đông
{name} - {time}
-
2024-11-08 14:28:00
Đất Mường Xia và Tướng quân Tư Mã Hai Đào
-
2024-11-07 16:15:00
Pù Luông - Mùa đông ngủ yên trên triền núi
-
2024-01-05 09:44:00
Dấu tích cuộc khởi nghĩa Lam Sơn trên vùng đất Châu Lang
Về làng Như Áng
Tự hào làng Trịnh Điện
Ngôi đình trên vùng đất giàu truyền thống lịch sử - văn hóa Bồng Trung
Dấu tích Hội thề Lũng Nhai trên đất Ngọc Phụng
“Cuội chót” nặng lòng với dân ca, dân vũ Đông Anh
Những người trẻ tâm huyết với lịch sử, văn hóa truyền thống
Vùng đất Kẻ Nưa xưa và nay
Hà Tông Huân, bậc tôn sư
Trên đất Quang Tiền