(Baothanhhoa.vn) - Với 508 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên, Thanh Hóa trở thành một trong những địa phương có số lượng sản phẩm được công nhận nhiều nhất tại khu vực miền Trung và nằm trong nhóm dẫn đầu cả nước. Tuy nhiên, bên cạnh những sản phẩm được tiêu thụ rộng rãi trên thị trường, được người tiêu dùng đánh giá cao thì vẫn còn một số sản phẩm “loay hoay” với bài toán chinh phục, mở rộng thị trường tiêu thụ cho sản phẩm.

Nhiều sản phẩm OCOP khó phát triển thị trường

Với 508 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên, Thanh Hóa trở thành một trong những địa phương có số lượng sản phẩm được công nhận nhiều nhất tại khu vực miền Trung và nằm trong nhóm dẫn đầu cả nước. Tuy nhiên, bên cạnh những sản phẩm được tiêu thụ rộng rãi trên thị trường, được người tiêu dùng đánh giá cao thì vẫn còn một số sản phẩm “loay hoay” với bài toán chinh phục, mở rộng thị trường tiêu thụ cho sản phẩm.

Nhiều sản phẩm OCOP khó phát triển thị trườngHTX dịch vụ nông nghiệp Yên Lạc (Như Thanh) đã phát triển vùng nguyên liệu cây dong riềng để giải quyết khó khăn trong phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Mặc dù được đánh giá là có chất lượng tốt, phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng song sản phẩm OCOP 3 sao miến dong Yên Lạc của HTX dịch vụ nông nghiệp Yên Lạc (Như Thanh) vẫn là chủ yếu tiêu thụ ở thị trường nội địa tỉnh, qua những đầu mối và khách hàng quen. Bình quân HTX cung cấp ra thị trường khoảng 10 - 12 tấn sản phẩm/năm.

Giám đốc HTX Phạm Công Bảo cho biết: Được đánh giá là sản phẩm có chất lượng tốt, song khả năng sản xuất của HTX còn hạn chế, thiếu nguồn nguyên liệu, không chủ động được thị trường nên chỉ sản xuất theo mùa và khi có đơn hàng.

Để hỗ trợ HTX tháo gỡ những khó khăn trên, UBND xã Yên Lạc đã hỗ trợ người dân phát triển cây dong riềng quy mô lớn làm nguyên liệu cho sản xuất. Với mức hỗ trợ 2 triệu đồng/ha dong riềng, xã Yên Lạc đã phát triển được gần 20ha ở các thôn có diện tích đất đỏ bazan như Đồng Yên, Đồng Trung, Ao Mè, Ba Đồn...

Huyện Như Thanh cũng phối hợp với các sở, ngành liên quan để HTX được tham gia tập huấn về thiết kế bao bì, xây dựng nhãn mác hàng hóa, máy móc, thiết bị công nghệ; xây dựng tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm; xúc tiến thương mại, kết nối tiêu thụ sản phẩm. Nhờ đó, sản phẩm miến dong riềng Yên Lạc đã có mặt tại nhiều cửa hàng, siêu thị, cơ sở kinh doanh trên địa bàn tỉnh và tham gia kết nối, quảng bá tại nhiều chương trình xúc tiến thương mại trên cả nước.

Tình trạng cũng tương tự đối với một số sản phẩm OCOP khác được phát triển trên sản phẩm đặc trưng, đặc hữu của địa phương. Khi nhu cầu của thị trường lớn song năng lực sản xuất và sự hạn chế của vùng nguyên liệu đã trở thành rào cản cho sự phát triển. Bà Bùi Thị Tâm, thành viên HTX nông nghiệp du lịch Ban Công - chủ thể sản xuất của sản phẩm gạo nếp Cú Mắc Cải, xã Ban Công (Bá Thước), cho biết: Được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao năm 2023 nhờ sự thơm ngon, dẻo, đặc trưng của gạo nếp bản địa nên nhu cầu của thị trường về sản phẩm lớn, nhất là ở các khu, điểm du lịch cộng đồng. Song, do vùng nguyên liệu của HTX chỉ đạt 20ha nên sản lượng làm ra ít, không thể đáp ứng những đơn hàng có quy mô lớn. Do đó nếu mở rộng được vùng nguyên liệu sản xuất, chúng tôi sẽ có điều kiện phát triển sản phẩm rộng rãi trên thị trường.

Theo đánh giá của Văn phòng Điều phối Chương trình XDNTM tỉnh, việc phát triển sản phẩm OCOP ở tỉnh Thanh Hóa vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập. Trong đó, phần lớn hộ sản xuất, kinh doanh đăng ký tham gia Chương trình OCOP có năng lực sản xuất nhỏ lẻ, trình độ và kiến thức quản trị hạn chế, khó thích ứng với cơ chế thị trường. Nhiều chủ thể chưa ứng dụng khoa học - công nghệ vào quá trình sản xuất, chủ yếu là sản xuất bán thủ công và thủ công. Cùng với đó, chưa quy hoạch xây dựng được vùng nguyên liệu để đảm bảo chủ động phục vụ sản xuất hàng hóa; chưa có tính sáng tạo để có những sản phẩm OCOP mới, nhiều sản phẩm có tính tương đồng cao, bao bì mẫu mã thiếu tính sáng tạo, chưa thu hút được khách hàng. Bởi những lý do trên nên các sản phẩm OCOP mang thương hiệu Thanh Hóa khó tham gia vào những thị trường lớn hoặc đã có được thị trường tiêu thụ nhưng vẫn loay hoay khẳng định vị thế, chất lượng và sức cạnh tranh với những sản phẩm cùng loại.

Trước thực tế đó, để hỗ trợ doanh nghiệp, các sở, ngành, đơn vị có liên quan của tỉnh đã tổ chức, phối hợp tham gia nhiều hội nghị quảng bá để các sản phẩm OCOP có thêm cơ hội kết nối, giao lưu với đối tác tiềm năng. Từ đó, không chỉ nâng cao chất lượng sản phẩm, đổi mới thiết kế, bao bì, xây dựng nhãn mác hàng hóa... mà còn tìm kiếm được các đơn vị tiêu thụ sản phẩm uy tín tại thị trường cả nước. Do đó, các sản phẩm OCOP của tỉnh đã được đưa ra thị trường thông qua nhiều kênh khác nhau như bán lẻ, trực tuyến, cửa hàng, siêu thị... mang lại doanh thu khá cao.

Để nâng cao tính thị trường cho các sản phẩm OCOP, các sở, ngành, địa phương của tỉnh đã lồng ghép, cân nhắc đối với nguồn kinh phí để hỗ trợ các chủ thể đầu tư máy móc, công nghệ, đổi mới mẫu mã bao bì, đăng ký tiêu chuẩn chất lượng... nhằm phát triển sản phẩm OCOP có tính cạnh tranh cao. Cùng với đó, bên cạnh việc trưng bày, bán sản phẩm OCOP tại 22 điểm bán hàng, giới thiệu sản phẩm OCOP và những sản phẩm tiềm năng, hằng năm, các sở, ngành, địa phương đã tổ chức nhiều hội chợ, các cuộc xúc tiến thương mại để giúp các chủ thể giao dịch, quảng bá sản phẩm đến người tiêu dùng và thị trường. Tuy nhiên, để thị trường hóa sản phẩm OCOP hiệu quả, các đơn vị có liên quan của tỉnh cần lựa chọn những sản phẩm OCOP tiêu biểu để khởi đầu có trọng điểm, sử dụng các nguồn kinh phí từ hoạt động xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu, chứng nhận chất lượng... nhằm mục đích thúc đẩy phát triển mạnh mẽ trên thị trường, tránh dàn trải ở nhiều sản phẩm, nhiều lĩnh vực.

Bài và ảnh: Lê Hòa



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]