(Baothanhhoa.vn) - Nói về điện ảnh Việt Nam trước đây, có lẽ thế hệ 8x trở về trước biết nhiều đến “Cánh đồng hoang”, “Vĩ tuyến 17 ngày và đêm”, “Con chim vành khuyên”, “Vợ chồng A Phủ”, “Biệt động Sài Gòn”... Tôi từng đọc ở đâu đó một đoạn nhận xét của một nhà làm phim phương Tây dành cho “Cánh đồng hoang”, rằng đó là một “mẫu mực của điện ảnh Việt Nam”. Điều này có cơ sở của nó khi xét ở các phương diện nội dung, tư tưởng, giá trị nghệ thuật, sức sống hay sức ảnh hưởng đến nền điện ảnh cách mạng Việt Nam nói riêng và đời sống văn hóa - tinh thần nói chung, “Cánh đồng hoang” luôn có một vị thế đặc biệt và không thể phủ nhận. Bộ phim này cùng với nhiều tác phẩm xuất sắc, vượt thời gian khác đã góp phần khẳng định vị thế của điện ảnh Việt trong kho tàng văn hóa dân tộc. Đồng thời, là niềm tự hào của những người yêu điện ảnh mỗi khi nhắc nhớ về Ngày Điện ảnh Việt Nam 15-3.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Ngày Điện ảnh Việt Nam 15-3: Cầu nối giao lưu văn hóa

Nói về điện ảnh Việt Nam trước đây, có lẽ thế hệ 8x trở về trước biết nhiều đến “Cánh đồng hoang”, “Vĩ tuyến 17 ngày và đêm”, “Con chim vành khuyên”, “Vợ chồng A Phủ”, “Biệt động Sài Gòn”... Tôi từng đọc ở đâu đó một đoạn nhận xét của một nhà làm phim phương Tây dành cho “Cánh đồng hoang”, rằng đó là một “mẫu mực của điện ảnh Việt Nam”. Điều này có cơ sở của nó khi xét ở các phương diện nội dung, tư tưởng, giá trị nghệ thuật, sức sống hay sức ảnh hưởng đến nền điện ảnh cách mạng Việt Nam nói riêng và đời sống văn hóa - tinh thần nói chung, “Cánh đồng hoang” luôn có một vị thế đặc biệt và không thể phủ nhận. Bộ phim này cùng với nhiều tác phẩm xuất sắc, vượt thời gian khác đã góp phần khẳng định vị thế của điện ảnh Việt trong kho tàng văn hóa dân tộc. Đồng thời, là niềm tự hào của những người yêu điện ảnh mỗi khi nhắc nhớ về Ngày Điện ảnh Việt Nam 15-3.

Ngày Điện ảnh Việt Nam 15-3: Cầu nối giao lưu văn hóa

Thưởng thức các tác phẩm điện ảnh giá trị là nhu cầu của nhiều khán giả.

Tôi còn nhớ, ở cái giai đoạn nhiều thiếu thốn của những năm 90 thế kỷ XX, bên cạnh những bộ phim nhựa đen trắng do Việt Nam sản xuất, thi thoảng khán giả cũng được “đổi món” bằng một số bộ phim kinh điển của điện ảnh Xô Viết và thế giới, do các rạp chiếu bóng lưu động đến tận làng quê phục vụ. Ví như “Sông Đông êm đềm” - bộ phim đã đưa tâm hồn chúng tôi như phiêu du trên những thảo nguyên bát ngát, những cánh đồng lúa mỳ đang vào vụ thu hoạch, hay trong ánh mắt, nụ cười say đắm của những cô gái Nga trẻ trung, xinh đẹp và tràn đầy sức sống. Đồng thời, bộ phim cũng phác họa hết sức sinh động số phận con người trong chiến tranh và hành trình tranh đấu cho hạnh phúc, tình yêu và thân phận của con người. Đó là vũ khúc sinh động của âm nhạc, ánh sáng, hội họa, ngôn ngữ... tập trung ở bức tranh thiên nhiên hùng vĩ và đời sống con người, với tất cả tình cảm, tâm trạng, những ước mơ, hoài bão lớn lao được dồn nén trong từng khung hình, từng biểu cảm, từng tình tiết câu chuyện... Tất cả như đưa người xem vào một cuộc thả bộ của cảm xúc và giác quan, để trải nghiệm một đời sống khác và “rất thật” được nghệ thuật hóa.

Vào khoảng những năm 2000, làn sóng phim Hàn Quốc bắt đầu ồ ạt “tấn công” màn ảnh nhỏ Việt. Đó là giai đoạn mà đi đâu cũng thấy các bà, các chị tranh luận sôi nổi về diễn biến của “Mối tình đầu”, “Ước mơ vươn tới một ngôi sao”, “Hoa bất tử”... những bộ phim đã lấy đi không ít nước mắt của khán giả Việt thời bấy giờ. Không dừng lại ở đó, theo thời gian, phim ảnh Hàn đã tác động và thấm dần, thấm sâu vào đời sống đất nước ta, thể hiện qua nhiều lĩnh vực như ẩm thực, thời trang, mỹ phẩm, âm nhạc, du lịch và cả lối sống của một bộ phận giới trẻ. Đây có thể xem là một minh chứng hết sức sinh động về thế giới ta đang sống - một “thế giới phẳng” – nơi mà ranh giới địa lý, sắc tộc, văn hóa bị xóa nhòa; đồng thời, mở ra cánh cửa giao lưu, hiểu biết, đưa con người đến những chân trời mới chỉ qua một cái nút bấm, một cú click chuột hay một cái chạm khẽ trên màn hình điện thoại thông minh. Và, trong cái thế giới không biên giới ấy, điện ảnh đang trở thành một thứ “ngôn ngữ” chung và phổ biến. Thậm chí, nó đã và đang trở thành một “đại sứ văn hóa” cho cả một dân tộc, với điều kiện dân tộc ấy biết nắm bắt, chuyển hóa và “trao quyền” cho nó.

Tản mạn vài điều để phần nào nhận ra rằng, điện ảnh luôn có chỗ đứng quan trọng trong đời sống văn hóa – tinh thần con người Việt Nam. Thậm chí, vượt ra ngoài địa hạt nghệ thuật, điện ảnh đang trở thành cầu nối cho giao lưu văn hóa, thúc đẩy kinh tế phát triển và góp phần làm giàu có, phong phú, đa dạng cho văn hóa dân tộc, khi bản thân nó là một tấm gương chân thực phản ánh dáng dấp và hồn cốt văn hóa một dân tộc. Ngược lại, sự phát triển của nền văn hóa một dân tộc, sẽ tạo nền tảng cho hoạt động quảng bá văn hóa dân tộc ấy ra thế giới. Nghĩa là, một nền văn hóa “tiên tiến”, “đậm đà bản sắc”, “thấm nhuần sâu sắc tinh thần nhân văn, dân chủ, tiến bộ” như quan điểm được Đảng ta nêu trong Cương lĩnh Xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (bổ sung, sửa đổi năm 2011), sẽ là cơ sở, là chất liệu cơ bản nhất để điện ảnh Việt sáng tạo và thăng hoa.

Mong muốn là vậy, song nhìn lại diện mạo điện ảnh Việt những năm gần đây, không ít người vẫn tỏ ra hoài nghi và đặt câu hỏi về “bản sắc Việt” trong phim Việt? Trong khi các hãng phim Nhà nước còn đang chật vật với cơ chế thị trường, kinh phí đầu tư làm phim thấp, nội dung phim cũ mòn khó hấp dẫn người xem; thì sự ra đời của nhiều hãng phim tư nhân đã mang đến hy vọng sẽ thổi một làn gió mới vào nền điện ảnh Việt đang loay hoay ở ngã ba đường. Nhờ đó, đã có những bộ phim được đầu tư kinh phí khủng, nội dung tốt, mãn nhãn phần nhìn, nhận được phản ứng tích cực từ khán giả, nhà phê bình điện ảnh và tạo được tiếng vang nhất định tại các liên hoan phim trong nước, quốc tế. Tuy nhiên, con số này là không nhiều so với số lượng phim được sản xuất hàng năm. Thực tế ấy đã phần nào cho thấy, hành trình tiếp cận và hội nhập của điện ảnh Việt Nam với khu vực và thế giới, còn rất khiêm tốn.

Mặc dù vậy, ở đây chúng tôi không có khả năng lạm bàn nhiều về chất lượng nghệ thuật của các tác phẩm điện ảnh; hay làm thế nào tìm lại vị thế cho điện ảnh Việt từng một thời quá khứ hoàng kim. Đó là vấn đề có tính chuyên môn sâu của các nhà quản lý văn hóa, của giới chuyên gia. Điều chúng tôi quan tâm hơn lúc này là sự tác động của phim ảnh đến đời sống, với hai mặt tích cực và tiêu cực của nó. Với mặt tích cực, kể cả các bộ phim Việt và phim nước ngoài được nhập khẩu, công chiếu trong nước, vấn đề đặt ra là làm thế nào để lan tỏa sâu rộng vào đời sống những giá trị tốt đẹp, được thể hiện sâu sắc trong nhiều tác phẩm điện ảnh, như ngợi ca tinh thần lao động, yêu chuộng hòa bình, đề cao công lý, đề cao con người, tính nhân văn, hướng thiện...? Và rồi, cần những căn cứ pháp lý, những “hàng rào kỹ thuật”, “hàng rào đạo đức – xã hội” nào nhằm ngăn chặn, bài trừ sự xâm nhập, truyền bá các sản phẩm văn hóa độc hại, phát sinh trong nội tại đất nước hay xâm nhập từ nước ngoài vào, trên các phương tiện thông tin đại chúng, trong các cơ sở dịch vụ văn hóa, hay qua mạng Internet, các thiết bị kỹ thuật số, điện thoại di động?

Để trả lời cho câu hỏi ấy, Chỉ thị 46-CT/TW của Ban Bí thư về chống sự xâm nhập của các sản phẩm văn hóa độc hại gây hủy hoại đạo đức xã hội đã nhấn mạnh đến việc xây dựng, nâng cao ý thức cảnh giác, năng lực nhận biết, bài trừ sản phẩm văn hóa độc hại của cán bộ, đảng viên và nhân dân. Đồng thời, nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý xã hội, quản lý văn hóa của các cơ quan Đảng, Nhà nước, sự tham gia chủ động, tích cực, thường xuyên của MTTQ, đoàn thể. Ngoài ra và cũng quan trọng hơn cả là tạo dựng môi trường sống tốt đẹp, trong sạch, đa dạng; trong đó, đặc biệt chú trọng đến việc sáng tạo các tác phẩm nghệ thuật – gồm cả điện ảnh - giàu giá trị nội dung, tư tưởng và nghệ thuật, nhằm đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa ngày càng cao của nhân dân. Làm được bấy nhiêu đó thì họa may mới tạo được tấm lá chắn hữu hiệu, để ngăn chặn các sản phẩm văn hóa xấu độc và giành lại mảnh đất tươi tốt cho việc ươm những mầm xanh văn hóa.

Bài và ảnh: Hoàng Xuân



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]