Mong mỏi “hồi sinh”
Sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2019-2021 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có hàng trăm cơ sở nhà, đất dôi dư, trong đó có nhiều nhà văn hóa, sân thể thao trong tình trạng “cửa đóng, then cài”. Khát khao “hồi sinh” cho những thiết chế này là điều nhiều người mong đợi.
Bởi, nhà văn hóa, sân thể thao ở khu dân cư là những thiết chế gần gũi, phục vụ miễn phí cho người dân nông thôn sinh hoạt văn hóa, thể thao, nâng cao mức hưởng thụ của người dân, góp phần XDNTM.
Ra đời với mục đích phục vụ người dân, nhưng giờ đây bởi nhiều lý do, “chiếc khóa cửa” ở những thiết chế này đã tạo ra sự ngăn cách người dân với những nhu cầu, lợi ích chính đáng của họ.
Những thiết chế văn hóa, thể thao không phát huy được tác dụng, trong khi người dân địa phương có nhu cầu lại không được sinh hoạt có thể nói là điều rất đáng lưu tâm. Với người dân, họ không cần biết vướng mắc ở đâu. Người dân mong đợi những vướng mắc ấy sớm được tháo gỡ để những thiết chế này tiếp tục phát huy tác dụng hoặc được chuyển đổi sang những mục đích khác, phát huy tốt nhất công năng, đất đai, công trình trên đất không bị hoang hóa, lãng phí.
Trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 20, HĐND tỉnh khóa XVIII mới đây về việc quản lý, sử dụng, phát huy hiệu quả tài sản công dôi dư còn nhiều hạn chế, Giám đốc Sở Tài chính Nguyễn Văn Tứ đặc biệt nhấn mạnh đến nguyên nhân chủ quan từ sự thiếu quyết liệt, thiếu chủ động của các huyện, thị xã, thành phố.
Để xảy ra tình trạng hoang hóa, lãng phí này là do các địa phương, đơn vị được giao quản lý, sử dụng tài sản chậm rà soát tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công, hoàn chỉnh hồ sơ để thực hiện sắp xếp, xử lý; chậm phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để làm cơ sở thực hiện phương án “bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất”. Sở Tài chính với vai trò là cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo sắp xếp lại, xử lý nhà đất tỉnh cũng nhận trách nhiệm khi chưa kịp thời đôn đốc các địa phương, đơn vị triển khai và báo cáo kết quả thực hiện.
Để sớm khắc phục tình trạng này, cấp ủy, chính quyền cấp huyện nơi có tài sản công dôi dư phải xác định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công dôi dư là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng của địa phương. Chỉ khi các địa phương nhận thức được đầy đủ trách nhiệm của mình với những tài sản công này, thì mới không còn tình trạng hoang hóa, lãng phí, những công trình, thiết chế mới sớm được hồi sinh.
Tuệ Minh
{name} - {time}
-
2025-01-15 11:53:00
Trưởng Ban Quản lý KKT Nghi Sơn và các KCN kiểm tra tình hình sản xuất, đời sống Nhân dân huyện Nông Cống
-
2025-01-15 10:11:00
Trao tặng 2.000 lít dầu ăn cho các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn thị xã Nghi Sơn
-
2024-07-15 06:16:00
Thủ tướng yêu cầu thực hiện nghiêm các biện pháp phòng dịch tả lợn châu Phi
Giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số và miền núi
Thiết thực mô hình chợ phiên đêm ở huyện vùng biên Quan Hóa
BHXH huyện Thạch Thành đảm bảo tốt nhất việc chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH mới cho người thụ hưởng
Áp thấp nhiệt đới gây mưa lớn và biển động mạnh
Hơn 200 cán bộ, hội viên phụ nữ dọn vệ sinh và chăm sóc các phần mộ tại Nghĩa trang liệt sĩ Hàm Rồng
Các tỉnh, thành phố chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới và mưa lớn
Vụ sạt lở đất nghiêm trọng ở Hà Giang: Xác định danh tính 14 người thương vong
Cẩn trọng với những “biến tướng” của đa cấp 4.0
Mang yêu thương đến với trẻ mồ côi