(Baothanhhoa.vn) - Tranh thủ thời gian nông nhàn, nhiều phụ nữ dân tộc Mông ở bản Xa Lao, xã Trung Lý, huyện Mường Lát đã dùng chính đôi bàn tay khéo léo của mình để thêu trang phục truyền thống bán ra thị trường, kiếm thêm thu nhập.

Phụ nữ dân tộc Mông huyện Mường Lát kiếm tiền từ nghề thêu trang phục truyền thống

Tranh thủ thời gian nông nhàn, nhiều phụ nữ dân tộc Mông ở bản Xa Lao, xã Trung Lý, huyện Mường Lát đã dùng chính đôi bàn tay khéo léo của mình để thêu trang phục truyền thống bán ra thị trường, kiếm thêm thu nhập.

Phụ nữ dân tộc Mông huyện Mường Lát kiếm tiền từ nghề thêu trang phục truyền thống

Vào dịp giáp Tết Nguyên Đán, đến bản Xa Lao, có thể dễ dàng bắt gặp những người phụ nữ Mông ngồi quây quần bên hiên nhà để thêu trang phục truyền thống của đồng bào Mông.

Phụ nữ dân tộc Mông huyện Mường Lát kiếm tiền từ nghề thêu trang phục truyền thống

Vài năm lại đây, do nhu cầu về các sản phẩm thêu trên thị trường, thương lái trên địa bàn Mộc Châu (Sơn La) đã đến đặt hàng thêu của phụ nữ Mông huyện Mường Lát.

Phụ nữ dân tộc Mông huyện Mường Lát kiếm tiền từ nghề thêu trang phục truyền thống

Tận dụng thời gian rảnh rỗi vào buổi trưa, tối, phụ nữ Mông bản Xa Lao đã kiếm thêm thu nhập từ chính đôi bàn tay khéo léo của mình.

Phụ nữ dân tộc Mông huyện Mường Lát kiếm tiền từ nghề thêu trang phục truyền thống

Tấm vải được thêu từ những sợi len, chỉ đủ màu sắc sặc sỡ.

Phụ nữ dân tộc Mông huyện Mường Lát kiếm tiền từ nghề thêu trang phục truyền thống

Khổ vải thêu có chiều dài 3m, được thương lái mua với giá khoảng 1 triệu -1,2 triệu đồng.

Phụ nữ dân tộc Mông huyện Mường Lát kiếm tiền từ nghề thêu trang phục truyền thống

Những hoa văn trên vải khá cầu kỳ nên để thêu được tấm vải khổ dài 3m, các bà, các mẹ, các chị phải mất khoảng 1 tháng.

Phụ nữ dân tộc Mông huyện Mường Lát kiếm tiền từ nghề thêu trang phục truyền thống

Đôi bàn tay của phụ nữ Mông tưởng chỉ quen với việc nương rẫy, nhưng khi cầm kim thêu lại vô cùng khéo léo.

Phụ nữ dân tộc Mông huyện Mường Lát kiếm tiền từ nghề thêu trang phục truyền thống

Việc thêu trang phục không chỉ đòi hỏi sự khéo léo mà còn phải kiên trì, cẩn thận, tỷ mỉ mới tạo nên những hoa văn tinh xảo.

Phụ nữ dân tộc Mông huyện Mường Lát kiếm tiền từ nghề thêu trang phục truyền thống

Nhiều phụ nữ Mông có thể vừa trông con vừa tranh thủ thêu vải.

Phụ nữ dân tộc Mông huyện Mường Lát kiếm tiền từ nghề thêu trang phục truyền thống

Chị Hơ Thị Bầu, bản Xa Lao, xã Trung Lý cho biết: Phụ nữ trong bản hầu hết đều biết thêu thùa, may vá. Ngoài tự may trang phục cho gia đình mình, phụ nữ nơi đây còn may, thêu để bán cho người dân Mộc Châu (Sơn La) kiếm thêm thu nhập. Sản phẩm làm xong sẽ có người đến tận nhà lấy hàng, vì vậy cũng tiện lợi cho phụ nữ trong bản tham gia làm nghề này.

Hoàng Giang

Tin liên quan:
  • Phụ nữ dân tộc Mông huyện Mường Lát kiếm tiền từ nghề thêu trang phục truyền thống
    Tình quân dân nơi vùng cao Mường Lát

    Đã từ lâu, hình ảnh cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang đóng trên địa bàn huyện Mường Lát đã in sâu trong tâm trí bao thế hệ người dân nơi biên giới. Các anh đã gắn liền với những công trình, dự án, lớp học, những con đường nối liền bản, làng xa xôi. Từ bàn tay chiến sĩ, nhiều ngôi nhà mái lá tranh tre đang dần được thay thế bằng mái ngói đỏ tươi, đời sống vật chất tinh thần của người dân ngày càng khởi sắc; an ninh chính trị luôn bảo đảm, các tệ nạn xã hội được đẩy lùi... Những việc làm thấm đẫm tình người ấy sẽ mãi là hình ảnh đẹp được đồng bào các dân tộc vùng cao ghi nhận, tô thắm tình quân dân.

  • Phụ nữ dân tộc Mông huyện Mường Lát kiếm tiền từ nghề thêu trang phục truyền thống
    Mai một nghề dệt thổ cẩm làng Ngọc

    Trồng bông, nhuộm chàm, dệt vải thổ cẩm xưa kia là công việc thường xuyên của phụ nữ dân tộc Mường ở làng Ngọc, xã Cẩm Lương (Cẩm Thủy). Với đôi bàn tay tài hoa, óc sáng tạo của người phụ nữ Mường, đã dệt nên những tấm vải thổ cẩm với sắc màu sặc sỡ, hoa văn đẹp mang đậm bản sắc văn hóa của dân tộc mình. Tuy nhiên, theo dòng chảy của thời gian, nghề dệt thổ cẩm đang dần mai một, tiếng thoi đưa cũng dần im ắng dưới những nóc nhà.

  • Phụ nữ dân tộc Mông huyện Mường Lát kiếm tiền từ nghề thêu trang phục truyền thống
    Hoa của núi rừng

    Nhân Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Thanh Hóa lần thứ III-2019, tối 14-10 Ban Dân tộc tỉnh phối hợp với với Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh tổ chức Chương trình truyền hình giao lưu, gặp gỡ các điển hình tiên tiến đại biểu các DTTS.

  • Phụ nữ dân tộc Mông huyện Mường Lát kiếm tiền từ nghề thêu trang phục truyền thống
    Bảo tồn và phát triển các nghề truyền thống vùng dân tộc thiểu số: Cần đòn bẩy mạnh mẽ

    Sự tồn tại của các nghề truyền thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong đời sống hiện nay, không đơn thuần chỉ mang lại giá trị kinh tế, mà còn bao hàm trong đó là phong tục, tập quán, tri thức dân gian... góp phần làm nên nét văn hóa riêng biệt và giàu bản sắc tộc người.

  • Phụ nữ dân tộc Mông huyện Mường Lát kiếm tiền từ nghề thêu trang phục truyền thống
    Ý chí làm giàu của chàng trai dân tộc Mông

    Lần này tôi về xã Nhi Sơn (Mường Lát) vì nghe nói mảnh đất này đã đổi thay nhiều lắm, đồng bào Mông biết phát huy lợi thế, tích cực trồng cây ăn quả để xóa đói, giảm nghèo.


Hoàng Giang

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]