(Baothanhhoa.vn) - Các loài thú hoang dã phải được sống khỏe mạnh, an toàn trong tự nhiên. Đó là mục tiêu, cũng chính là động lực để những người làm công tác cứu hộ, bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn Quốc gia Bến En nỗ lực với công việc mỗi ngày.

Nỗ lực cứu hộ động vật hoang dã

Các loài thú hoang dã phải được sống khỏe mạnh, an toàn trong tự nhiên. Đó là mục tiêu, cũng chính là động lực để những người làm công tác cứu hộ, bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn Quốc gia Bến En nỗ lực với công việc mỗi ngày.

Nỗ lực cứu hộ động vật hoang dã

Vườn Quốc gia Bến En nằm cách thành phố Thanh Hóa 46 km về phía Tây Nam, nơi được mệnh danh là “Hòn ngọc của xứ Thanh”. Tuy vậy, ít ai biết nơi đây còn có một Trung tâm cứu hộ động vật mang tên “Trung tâm phát triển sinh vật và dịch vụ môi trường rừng” thực hiện công việc giải cứu động vật quý hiếm trở về với thiên nhiên.

Nỗ lực cứu hộ động vật hoang dã

Trung tâm có diện tích rộng gần 2 ha được chia làm 2 khu vực. Khu vực thứ nhất là nơi nuôi nhốt các loài bò sát, lông vũ, thú ăn thịt... Khu thứ 2 là nơi trồng các loại cây như: ổi, chuối, mít, cỏ… làm nguồn dự trữ thức ăn và cây thuốc chữa trị vết thương cho các động vật hoang dã quý hiếm, giúp chúng hồi phục trở về với thiên nhiên.

Nỗ lực cứu hộ động vật hoang dã

Anh Nguyễn Văn Bảo, cán bộ phụ trách Trung tâm - người đã nhiều năm làm công việc cứu hộ động vật tại Vườn Quốc gia Bến En cho biết: “Từ khi có Trung tâm nhiều động vật hoang dã đã trở về với thiên nhiên sau khi được chăm sóc dinh dưỡng, phòng, điều trị bệnh”.

Nỗ lực cứu hộ động vật hoang dã

“Hầu hết những con vật tại đây là tang vật của những vụ săn bắt và mua bán trái phép mà cơ quan chức năng thu giữ được. Ngoài ra, còn có những cá thể động vật quý hiếm được người dân hiến tặng nhưng lại mất bản năng sinh tồn khi trở lại tự nhiên, cần phải phục hồi bản năng hoang dã”, anh Bảo cho biết thêm.

Nỗ lực cứu hộ động vật hoang dã

Chú khỉ mặt đỏ bị dính bẫy của các đối tượng săn bắn trái phép động vật hoang dã bị cụt một chân được Trung tâm chăm sóc, giờ đã bình phục.

Nỗ lực cứu hộ động vật hoang dã

Được cán bộ Trung tâm chăm sóc, nhiều động vật đã quen với việc được con người cho ăn.

Nỗ lực cứu hộ động vật hoang dã

Trong giai đoạn từ 2018-2020, Trung tâm đã tổ chức chăn nuôi và cứu hộ 9 cá thể hươu sao, 5 cá thể khỉ, 4 cá thể chim công, 15 gà rừng lai, 4 chim trĩ, 1 trăn gấm, 1 rùa sa nhân. Cứu hộ và tái thả về tự nhiên 2 cá thể trăn gấm, 10 cá thể rắn, 1 cá thể khỉ mốc, 1 cá thể tê tê, 1 cá thể cu li.

Nỗ lực cứu hộ động vật hoang dã

Chú trăn nặng hơn 10 kg đang được chăm sóc và thực hiện các bước tập luyện phục hồi bản năng hoang dã trong quá trình nuôi nhốt ở Trung tâm.

Nỗ lực cứu hộ động vật hoang dã

Ngoài ra Trung tâm còn là nơi gây nuôi, phát triển tạo giống cung cấp cho người dân một số loài động vật hoang dã thông thường như: Hươu sao, gà rừng, công.

Nỗ lực cứu hộ động vật hoang dã

Ngoài cứu hộ, Vườn Quốc gia Bến En không ngừng tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ động vật hoang dã. Nhờ đó, thời gian qua đã có nhiều cá nhân trực tiếp liên hệ để bàn giao nhiều động vật quý hiếm.

Hoàng Đông

Tin liên quan:
  • Nỗ lực cứu hộ động vật hoang dã
    Mùa cam ngọt ở Son - Bá - Mười

    Mặc dù mới đưa vào trồng vài năm gần đây nhưng những vườn cam tại vùng đất Cao Sơn (tên gọi của 3 thôn Son, Bá, Mười, xã Lũng Cao, huyện Bá Thước, Thanh Hóa) đã mang lại thu nhập ổn định cho người dân nơi đây.

  • Nỗ lực cứu hộ động vật hoang dã
    Ngăn chặn tình trạng săn bắt chim hoang dã

    Hằng năm, vào cuối tháng 9 đến tháng 12, khu vực các huyện, thị xã ven biển, như: Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Quảng Xương, TP Sầm Sơn, thị xã Nghi Sơn, Nông Cống là địa bàn tập trung nhiều đàn chim trời về cư trú, sinh sống. Đây cũng là thời điểm một số người dân địa phương giăng sẵn các loại bẫy để săn bắt chim trời.

  • Nỗ lực cứu hộ động vật hoang dã
    Mạnh tay ngăn chặn nạn săn bắt chim trời ở Thanh Hóa

    Liên tục trong nhiều ngày qua, lực lượng Kiểm lâm Thanh Hóa cùng các địa phương trên địa bàn tỉnh đã chủ động ra quân xử lý tình trạng săn bắt, bẫy bán chim trời, chim di cư. Các biện pháp xử lý vấn nạn săn bắt chim hoang dã ở Thanh Hóa bước đầu đã mang lại hiệu quả. Song, để xỷ lý dứt điểm tình trạng tận diệt chim trời cần thêm thời gian, sự vào cuộc đồng bộ của các cấp chính quyền.

  • Nỗ lực cứu hộ động vật hoang dã
    Chi cục Kiểm lâm Thanh Hóa chỉ đạo khắc phục tình trạng săn bắn, bày bán chim ...

    Chi cục Kiểm lâm Thanh Hóa vừa có công văn yêu cầu Hạt Kiểm lâm TP Thanh Hóa khắc phục tình trạng bày bán chim hoang dã tại TP Thanh Hóa theo phản ánh của Báo Thanh Hóa.

  • Nỗ lực cứu hộ động vật hoang dã
    Thanh Hóa ngăn chặn tình trạng “tận diệt” chim trời

    Sở NN & PTNT Thanh Hóa vừa ban hành công văn số 3889/SNN&PTNT-CCKL về việc tăng cường công tác quản lý, bảo vệ, bảo tồn các loài chim hoang dã.

  • Nỗ lực cứu hộ động vật hoang dã
    “Tiếng khóc” chim trời

    Cứ sau các mùa gặt, ở các vùng quê Thanh Hóa lại rộ lên tình trạng săn bắt chim trời bằng cách bẫy, bắn, giăng lưới… Tình trạng này đang ở mức đáng lo ngại.


Hoàng Đông

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]