(Baothanhhoa.vn) - Trong đời sống của người Mông, gà là con vật thiêng, đóng vai trò quan trọng trong đời sống tâm linh.

Độc đáo “Tết con gà” của đồng bào Mông

Trong đời sống của người Mông, gà là con vật thiêng, đóng vai trò quan trọng trong đời sống tâm linh.

Độc đáo “Tết con gà” của đồng bào Mông

Đồng bào Mông bắt đầu ăn tết con gà từ ngày 27 đến 30 tháng Chạp. Theo quan niệm của người Mông thì con gà cũng như chiếc gùi, cây khèn,… là biểu tượng văn hóa giàu bản sắc của đồng bào Mông. Ảnh: Ly Ly Pó

Dân tộc Mông ở Thanh Hóa có hơn 15.000 người, sinh sống tại các huyện vùng cao Mường Lát, Quan Hóa, Quan Sơn. Trong đó, đồng bào Mông sinh sống ở huyện Mường Lát chiếm số đông. Trong đời sống của người Mông, gà là con vật thiêng, đóng vai trò quan trọng trong đời sống tâm linh. Chính vì vậy trong các nghi lễ cả vòng đời và phong tục, tập quán của đồng bào Mông, con gà luôn hiện hữu. Từ ngày 27 đến ngày 30 tháng Chạp, hầu hết các gia đình người Mông đều tổ chức ăn tết con gà – đây là tết cổ truyền của dân tộc Mông để cầu mong một năm mới bình an, mùa màng tươi tốt.

Theo quan niệm của người Mông thì con gà cũng như chiếc gùi, cây khèn,… là biểu tượng văn hóa giàu bản sắc. Bởi vậy, con gà có vai trò, ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống tâm linh.

Nếu như đồng bào Mông ăn tết con lợn từ ngày 21 đến 27 tháng Chạp với ý nghĩa sum họp, các gia đình quây quần bên nhau, cùng nhau làm thịt nướng treo gác bếp, lạp xường…; thịt lợn được làm quà biếu hai bên nội ngoại, họ hàng thì với tết con gà, gia chủ mời thầy cúng đến nhà thực hiện một số nghi thức tâm linh, cầu mong mùa màng tươi tốt, mọi thành viên trong gia đình khỏe mạnh, bình an. Bởi vậy, tết con gà thường được các gia đình người Mông tổ chức từ ngày 27 đến 30 tháng Chạp, là những ngày cuối cùng của năm cũ, chào đón năm mới.

Đối với người Mông, con gà được ví như chiếc cầu nối giữa thế giới con người với thế giới thần linh, là con vật chỉ đường, dẫn lối cho người Mông tất cả mọi việc trong đời sống và các nghi lễ liên quan đến suốt cả vòng đời của mình. Từ lúc đứa trẻ mới sinh ra, lớn lên, dựng vợ, gả chồng cho đến lúc mất đi, các nghi thức cúng lễ đều lấy con gà làm vật cúng.

Đặc biệt, trong dịp lễ, tết thì nghi lễ thờ cúng càng không thể thiếu con gà. Bởi vậy, từ ngày 27 đến 30 tháng Chạp, dù bận rộn đến mấy thì các gia đình người Mông đều chọn 1 ngày để làm tết con gà và đón năm mới. Vào ngày này, người Mông mổ gà cúng thần linh, tổ tiên, lấy lông gà buộc thành nhúm rồi nhúng vào tiết gà, dán lên nơi trang trọng nhất ngôi nhà để cúng thần Xử Ca, cầu mong may mắn và bình an…

Độc đáo “Tết con gà” của đồng bào Mông

Gia đình bà Sung Thị Kía, bản Pù Toong, xã Pù Nhi (huyện Mường Lát) tổ chức ăn tết con gà. Ảnh: Ly Ly Pó

Gia đình bà Sung Thị Kía, bản Pù Toong, xã Pù Nhi (huyện Mường Lát) vừa tổ chức ăn tết con gà. Năm nay gia đình bà mời thầy cúng là ông Lâu Tông Cợ, người cùng bản đến làm lễ cúng cho gia đình. Cuối năm, lúa, ngô đã thu hoạch xong được xếp gọn gàng. Hoa đào đã nở rực rỡ trước hiên nhà. Chọn được ngày đẹp, gia đình bà Kía mời con cháu về ăn tết. Đây cũng là lúc các vật dụng trong gia đình được phép nghỉ ngơi trong vòng 3 ngày để bắt đầu vụ mùa mới.

Bà chọn con gà trống đẹp nhất để cúng thần Xử Ca. Lúc gọi vía các thành viên trong gia đình, 1 đôi gà trống, mái được chọn làm tượng trưng cho âm dương, nam nữ hòa hợp. Cùng với đó, gia đình có bao nhiêu thành viên sẽ chọn bấy nhiêu quả trứng gà để làm lễ cúng.

Độc đáo “Tết con gà” của đồng bào Mông

Độc đáo “Tết con gà” của đồng bào Mông

Gia đình bà Sung Thị Kía chọn con gà trống đẹp nhất để cúng thần Xử Ca. Lúc gọi vía các thành viên trong gia đình, 1 đôi gà trống, mái được chọn làm tượng trưng cho âm dương, nam nữ hòa hợp. Ảnh: Ly Ly Pó

Với quan niệm, gà trống là vật thần, biết cất tiếng gáy gọi mặt trời nên nó có thể phân biệt được tà ma, xua đuổi được những điều đen đủi cho gia chủ nên sau khi ôm con gà trống đỏ khấn vái tổ tiên, gà được đem đi cắt tiết và nhổ 3 túm lông đẹp nhất ở cổ gà dán trên bàn thờ với hàm ý đã dâng tặng Xử Ca. Sau đó gia đình đem con gà vừa cúng đi thịt và luộc bằng nước mới để tiếp tục làm lễ cúng chín, khấn mời tổ tiên về ăn tết và cầu xin những điều may mắn, tốt đẹp cho năm mới.

Độc đáo “Tết con gà” của đồng bào Mông

Gà sau khi cúng sống sẽ được thịt và luộc bằng nước mới để tiếp tục làm lễ cúng chín, khấn mời tổ tiên về ăn tết và cầu xin những điều may mắn, tốt đẹp cho năm mới. Cùng với đó, gia đình có bao nhiêu thành viên sẽ chọn bấy nhiêu quả trứng gà để làm lễ cúng. Ảnh: Ly Ly Pó

Độc đáo “Tết con gà” của đồng bào Mông

Độc đáo “Tết con gà” của đồng bào Mông

Khi người Mông ăn tết cổ truyền của dân tộc thì cũng là lúc các vật dụng trong gia đình được nghỉ ngơi trong 3 ngày để tiếp tục phục vụ trong sản xuất, sinh hoạt của gia đình vào năm mới. Ảnh: Ly Ly Pó

Ngoài ra, trong ngày tết con gà, người Mông còn làm bánh dày – món bánh truyền thống. Người Mông quan niệm bánh dày tròn tượng trưng cho mặt trăng, mặt trời – là nguồn gốc sinh ra con người và muôn loài trên trái đất. Bởi vậy, vào những ngày tết không thể thiếu món bánh dày để cúng tổ tiên và trời đất.

Sau khi đã làm các thủ tục thờ cúng tổ tiên, các thành viên trong gia đình sẽ quây quần bên nhau, cùng ăn bữa cơm đón mừng năm mới.

Độc đáo “Tết con gà” của đồng bào Mông

Năm nay do ảnh hưởng của dịch COVID-19, nhiều gia đình người Mông ở Mường Lát sẽ đón tết cổ truyền của đồng bào muộn hơn so với mọi năm.

Vào sáng mùng 1 đầu xuân mới, những người già sẽ đến thăm hỏi, chúc tết nhau; thanh niên trai gái sẽ kéo nhau ra bãi đất rộng hoặc nhà văn hóa tổ chức hoạt động như ném pao, kéo co, chơi cù, bóng chuyền… Đây cũng là dịp để những người yêu nhau có thời gian tìm hiểu và nên duyên. Ngày tết cổ truyền của đồng bào Mông thường kéo dài 10 ngày.

Thầy Ly Ly Pó – Giáo viên Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Trung Lý, nhà ở bản Na Tao, xã Pù Nhi, huyện Mường Lát cho biết: Như thường lệ, gia đình tôi cũng như nhiều gia đình khác trong bản sẽ ăn tết con gà, đón tết cổ truyền vào cuối tháng 12 âm lịch (từ 27 đến 30 tháng Chạp). Năm nay do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên một số gia đình trong bản ăn tết con gà vào đầu năm mới và không tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể thao đón tết như mọi năm. Mong rằng dịch bệnh sẽ được đẩy lùi để mọi người, mọi nhà được bình an.

Ngọc Huấn


Ngọc Huấn

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]