Mạng xã hội là ảo nhưng “sức công phá” là thật
Mạng xã hội mang lại nhiều lợi ích nhưng cũng ẩn chứa nhiều nguy hại. Với nền tảng kết nối không biên giới, tin giả, tin xấu độc vừa xuất hiện ngay lập tức sẽ thu hút hàng nghìn lượt chia sẻ, hàng triệu lượt xem... Do vậy, với tốc độ lan truyền chóng mặt cũng sẽ kéo theo những hậu quả khôn lường.
Người dân cần đề cao cảnh giác trước các thông tin giả, xấu, độc trên không gian mạng.
Cũng như nhiều bạn trẻ, chị Lê Thị Phương ở TP Thanh Hóa thường truy cập internet để đọc tin tức trên các phương tiện thông tin đại chúng. Song, nhiều khi chị cũng bắt gặp những đoạn clip, bài viết, những thông tin thiếu xác thực với cách “giật tít” và những nội dung mang “tính thời sự”, nhạy cảm cùng với lượng like, share chóng mặt đã đưa người đọc vào ma trận thông tin.
Chị Phương dẫn chứng: "Gần đây trước sự việc một số cán bộ, đảng viên, trong đó có cả cán bộ cao cấp của Đảng vi phạm các quy định, vi phạm pháp luật, trên các trang mạng xã hội rầm rộ xuất hiện các tin giật gân, câu like của nhiều hội, nhóm; các thế lực phản động thì đẩy lên thành cao trào, thổi phồng thành “chặt đứt các phe cánh chính trị”; “cuộc chiến trong nội bộ”... Các chia sẻ, bình luận của nhiều người thiếu nhận thức, thiếu hiểu biết bắt đầu a dua cùng các anh hùng bàn phím. Đối với những dạng thông tin như thế này, cá nhân tôi luôn “comment” thể hiện quan điểm, chính kiến, lập trường của mình về sự việc, nhất là phải định hướng dư luận hướng đến những thông tin chính xác, đúng sự thật".
Việc tung tin đồn thất thiệt gây hoang mang dư luận xã hội là hành vi vi phạm pháp luật. Theo đó, tùy thuộc vào nội dung, mức độ, động cơ của hành vi và hậu quả của việc tung tin thất thiệt... các đối tượng tung tin đồn sẽ bị nghiêm trị trước pháp luật.
Thực tế, mạng xã hội mang lại nhiều lợi ích nhưng cũng ẩn chứa nhiều nguy hại. Trước thực trạng trên, cơ quan chức năng đã sử dụng hệ thống kỹ thuật để giám sát, phát hiện, cảnh báo tin giả, thông tin xấu độc và nhanh chóng xử lý, gỡ bỏ. Song song với đó, cơ quan chức năng cũng nhanh chóng đưa ra những thông tin chính thống để định hướng dư luận. Đồng thời, xử lý nghiêm minh, truy tố hình sự khi hậu quả gây ra nghiêm trọng, xâm hại đến an ninh, trật tự xã hội.
Về xử lý hành chính, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 15/2020/NĐ-CP quy định các mức xử phạt tương ứng đối với từng nhóm hành vi vi phạm thông tin trên mạng, đó là: Hành vi vi phạm đưa thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân của các trang tin điện tử sẽ bị phạt tiền từ 20 - 30 triệu đồng. Hành vi chủ động lưu trữ, truyền đưa thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, vu khống, xuyên tạc, xúc phạm uy tín của tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân; chủ động lưu trữ, truyền đưa thông tin bịa đặt, gây hoang mang trong Nhân dân sẽ phạt tiền từ 50 - 70 triệu đồng. Hành vi cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân; cung cấp, chia sẻ thông tin bịa đặt, gây hoang mang trong Nhân dân sẽ bị phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng.
Về xử lý hình sự, Điều 117 Bộ luật Hình sự năm 2015, được sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định người phạm tội sẽ bị phạt tù từ 5 - 12 năm đối với các hành vi làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm có nội dung bịa đặt, gây hoang mang trong Nhân dân với mục đích nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Ngoài ra, hành vi sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để bịa đặt hoặc lan truyền những điều biết rõ là sai sự thật, nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác, có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vu khống theo Điều 156, Bộ luật Hình sự năm 2015. Khung hình phạt cao nhất đối với người phạm tội có thể đến 7 năm tù và có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 50 triệu đồng; cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm.
Người phạm tội cũng sẽ bị xử phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 200 triệu đồng; phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm; bị áp dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 50 triệu đồng; cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm nếu có hành vi đưa lên mạng máy tính, mạng viễn thông những thông tin trái với quy định của pháp luật để thu lợi bất chính từ 50 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng hoặc gây thiệt hại từ 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng hoặc gây dư luận xấu, làm giảm uy tín của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo Khoản 1, Điều 288, Bộ luật Hình sự năm 2015.
Bài và ảnh: Lê Phượng
{name} - {time}
-
2024-12-07 08:38:00
Nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường cho giáo viên, học sinh các trường chuyên biệt khu vực phía Bắc
-
2024-12-07 06:54:00
Một số thiếu sót trong giải quyết thủ tục hành chính, dịch vụ công tại Bộ Y tế
-
2024-05-08 09:17:00
Lưu ý khi viết kỹ năng chuyển giao trong CV ứng tuyển
LĐLĐ huyện Thọ Xuân phát động Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024
Lang Chánh phát động ủng hộ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở
Trao tặng tivi cho các điểm trường khó khăn huyện Mường Lát
Kiểm tra việc bán vé, kê khai, niêm yết giá vé bay của các hãng hàng không
Sôi nổi chung kết sân chơi Chinh phục tiếng Anh - English Beat
Hội thao công nhân, viên chức, lao động huyện Lang Chánh
Thăm, tặng quà tri ân 106 gia đình chính sách, thân nhân liệt sĩ tham gia Chiến dịch Điện Biên phủ
LĐLĐ huyện Vĩnh Lộc phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2024
Tuyên truyền, giáo dục chính sách pháp luật, phổ biến kỹ năng sống cho công nhân, lao động