(Baothanhhoa.vn) - Anh bạn phàn nàn rằng, nhóm của anh phải mất bao nhiêu công tra tài liệu, tranh thủ ý kiến chuyên gia, viết đi sửa lại mấy lần mới hoàn thiện bản đề án. Vậy mà chỉ mấy câu góp ý chung chung của các cơ quan xin ý kiến, kiểu như: Bố cục lại cho gọn hơn, rõ vấn đề hơn, mà lãnh đạo bắt nhóm bọn mình phải viết lại toàn bộ đề án. Anh bức xúc hỏi chúng tôi rằng, liệu có nhất thiết phải tiếp thu những ý kiến góp ý không rõ ràng như thế không?

Tin liên quan

Đọc nhiều

Lưng chừng trách nhiệm

Anh bạn phàn nàn rằng, nhóm của anh phải mất bao nhiêu công tra tài liệu, tranh thủ ý kiến chuyên gia, viết đi sửa lại mấy lần mới hoàn thiện bản đề án. Vậy mà chỉ mấy câu góp ý chung chung của các cơ quan xin ý kiến, kiểu như: Bố cục lại cho gọn hơn, rõ vấn đề hơn, mà lãnh đạo bắt nhóm bọn mình phải viết lại toàn bộ đề án. Anh bức xúc hỏi chúng tôi rằng, liệu có nhất thiết phải tiếp thu những ý kiến góp ý không rõ ràng như thế không?

Lưng chừng trách nhiệm

Câu chuyện của anh bạn đang phản ánh một thực trạng đó là chất lượng góp ý của nhiều cơ quan không cao, nhiều khi còn mắc bệnh “ngồi ở trên để phán” chung chung, làm cho bên xin ý kiến không biết tiếp thu như thế nào cả. Có những văn bản được chuẩn bị khá tốt, sau khi tiếp nhận góp ý lại phải chỉnh sửa trở thành què quặt.

Việc xin ý kiến và góp ý là tốt, để tranh thủ được trí tuệ của nhiều bên, bổ sung vào những điều đang còn thiếu của văn bản. Tuy nhiên, việc trả lời góp ý cũng cần phải nghiêm túc, thể hiện trách nhiệm cao. Để góp ý có chất lượng đòi hỏi bên được xin ý kiến phải nghiên cứu kỹ dự thảo nội dung gửi kèm văn bản xin ý kiến. Thế nhưng, do các cơ quan quản lý Nhà nước hiện nay tiếp nhận quá nhiều văn bản xin ý kiến nên không có đủ thời gian, nhân lực để nghiên cứu, trả lời một cách đầy đủ, kịp thời. Có những cán bộ được giao nhiệm vụ tham mưu trả lời góp ý thiếu trách nhiệm, chuẩn bị một văn bản trả lời chung chung, cơ quan nào xin ý kiến cũng có những cụm từ hoặc là đồng ý với dự thảo văn bản hoặc là đề nghị điều chỉnh lại bố cục, kết cấu, làm rõ hơn vấn đề như anh bạn phàn nàn.

Góc khuất của việc xin ý kiến góp ý vào văn bản một cách tràn lan cũng như trả lời một cách đại khái hiện nay đang phản ánh tình trạng thiếu trách nhiệm của cả đôi bên. Bên xin ý kiến vì sợ trách nhiệm nên cố kèo thêm những ngành khác vào, để khi có xảy ra vấn đề gì còn liên đới trách nhiệm. Hoặc là do lãnh đạo đơn vị không đủ tự tin, trình độ để thẩm định văn bản do cấp dưới chuẩn bị nên phải nhờ đến cơ quan khác. Tình trạng cái gì cũng xin ý kiến góp ý vừa làm mất thời gian chờ đợi, tốn kém kinh phí, làm cho thủ tục hành chính thêm rườm rà, lại vừa mang tính hình thức, đặt cơ quan xin ý kiến vào tình trạng đứng ở ngã ba đường, nhiều khi không biết chọn cái gì, không biết nghe theo ai cả.

Thay cho tình trạng làm việc theo kiểu “lưng chừng trác nhiệm” ấy, cả bên xin ý kiến và cho ý kiến đều phải nhìn lại. Nếu bên xin ý kiến dám tự tin chịu trách nhiệm về việc chuẩn bị văn bản của mình thì sẽ hạn chế được việc phải xin ý kiến góp ý đối với những văn bản không quy định xin ý kiến, không cần thiết phải xin ý kiến. Còn bên góp ý nâng cao trách nhiệm, chất lượng nội dung góp ý thì sẽ hạn chế được những văn bản trả lời chung chung, vô cảm.

Hạnh Nhiên



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]