Lễ hội Đền thờ Thái sư Hoằng Quốc Công Đào Duy Từ: Khơi dậy nét đẹp truyền thống văn hóa, lòng tự hào dân tộc
Lễ hội Đền thờ Thái sư Hoằng Quốc Công Đào Duy Từ năm 2024 là dịp tưởng nhớ và tôn vinh công lao to lớn của danh nhân văn hóa, quân sự Hoằng Quốc Công Đào Duy Từ đối với sự nghiệp xây dựng, phát triển quốc gia, dân tộc nói chung, quê hương Thanh Hóa và thị xã Nghi Sơn nói riêng.
Đào Duy Từ tên tự là Lộc Khê, sinh năm Nhâm Thân (1572), tại làng Hoa Trai, xã Vân Trai, huyện Ngọc Sơn, phủ Tĩnh Gia (nay là phường Nguyên Bình, thị xã Nghi Sơn). Thuở nhỏ, ông rất thông minh, học giỏi. Năm 1625, Đào Duy Từ rời đất Bắc vào sinh sống và gây dựng sự nghiệp ở đất Tùng Châu, huyện Bồng Sơn, phủ Hoài Nhơn (nay là khu phố Ngọc Sơn Bắc, phường Hoài Thanh Tây, thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định).
Đền thờ Thái sư Hoằng Quốc Công Đào Duy Từ tại phường Nguyên Bình, thị xã Nghi Sơn.
Thời gian đầu nơi xứ người, ông phải đi làm thuê để sinh sống. Nhưng, với bản tính siêng năng, cần cù, ông đã gắng công học tập, tu luyện đức tài, nhờ đó danh tiếng của ông bay xa, lan rộng, nức tiếng là “thông kim, bác cổ”. Nhờ vậy, quan Khám Lý Trần Đức Hòa đến mời Đào Duy Từ về nhà dạy học và cũng từ đây, danh tiếng của ông lan truyền đến phủ Chúa. Ông được chúa Nguyễn Phúc Nguyên mời ra làm quan để giúp chúa dựng nghiệp lớn ở Đàng Trong.
Năm 1627, Đào Duy Từ được chúa Nguyễn Phúc Nguyên trọng dụng và giao chức quan Nha úy Nội tán Tước Lộc Khê Hầu, trông coi việc quân cơ quốc chính. Chỉ trong thời gian ngắn ngủi 8 năm, Đào Duy Từ đã có những cống hiến đặc biệt xuất sắc trên các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, quân sự và văn học nghệ thuật, là một nhân vật lịch sử lớn của thế kỷ XVII ở nước ta, được ca ngợi là một tài năng “Kinh bang hoa quốc, thống nhất xã thư”.
Lễ hội Đền thờ Thái sư Hoằng Quốc Công Đào Duy Từ được thị xã Nghi Sơn tổ chức hàng năm nhằm tưởng nhớ và tôn vinh công lao to lớn của ông đối với đất nước, quê hương.
Ông đã có công khai khẩn, mở rộng vùng đất phương Nam, đặc biệt là công trình quân sự nổi tiếng là Lũy Trường Dục (Lũy Thầy); có nhiều công trạng đặt nền móng vững chắc cho triều Nguyễn, như: sửa sang chính trị; quan chế; thi cử, thuế khóa, nội trị, ngoại giao, làm cho Đàng Trong phồn vinh và hùng cường; đồng thời để lại nhiều tác phẩm văn học có giá trị, điển hình như: “Ngọa Long cương vãn”. Ông cũng chính là khởi tổ của môn hát tuồng, đặc biệt là kiệt tác vũ khúc tuồng Sơn Hậu.
Đào Duy Từ mất ngày 17/10 âm lịch năm Giáp Tuất (năm 1634), hưởng thọ 63 tuổi. Sau khi ông mất, chúa Nguyễn Phúc Nguyên phong tước hiệu “Hiệp đồng mưu đức công thần, Đặc tiến kim tử vinh lộc Đại phu, Thái Thường Tự Khanh, tước Lộc Khê Hầu; ban tên thụy là Trung Lương và cho đưa về táng tại Tùng Châu, phủ Hoài Nhơn (nay là phường Hoài Thanh Tây, thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định) và sắc lập đền thờ. Năm thứ 9 đời Gia Long đã tôn ông là đệ nhất công thần nhà Nguyễn, đưa về Thái miếu để thờ chung với các chúa Nguyễn.
Đoàn rước kiệu tại lễ hội.
Năm Minh Mạng thứ 12 (1831), ông được truy phong Khai Quốc công thần Đặc Tiến Vinh Lộc Đại Phu, Đông các Đại học sĩ Thái sư và được phong tước Hoằng Quốc Công. Năm 1939, Đào Duy Từ được vua Bảo Đại truy phong là “Khai Quốc công thần, Đặc tiến Vinh Lộc, Đông các Đại học sĩ, Thái Sư, Hoằng Quốc Công, Trác vĩ Thượng đẳng thần”; truyền cho dân làng Nổ Giáp đem kiệu lên ga Văn Trai đón rước sắc và lập đền thờ Đào Duy Từ trên quê hương mình.
Trên quê hương phường Nguyên Bình (thị xã Nghi Sơn), đền thờ Thái sư Hoằng Quốc Công Đào Duy Từ là di tích lịch sử văn hoá đã được Nhà nước công nhận xếp hạng di tích cấp Quốc gia theo Quyết định số 29/QĐVH ngày 30/2/2002 của Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hoá, Thể Thao và Du lịch). Tháng 12/2021, Di tích lịch sử Đền thờ được công nhận là điểm du lịch cấp tỉnh.
Lễ hội Đền thờ Thái sư Hoằng Quốc Công Đào Duy Từ năm 2023.
Trong các ngày 16 và 17/11/2024 (tức ngày 16 và 17/10 năm Giáp Thìn), thị xã Nghi Sơn sẽ tổ chức Lễ hội Đền thờ Thái sư Hoằng Quốc Công Đào Duy Từ. Sự kiện nhằm tưởng nhớ 390 năm ngày mất Danh nhân văn hóa, quân sự Thái sư Hoằng Quốc Công Đào Duy Từ (17/10 năm Giáp Tuất 1634 - 17/10 năm Giáp Thìn 2024).
Lễ hội được tổ chức với các nội dung: Lễ rước kiệu danh nhân văn hóa, quân sự Thái sư Hoằng Quốc Công Đào Duy Từ; trình tấu chúc văn; khai chuông, khai trống; diễn văn tưởng nhớ 390 năm Ngày mất Danh nhân văn hóa quân sự Thái sư Hoằng Quốc Công Đào Duy Từ; cắt băng khánh thành dự án tu bổ, tôn tạo Di tích lịch sử Đền thờ Thái sư Hoằng Quốc Công Đào Duy Từ giai đoạn 2.
Cùng với đó, là chương trình nghệ thuật sân khấu hóa nhân vật lịch sử Đào Duy Từ với chủ đề: “Thái sư Hoằng Quốc Công Đào Duy Từ - Đệ Nhất Khai Quốc công thần” gồm có 3 chương nhằm tái hiện đậm nét thân thế, sự nghiệp và những công lao đóng góp to lớn của ông đối với quê hương, đất nước. Trong khuôn khổ của lễ hội cũng sẽ diễn ra Giải cờ tướng và trưng bày, giới thiệu cuốn sách “Danh nhân văn hóa Đào Duy Từ”.
Nhà tả vu và gác chuông Đền thờ Thái sư Hoằng Quốc Công Đào Duy Từ.
Đây là dịp tưởng nhớ và tôn vinh công lao to lớn của Danh nhân văn hóa, quân sự Thái sư Hoằng Quốc Công Đào Duy Từ đối với sự nghiệp xây dựng, phát triển quốc gia, dân tộc nói chung, quê hương Thanh Hóa và thị xã Nghi Sơn nói riêng; đồng thời góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm của cộng đồng đối với công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hoá, góp phần phát triển du lịch, giới thiệu, quảng bá nét đẹp về vùng đất, văn hoá và con người thị xã Nghi Sơn.
Sỹ Thành - Quang Chung (CTV)
{name} - {time}
-
2024-12-09 19:21:00
Lại nói về câu “Ngọa tân thường đảm - Nằm gai nếm mật”
-
2024-12-09 14:44:00
Á hậu Ngọc Hằng gây ấn tượng tại “Cuộc chiến hoa thần” của Bước nhảy Hoàn vũ
-
2024-11-14 12:25:00
Xây dựng đời sống văn hóa mới gắn với xóa bỏ hủ tục lạc hậu
[Podcast] - Tản văn: Triền đê ấp ủ hồn làng
Hoa hậu Thanh Thủy đăng quang Miss International 2024
Lạc lối vào những cung đường LAMORI
Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024: “Bữa tiệc” đa màu sắc
Nỗi sợ hãi mơ hồ khi làm phim về đề tài lịch sử ở Việt Nam
Thọ Tiến nâng cao chất lượng đời sống văn hóa
Bá Thước bảo tồn làng nghề gắn với phát triển du lịch
[Podcast] Truyện ngắn: Điều còn mãi
Cẩm Thành gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa Mường