"Làn sóng nông dân” biểu tình lan rộng ở nhiều quốc gia châu Âu
Các quy định của EU về đất bỏ hoang là một phần nguyên nhân gây bất bình dẫn đến các cuộc biểu tình ở Pháp, Đức, Ba Lan, Romania, Bỉ, Hà Lan và Tây Ban Nha... trong những tuần gần đây.
Nông dân Bỉ biểu tình chặn lối vào cảng Zeebrugge. (Nguồn: Shutterstock)
Thủ tướng Bỉ Alexander De Croo dự kiến gặp các hiệp hội nông dân trong ngày 30/1 trong bối cảnh người nông dân có kế hoạch chặn đường vào cảng container lớn thứ hai của nước này nhằm phản đối tình trạng các loại chi phí gia tăng, cũng như kế hoạch nhập khẩu thực phẩm giá rẻ và chính sách môi trường của Liên minh châu Âu (EU).
Phát biểu với báo giới, ông De Croo đề cập đến những thách thức mà nông dân phải đối mặt, đồng thời nhấn mạnh: “Điều quan trọng là họ phải được lắng nghe.”
Ông cho biết Bỉ, hiện đang giữ chức Chủ tịch Hội đồng EU trong 6 tháng, sẽ thảo luận về một số quy định nông nghiệp của châu Âu với Ủy ban châu Âu (EC).
Cùng ngày 30/1, ban quản lý cảng Zeebrugge xác nhận thông tin đăng trên nhật báo tài chính De Tijd cho biết nông dân Bỉ có kế hoạch chặn lối vào cảng Zeebrugge trong ít nhất 36 giờ kể từ 14h00 ngày 30/1 giờ địa phương (21h00 theo giờ Hà Nội).
Sáng cùng ngày, nông dân đã làm gián đoạn giao thông trong giờ cao điểm. Theo truyền thông địa phương, một trong những khu vực biểu tình là trên đường cao tốc E19 ở gần biên giới với Hà Lan.
Trước đó, ngày 29/1, nông dân đã đưa máy kéo gần Nghị viện EU ở Brussels. Một nhóm nông dân chặn một quảng trường ở trung tâm thủ đô Brussels bằng máy kéo cho biết họ sẽ ở lại đây ít nhất cho đến ngày 1/2, khi các nhà lãnh đạo chính phủ của EU triệu tập tại thành phố này.
Người phát ngôn của EU cho biết EC dự kiến sẽ đề xuất miễn áp dụng các quy định yêu cầu nông dân bỏ hoang một phần đất đai của mình nếu nộp đơn xin trợ cấp của EU.
Các quy định về đất bỏ hoang là một phần nguyên nhân gây bất bình dẫn đến các cuộc biểu tình ở Pháp, Đức, Ba Lan, Romania, Hà Lan... trong những tuần gần đây.
Tại Tây Ban Nha, 3 nghiệp đoàn nông nghiệp lớn là Asaja, UPA và COAG thông báo sẽ tham gia phong trào biểu tình đang ngày một rầm rộ ở khắp châu Âu nhằm phản đối các điều kiện làm việc của người nông dân.
Trong tuyên bố chung, các nghiệp đoàn nhấn mạnh: "Lĩnh vực nông nghiệp tại châu Âu và Tây Ban Nha nói riêng đang đối mặt với nhiều biến động do các điều kiện khó khăn và các quy định ngặt nghèo của châu Âu."
Tuy nhiên, họ chưa thông báo cụ thể chi tiết kế hoạch biểu tình./.
Theo TTXVN
{name} - {time}
-
2025-01-10 17:25:00
Thảm họa cháy rừng tại Los Angeles - hệ lụy của Biến đổi Khí hậu
-
2025-01-10 10:11:00
Khó khăn chồng chất
-
2024-01-30 13:17:00
Các nghị sỹ Mỹ đạt được thỏa thuận về 12 dự luật chi tiêu chính phủ
Thổ Nhĩ Kỳ nhận được gì từ ván cược Thụy Điển?
Donald Trump tiếp tục giành chiến thắng ở New Hampshire
Nga gặp hàng loạt sự cố máy bay sau lệnh trừng phạt của phương Tây
Khủng hoảng ở Biển Đỏ ảnh hưởng đến báo cáo thu nhập của các công ty
Loạt vụ tập kích của Iran tăng nhiệt lò lửa Trung Đông
Các nhà sản xuất và bán lẻ châu Âu lâm vào khó khăn do khủng hoảng ở Biển Đỏ
Căng thẳng ở Biển Đỏ khiến tình hình thương mại toàn cầu 2024 kém lạc quan hơn
Tại sao Iowa trở thành bang “nổ phát súng đầu tiên” cho năm bầu cử ở Mỹ?
Con đường tăng trưởng gập ghềnh của kinh tế Trung Quốc