Kỳ vọng những dự án giảm nghèo
Thời gian qua, Liên minh HTX tỉnh đã xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện dự án Đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững (MTQG GNBV) trên địa bàn các huyện khó khăn của tỉnh. Những dự án được triển khai đã từng bước thay đổi nhận thức, tập quán sản xuất truyền thống của người dân. Đồng thời, mang lại kỳ vọng mới trong việc chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, đưa những giống vật nuôi có giá trị kinh tế cao vào sản xuất, từng bước hình thành tư duy sản xuất hàng hóa cho đồng bào khu vực miền núi của tỉnh.
Liên minh HTX tỉnh và đơn vị chủ trì liên kết cấp phát lợn nái đen sinh sản theo dự án cho người dân thị trấn Thường Xuân (Thường Xuân).
Tháng 6/2024, gia đình bà Nguyễn Thị Nga, khu phố Tiến Sơn 2, thị trấn Thường Xuân (Thường Xuân) được hỗ trợ 2 con lợn giống từ dự án “Nuôi lợn nái đen sinh sản theo chuỗi liên kết tại thị trấn Thường Xuân và xã Ngọc Phụng huyện Thường Xuân” thuộc Dự án hỗ trợ sinh kế, đa dạng hóa mô hình giảm nghèo. Ngay khi nhận được hỗ trợ, gia đình bà dọn dẹp chuồng trại, xử lý môi trường chăn nuôi. Đồng thời, cố gắng học hỏi kỹ thuật từ những người nuôi trước và vận dụng những kiến thức đã được tập huấn để biết cách chăm sóc phù hợp cho đàn lợn. Bà Nga cho biết: “Lợn giống được cấp đã đạt trọng lượng hơn 20kg, đồng thời, được hỗ trợ thức ăn chăn nuôi. Chúng tôi không kỳ vọng nhiều, chỉ mong chăm sóc tốt để khoảng 6 tháng đến 1 năm sẽ có một đàn lợn con. Từ đó, gia đình sẽ có vốn tái sản xuất hoặc con giống để nhân đàn. Đây sẽ là điều kiện để chúng tôi ổn định cuộc sống, từng bước thoát nghèo bền vững”.
Là hộ mới thoát nghèo, có đủ điều kiện để tiếp nhận đối tượng vật nuôi nên khi xã Trí Nang (Lang Chánh) phối hợp với HTX đầu tư và phát triển nông nghiệp Vinaco thực hiện dự án chăn nuôi vịt bầu bản địa sinh sản gắn với chuỗi liên kết, hộ gia đình ông Lương Văn Yêng, thôn Giàng Phìn được lựa chọn thực hiện dự án. Cùng với việc đầu tư chuồng trại, khu nuôi thả hợp vệ sinh, gia đình ông còn được tham gia tập huấn kỹ thuật phát triển chăn nuôi vịt bầu bản địa. Bà Lương Thị Dụ (vợ ông Yêng) cho biết: "Gia đình tôi mới thoát nghèo nên chưa chủ động được các mô hình sản xuất để nâng cao thu nhập. Khi được lựa chọn vào dự án, chúng tôi rất vui, hào hứng nên đã tham gia tập huấn để nâng cao kiến thức. Đồng thời, chuẩn bị khu nuôi thả theo hướng dẫn của cán bộ thú y để khi tiếp nhận con giống, vịt sẽ sinh trưởng phát triển ổn định. Hy vọng rằng, với những kiến thức được tập huấn, nguồn con giống được hỗ trợ, gia đình tôi sẽ có “cần câu” để phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống.
Được biết, theo quy định, tất cả các mô hình giảm nghèo, đơn vị chủ trì thực hiện không chỉ cung cấp con giống, thức ăn chăn nuôi mà còn đồng hành, hỗ trợ các hộ nuôi trong khâu tiêu thụ sản phẩm. Đây là điểm nhấn để chính quyền địa phương, người dân kỳ vọng thay đổi tư duy sản xuất của người dân từ nhỏ lẻ, manh mún sang tư duy sản xuất hàng hóa theo chuỗi liên kết.
Đại diện Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thường Xuân, cho biết: "Năm 2024, huyện Thường Xuân được tiếp nhận 2 dự án hỗ trợ giống lợn nái đen sinh sản tại xã Ngọc Phụng, thị trấn Thường Xuân và dự án chăn nuôi gà ri sinh sản tại xã Xuân Lộc. Thông qua dự án, hàng trăm hộ dân không chỉ được hỗ trợ con giống, thức ăn chăn nuôi mà còn được tập huấn nâng cao năng lực sản xuất, tiếp cận với tư duy sản xuất hiện đại, bền vững. Hy vọng rằng với sự giám sát chặt chẽ của Liên minh HTX tỉnh, UBND huyện, các dự án sẽ tạo bước đột phá trong sản xuất, góp phần nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống và GNBV cho người dân địa phương".
Trong 2 năm 2023 và 2024, Liên minh HTX tỉnh đã thực hiện chuyển tiếp và triển khai 6 dự án giảm nghèo, từ nguồn vốn của Dự án 2 đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo, thuộc Chương trình MTQG GNBV năm 2023 và 2024. Trong đó có 2 dự án hỗ trợ giống lúa, 2 dự án hỗ trợ giống gà ri, 1 dự án hỗ trợ giống lợn và 1 dự án hỗ trợ giống vịt bầu. Theo đó, có hàng nghìn hộ dân thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo của các huyện Thường Xuân, Bá Thước, Lang Chánh được thụ hưởng dự án.
Bà Hà Thị Thúy, Trưởng Phòng Chính sách - Phong trào, thuộc Liên minh HTX tỉnh Thanh Hóa, cho biết: “Hiện nay, các dự án đều được triển khai, thực hiện đúng tiến độ. Các quy trình từ tập huấn, cấp phát giống đến hỗ trợ kỹ thuật đều được đơn vị chủ trì, địa phương phối hợp thực hiện theo quy định. Theo đó, Liên minh HTX tỉnh sẽ tiếp tục phát huy vai trò là chủ đầu tư, để giám sát chặt chẽ tiến độ thực hiện dự án, với mục tiêu tất cả vì người nghèo, các dự án được triển khai sẽ góp phần giúp người dân nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống, thoát nghèo bền vững”.
Bài và ảnh: Lê Hòa
{name} - {time}
-
2024-12-14 11:41:00
Thủ tướng: Khẩn trương triển khai phát triển nguồn nhân lực công nghiệp bán dẫn
-
2024-12-14 11:19:00
Đóng điện Tổ máy số 2 Nhà máy Thủy điện Ialy mở rộng, vượt tiến độ 18 ngày
-
2024-08-16 10:05:00
Sản xuất rau trái vụ nâng cao thu nhập
Bản tin Tài chính 16/8: Giá vàng nhẫn giảm nhẹ
Hệ thống Quỹ tín dụng Nhân dân có 124.650 thành viên tham gia hoạt động
Định vị hàng hóa xứ Thanh trên thị trường (Bài cuối): Kết nối, kỳ vọng đưa sản phẩm xứ Thanh “cất cánh”
Giá xăng dầu cùng đi lên, mặt hàng RON95-III cộng thêm 179 đồng mỗi lít
Tạo điều kiện giúp hội viên nông dân tiếp cận vốn vay
Vietjet tăng 25.000 chỗ trên toàn mạng bay phục vụ kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9
Áp lực “xanh hóa” của doanh nghiệp sản xuất
Bản tin Tài chính 15/8: Giá vàng thế giới mất đi 1%, trong nước ổn định
Định vị hàng hóa xứ Thanh trên thị trường (Bài 2): Những bước chinh phục ấn tượng