(Baothanhhoa.vn) - Khi chúng tôi viết những dòng này, là khi chỉ còn hơn 40 Mẹ Việt Nam Anh hùng (VNAH) còn sống trong tổng số hơn 4.500 Mẹ của xứ Thanh. Song, rất ít Mẹ còn minh mẫn - ký ức cuộc đời mảng còn, mảng mất. Nhưng thẳm sâu trong tâm trí các mẹ luôn là bóng dáng của những người chồng, người con đã hoá thân mình vào dáng hình non sông, đất nước. Chúng tôi ghi lại những câu chuyện, có khi chỉ còn là những ký ức lặng lẽ, chắp vá và chắt chiu từ lời kể, từ ánh mắt và từ cả sự im lặng, như một sự ngưỡng vọng các Mẹ và như một nén tâm hương dành cho những người đã mãi mãi tuổi xanh.

Ký ức của Mẹ (Bài 6): Hy sinh là dâng hiến

Khi chúng tôi viết những dòng này, là khi chỉ còn hơn 40 Mẹ Việt Nam Anh hùng (VNAH) còn sống trong tổng số hơn 4.500 Mẹ của xứ Thanh. Song, rất ít Mẹ còn minh mẫn - ký ức cuộc đời mảng còn, mảng mất. Nhưng thẳm sâu trong tâm trí các mẹ luôn là bóng dáng của những người chồng, người con đã hoá thân mình vào dáng hình non sông, đất nước. Chúng tôi ghi lại những câu chuyện, có khi chỉ còn là những ký ức lặng lẽ, chắp vá và chắt chiu từ lời kể, từ ánh mắt và từ cả sự im lặng, như một sự ngưỡng vọng các Mẹ và như một nén tâm hương dành cho những người đã mãi mãi tuổi xanh.

Năm xưa, người mẹ hiền đảm đã giấu buồn tủi vào lòng tiễn chồng và con trai ra mặt trận. Rồi cũng người mẹ kiên cường ấy buốt ruột gan nhận giấy báo tử của chồng và con.

Đã hơn 102 tuổi rồi (mẹ sinh năm 1923), cái tuổi nói trước quên sau, không chắp lời được thành chuyện và nước mắt đã lặn vào trong, nhưng những ký ức về chồng, về con, về cách mạng thì mẹ vẫn nhớ lắm. Con trai cả là thương bệnh binh Trần Gia Thơm - dù sống ở gần nhưng thường xuyên phải đi điều trị bệnh dài ngày. Mẹ sống với vợ chồng người con trai út là Trần Dương Hân - Nguyễn Thị Minh.

Nhiều năm qua, chính quyền các cấp, ban, ngành luôn quan tâm, động viên, thường xuyên đến thăm hỏi, an ủi mẹ lúc tuổi già. Với người con dâu út là chị Nguyễn Thị Minh, mẹ thương như con ruột của mình. Mẹ thương con dâu vì mọi việc trong nhà đều đảm đang gánh vác. Mẹ thương vì mấy năm nay, người con trai út của mẹ bị tai biến, đi lại sinh hoạt gặp nhiều khó khăn nhưng chị Minh vẫn vẫn tận tình chăm sóc cả chồng và mẹ chồng chu đáo, không gợn chút nề hà. Chị Minh không chỉ là chăm lo cho mẹ miếng ăn, giấc ngủ, vệ sinh cá nhân mà còn là nguồn động viên tinh thần, giúp mẹ vơi bớt nỗi niềm, sống vui, khỏe, lạc quan.

Giờ giấc ngủ nghỉ thay đổi, kéo theo giờ ăn cũng thay đổi, khi mẹ thức thì cần có người trò chuyện. Dù vậy, tôi rất vui vì ở tuổi này, tôi còn có mẹ để thỉnh thoảng vẫn được nghe bà kể chuyện, những câu chuyện không đầu, không cuối...

Chị Minh, với nụ cười chất phác, hiền hậu chia sẻ "Mấy năm nay, mẹ tôi ngủ ngày nhiều còn đêm thì thức. Giờ giấc ngủ nghỉ thay đổi, kéo theo giờ ăn cũng thay đổi, khi mẹ thức thì cần có người trò chuyện. Dù vậy, tôi rất vui vì ở tuổi này, tôi còn có mẹ để thỉnh thoảng vẫn được nghe bà kể chuyện, những câu chuyện không đầu, không cuối... Thấy ai đến nhà chơi, mẹ vui lắm. Rồi mẹ kể chuyện ngày xưa thời đánh Mỹ cứu nước. Mẹ cũng dạy, khuyên các con noi theo gương người đi trước, bảo vệ, xây dựng quê hương, đất nước phát triển. Mẹ nhắc về chồng, về các con mẹ đã sống có lý tưởng, hy sinh thân mình cho quê hương, đất nước như thế nào”. Đây có lẽ không phải hạnh phúc trọn vẹn của mẹ The nhưng sự chăm sóc của con cháu, sự quan tâm của chính quyền những năm tuổi già với mẹ cũng là một niềm vui lớn...

Ký ức của Mẹ (Bài 6): Hy sinh là dâng hiến

Mẹ VNAH Đỗ Thị The đang sống cùng vợ chồng người con trai út ở thôn Cung Điền, xã Nông Cống.

Hoàn cảnh của mẹ và lòng hiếu thuận của vợ chồng anh Hân - chị Minh, người dân thôn Cung Điền, xã Nông Cống - nơi gia đình sinh sống không ai không biết. Còn mẹ, là Mẹ VNAH Đỗ Thị The.

Chúng tôi chọn cách nghe và chép lại theo những mảnh ký ức của mẹ, bởi ngôn từ có lúc bị giới hạn khi kể về một thế kỷ đời người, thì từ thuở tóc xanh đã phải thờ chồng, thờ con.

Qua lời kể đứt đoạn của mẹ và chắp nối của người con dâu út Nguyễn Thị Minh, hầu như mọi ký ức về chồng, con mẹ được hiện ra một cách đầy đủ nhất. Năm 1948, khi còn là cô thiếu nữ 17 tuổi, mẹ nên duyên với chàng trai làng bên tên Trần Gia Hương. Năm 1949, chồng mẹ hy sinh khi tham gia lực lượng dân quân hỏa tuyến tải đạn, thực phẩm nuôi bộ đội phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ. Chồng mất lúc tuổi đang độ xuân sắc nhất, lúc đó mẹ vừa mang bầu người con đầu tiên. Vì con, mẹ “chắt thương đau” thành “nhựa sống” trở thành chỗ dựa cho con và tiếp tục tham gia đóng góp công sức cho hai cuộc kháng chiến.

Ký ức của Mẹ (Bài 6): Hy sinh là dâng hiến

Những kỷ vật ít ỏi mà người con liệt sỹ Trần Dương Hoan để lại cho Mẹ VNAH Đỗ Thị The.

Đến năm 1956, mẹ lập gia đình lần 2, sinh thêm hai người con là Trần Dương Hoan và Trần Dương Hân. Năm 1970, người con trai cả của mẹ là anh Trần Gia Thơm khi vừa tròn tuổi đôi mươi đã xung phong ra chiến trường, một phần máu xương của anh đã để lại chiến trường Quảng Trị.

Tiếp nối truyền thống vẻ vang của gia đình, đầu năm 1974, khi vừa tròn 17 tuổi, con trai thứ hai của mẹ là anh Trần Dương Hoan – cũng đã tình nguyện nhập ngũ. Mẹ kể, khi xin nhập ngũ, anh Hoan đã có người yêu, đưa người yêu về ra mắt và xin mẹ cho làm đám cưới trước khi nhập ngũ, nhưng đám cưới cũng vội vã lắm. Đám cưới xong được mấy ngày, vợ chồng chưa kịp quen hơi thì anh Hoan có lệnh lên đường vào chiến trường miền Nam.

Ký ức của Mẹ (Bài 6): Hy sinh là dâng hiến

Ngày tiễn con lên đường, mẹ The đã khóc rất nhiều. Hai mẹ con cứ ôm nhau khóc, anh Hoan hứa sẽ gặp mẹ khi hoàn thành xong nhiệm vụ quốc tế tại nước bạn. Nhưng không ngờ hôm đó là ngày cuối cùng mẹ The và gia đình nhìn thấy mặt anh Hoan. Gần 5 năm đi lính chưa kịp về nhà một lần, tháng 1/1979, anh Hoan hy sinh khi thực hiện nhiệm vụ quốc tế cao cả tại Campuchia.

Dù vẫn còn mang nặng những vết thương lòng nhưng mẹ luôn tự hào vì sự hy sinh của chồng, con mẹ là sự dâng hiến cho hòa bình của đất nước

Nỗi đau không chỉ riêng mình, nên mẹ thương lắm con dâu, người chỉ được sống với chồng vài ngày. Sau khi anh Hoan ra đi mãi mãi, mẹ phải khuyên bảo mãi, con dâu mới chịu bước tiếp.

Đã 46 năm trôi qua, mẹ và những người thân trong gia đình vẫn chưa một lần được thắp nén hương lên mộ liệt sỹ Trần Dương Hoan. Dù vẫn còn mang nặng những vết thương lòng nhưng mẹ luôn tự hào vì sự hy sinh của chồng, con mẹ là sự dâng hiến cho hòa bình của đất nước. Đó là trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi người dân Việt Nam, là cội nguồn sức mạnh của dân tộc.

Sự hy sinh thầm lặng của mẹ đã lan tỏa cho xã hội thêm nhiều điều tốt đẹp. Với những cống hiến, hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, mẹ Đỗ Thị The được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu cao quý Bà mẹ VNAH năm 2014. Ký ức của Mẹ (Bài 6): Hy sinh là dâng hiến

Danh hiệu như lời tri ân cho những cống hiến, hy sinh của mẹ trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Khánh Phương

Bài cuối: Hai người phụ nữ - Một miền ký ức - Hai tiếng mẹ con thiêng liêng

Tin liên quan:
  • Ký ức của Mẹ (Bài 6): Hy sinh là dâng hiến
    Ký ức của Mẹ (Bài 4): Mẹ là cô giáo làng, người làng gọi “mẹ Thanh”

    Chỉ còn 44 Mẹ Việt Nam Anh hùng còn sống giữa hơn 4.500 mẹ của xứ Thanh. Nhiều mẹ đã không còn nhớ đủ câu chuyện đời mình, về những người con, người chồng đã gửi trọn tuổi xuân cho đất nước. Chúng tôi lắng nghe và ghi lại những câu chuyện, có khi chỉ còn là những mảnh ký ức lặng lẽ, chắp vá từ lời kể, từ ánh mắt và từ cả sự im lặng để viết nên loạt bài này. Như một nén tâm hương, mong giữ lại phần nào hình bóng các Mẹ giữa dòng trôi của thời gian.

  • Ký ức của Mẹ (Bài 6): Hy sinh là dâng hiến
    Ký ức của Mẹ (Bài 2): "Mẹ chẳng có bức ảnh nào, chúng nó hy sinh cũng chưa tìm ...

    Khi chúng tôi viết những dòng này, là khi chỉ còn 44 Mẹ Việt Nam Anh hùng (VNAH) còn sống trong tổng số hơn 4.500 Mẹ của xứ Thanh. Song, rất ít Mẹ còn minh mẫn - ký ức cuộc đời mảng còn, mảng mất. Nhưng thẳm sâu trong tâm trí các mẹ luôn là bóng dáng của những người chồng, người con đã hoá thân mình vào dáng hình non sông, đất nước. Chúng tôi ghi lại những câu chuyện, có khi chỉ còn là những ký ức lặng lẽ, chắp vá và chắt chiu từ lời kể, từ ánh mắt và từ cả sự im lặng, như một sự ngưỡng vọng các Mẹ và như một nén tâm hương dành cho những người đã mãi mãi tuổi xanh.

  • Ký ức của Mẹ (Bài 6): Hy sinh là dâng hiến
    Ký ức của Mẹ (Bài 1): Mẹ mừng và yên tâm hơn khi biết được nơi các con nằm

    Khi chúng tôi viết những dòng này, là khi chỉ còn 44 Mẹ Việt Nam Anh hùng (VNAH) còn sống trong tổng số hơn 4.500 Mẹ của xứ Thanh. Song, rất ít Mẹ còn minh mẫn - ký ức cuộc đời mảng còn, mảng mất. Nhưng thẳm sâu trong tâm trí các mẹ luôn là bóng dáng của những người chồng, người con đã hoá thân mình vào dáng hình non sông, đất nước. Chúng tôi ghi lại những câu chuyện, có khi chỉ còn là những ký ức lặng lẽ, chắp vá và chắt chiu từ lời kể, từ ánh mắt và từ cả sự im lặng, như một sự ngưỡng vọng các Mẹ và như một nén tâm hương dành cho những người đã mãi mãi tuổi xanh.

  • Ký ức của Mẹ (Bài 6): Hy sinh là dâng hiến
    Ký ức của mẹ (Bài 5): "Khi mọi người hỏi “bà miền xuôi hay miền ngược”. Tôi ...

    Khi chúng tôi viết những dòng này, là khi chỉ còn 44 Mẹ Việt Nam Anh hùng (VNAH) còn sống trong tổng số hơn 4.500 Mẹ của xứ Thanh. Song, rất ít Mẹ còn minh mẫn - ký ức cuộc đời mảng còn, mảng mất. Nhưng thẳm sâu trong tâm trí các mẹ luôn là bóng dáng của những người chồng, người con đã hoá thân mình vào dáng hình non sông, đất nước. Chúng tôi ghi lại những câu chuyện, có khi chỉ còn là những ký ức lặng lẽ, chắp vá và chắt chiu từ lời kể, từ ánh mắt và từ cả sự im lặng, như một sự ngưỡng vọng các Mẹ và như một nén tâm hương dành cho những người đã mãi mãi tuổi xanh.

  • Ký ức của Mẹ (Bài 6): Hy sinh là dâng hiến
    Ký ức của mẹ (Bài 3): "17 tuổi, Hội giấu tôi viết đơn tình nguyện lên đường ...

    Khi chúng tôi viết những dòng này, là khi chỉ còn 44 Mẹ Việt Nam Anh hùng (VNAH) còn sống trong tổng số hơn 4.500 Mẹ của xứ Thanh. Song, rất ít Mẹ còn minh mẫn - ký ức cuộc đời mảng còn, mảng mất. Nhưng thẳm sâu trong tâm trí các mẹ luôn là bóng dáng của những người chồng, người con đã hoá thân mình vào dáng hình non sông, đất nước. Chúng tôi ghi lại những câu chuyện, có khi chỉ còn là những ký ức lặng lẽ, chắp vá và chắt chiu từ lời kể, từ ánh mắt và từ cả sự im lặng, như một sự ngưỡng vọng các Mẹ và như một nén tâm hương dành cho những người đã mãi mãi tuổi xanh.


Khánh Phương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]