Kỹ năng sống - hành trang không thể thiếu của học sinh
Giáo dục kỹ năng sống (KNS), chính là hành trang trang bị cho học sinh những điều cơ bản từ giao tiếp, ứng xử, đến kỹ năng tự bảo vệ bản thân, tự tin trước đám đông... Từ đó, tạo tiền đề cho sự phát triển hài hòa cả về thể chất lẫn tinh thần cho học sinh. Do đó, những năm qua, cùng với việc nâng cao chất lượng dạy và học thì hoạt động giáo dục KNS cho học sinh được các trường học trên địa bàn tỉnh chú trọng triển khai và coi đây là một nhiệm vụ thường xuyên, liên tục.
Học sinh Trường Mầm non Quảng Vọng, xã Quảng Phúc (Quảng Xương) thực hành các hoạt động trải nghiệm trong giờ học.
Cô giáo Lê Lệ Huyền, Hiệu trưởng Trường Mầm non Quảng Vọng, xã Quảng Phúc (Quảng Xương) chia sẻ: Kỹ năng sống vô cùng quan trọng, và giáo dục trẻ về KNS là cần thiết. Do đó, cùng với việc chăm sóc, nuôi dạy trẻ, nhà trường đặc biệt chú trọng đến việc dạy KNS. Nhà trường đã xây dựng kế hoạch, nội dung giáo dục KNS, tập trung vào một số nội dung của lứa tuổi mầm non như: Giáo dục gắn với rèn kỹ năng tự bảo vệ bản thân, tránh xâm hại cơ thể, ứng xử khi bị lạc, kỹ năng giao tiếp, mạnh dạn, tự tin trước đám đông, kỹ năng tự phục vụ trong ăn uống, sinh hoạt, học tập... Ngoài ra, để tạo hứng thú cho trẻ, nhà trường còn tổ chức nhiều hoạt động mang tính khám phá, trải nghiệm, thực hành và sáng tạo, như: Tổ chức các trò chơi dân gian nhảy sạp, đập nồi đất, nhảy bao bố, cho học sinh đi tham quan, dã ngoại tại doanh trại bộ đội, đi các khu vui chơi... Từ đó, tạo không khi vui tươi, giúp các em thêm tự tin, nhanh nhẹn trong giao tiếp, sáng tạo trong hoạt động và có kỹ năng tự phục vụ bản thân để thích nghi, hòa nhập xã hội.
Xác định giáo dục KNS là một hoạt động rất quan trọng để nâng cao năng lực, phẩm chất giúp học sinh phát triển toàn diện. Bởi vậy, thời gian qua, các trường học trên địa bàn huyện Quảng Xương đều tích cực tổ chức các hoạt động giáo dục KNS cho học sinh một cách chủ động, linh hoạt, triển khai phù hợp theo từng cấp học và Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Trong đó, đối với trẻ mầm non, hướng dẫn cho các em những kỹ năng nhận biết, tự phục vụ, tập múa hát, tập thể dục, chơi trò chơi, tham gia giao thông... Đối với cấp tiểu học, tổ chức nhiều hoạt động dạy KNS gắn với thực tiễn như bảo vệ môi trường, trồng và chăm sóc cây xanh, kỹ năng giao tiếp, xử lý tình huống. Đối với cấp THCS, THPT giáo dục các kỹ năng xã hội, tư duy sáng tạo - khởi nghiệp, định hướng nghề nghiệp...
Tại Trường Tiểu học, THCS&THPT Nobel School (TP Thanh Hóa), theo chia sẻ của thầy Vũ Minh Hải, phó hiệu trưởng nhà trường: Cùng với việc nâng cao chất lượng dạy và học, nhà trường đặc biệt quan tâm giáo dục KNS, vì nhận thấy đây là hoạt động cần thiết nhằm hình thành cho học sinh kỹ năng cơ bản để vận dụng vào thực tiễn cuộc sống. Do đó, nhà trường đã tích cực dạy các em những kỹ năng như: giao tiếp, xây dựng tình bạn đẹp, kiên trì trong học tập, đúng giờ và làm việc theo yêu cầu... Đồng thời, nhà trường còn lồng ghép vào trong các môn học. Mỗi giáo viên đều biết ứng dụng những bài học thực tế, những câu chuyện... để làm sinh động nội dung bài học. Cùng với đó, các em còn được tham gia rất nhiều hoạt động do nhà trường tổ chức như, ngày hội stem, các hoạt động văn hóa, thể thao... Từ đó, tạo tiền đề cho sự phát triển hài hòa về thể chất và tinh thần cho học sinh.
Có thể thấy rằng, việc rèn luyện KNS dù ở hình thức nào cũng trang bị cho học sinh những kiến thức cần thiết cả trong học tập và cuộc sống. Với ý nghĩa và tầm quan trọng của việc giáo dục KNS, những năm qua hầu hết các trường học trong tỉnh đã chú trọng triển khai hoạt động giáo dục KNS cho học sinh thông qua các môn học trên lớp và ngoài giờ học chính khóa. Đặc biệt, nội dung, phương pháp, hình thức dạy KNS ngày càng được triển khai theo hướng đổi mới, sáng tạo mang lại hiệu quả cao. Để tăng cường giáo dục KNS cho học sinh, đầu năm học 2023-2024, Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa cũng đã phối hợp với một số ban, sở, ngành cấp tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức nhiều hoạt động như: phát động tháng cao điểm phòng, chống ma túy, HIV/AIDS, phòng, chống tội phạm; các chương trình tuyên truyền chấp hành pháp luật trật tự, an toàn giao thông trong trường học; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, giáo dục giới tính... cho học sinh.
Việc dạy KNS trong các nhà trường thời gian qua đã mang lại hiệu quả rõ rệt, nhất là trong việc nâng cao năng lực, phẩm chất cho học sinh. Tuy nhiên, nếu chỉ trông chờ vào nhà trường thì chưa đủ, việc giáo dục KNS cho học sinh cần sự hỗ trợ thường xuyên hơn nữa của gia đình và cả cộng đồng xã hội.
Bài và ảnh: Nguyễn Đạt
{name} - {time}
-
2025-01-12 11:05:00
Thiết thực ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp năm 2025
-
2025-01-12 10:22:00
Bộ GD&ĐT đề nghị các địa phương sớm công bố môn thi thứ 3 vào lớp 10
-
2024-04-21 15:10:00
Trước kỳ thi cuối cùng của Chương trình giáo dục phổ thông 2006
Chốt lịch tuyển sinh đại học 2024
Phê duyệt Phương án tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
Trao tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cho thầy giáo Đào Thanh Hương
Sinh viên Trường Đại học Hồng Đức giành 2 HCV tại kỳ thi Olympic Toán học sinh viên và học sinh toàn quốc lần thứ 30
Hơn 500 phụ huynh, học sinh tham gia Hội thảo “Hiểu đúng - Quyết định đúng” của FPT School Thanh Hoá
Nỗ lực dạy học môn tích hợp
Sáng tạo trong tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho học sinh
Như Xuân nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện
Bộ GD-ĐT quán triệt “4 Đúng - 3 Không” trong tổ chức thi Tốt nghiệp THPT 2024